【kèo u19】Tăng cước 3G góp phần làm tăng tai nạn giao thông?
Cước 3G làm tê lệt "hộp đen"
Các thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) hay còn gọi tắt là hộp đen gắn trên các phương tiện giao thông,ăngcướcGgópphầnlàmtăngtainạngiaothôkèo u19 đặc biệt là ô tô được coi là một ứng dụng công nghệ hiện đại, góp phần rất lớn vào việc thiết lập trật tự trong kinh doanh vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông và thúc đẩy hoạt động giao thông, vận tải phát triển bền vững.
Những ứng dụng của công nghệ định vị toàn cầu (GPS) được cài đặt trong xe, ghi lại và lưu trữ những thông tin quan trọng như: Tốc độ xe, hành trình chạy xe, thời gian lái xe theo quy định, số lần và thời điểm đóng hoặc mở cửa xe, số lần và thời gian dừng đỗ xe… Thiết bị cũng kiểm soát được độ an toàn chạy xe như: Cảnh báo xe chạy quá tốc độ, vượt quá thời gian lái xe quy định... Đối với xe khách, nhờ hộp đen mà kiểm soát được số lượng hành khách lên xuống, số lần dừng đỗ và cảnh báo khi xe vượt quá tốc độ của phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đã được kiểm soát.
Tăng cước 3G làm hộp đen chết hàng loạt. Ảnh minh họa
Khi hộp đen được tích hợp GPS, kết nối mạng internet qua 3G, các thông tin có thể truyền trực tiếp về máy chủ trong suốt quá trình phương tiện giao thông vận hành. Mọi động thái có thể được theo dõi chi tiết và cảnh báo các sự cố có thể xảy ra. Đương nhiên, khi các doanh nghiệp, tổ chức tích hợp GPS, kết nối 3G, các nhà mạng viễn thông, điện thoại di động sẽ tính cước. Cước tính của các dịch vụ này không bình thường ở chỗ, dữ liệu truyền tải nhiều, hình ảnh lớn giá cước cũng vì thế mà tăng cao. Trong khi đó, hoạt động vận tải những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc bỏ dịch vụ vì lỗ nặng.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 91/NĐ-CP của Chính phủ quy định từ ngày 1/7/2013, xe vận tải hành khách và hàng hóa không gắn TBGSHT, hoặc có lắp đặt nhưng không hoạt động sẽ bị xử phạt tiền, kèm theo hình phạt bổ sung là tước giấy phép kinh doanh vận tải. Theo Bộ Giao thông vận tải, chấp hành quy định nói trên, đến nay hàng loạt phương tiện giao thông vận tải đã được gắn TBGSHT và hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đã có nhiều minh bạch hơn, tai nạn giao thông cũng giảm thiểu đáng kể.
Thế nhưng, quyết định tăng giá cước 3G được Bộ Thông tin và truyền thông cho phép 3 nhà mạng viễn thông là Mobifone, Vinaphone, Viettel áp dụng mới đây, đã thêm một lần nữa đẩy các doanh nghiệp vận tải vào thế khó, nguy cơ các TBGSHT sẽ không hoạt động được, doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn.
Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, các doanh nghiệp vận tải đã lên tiếng, "tố" các khó khăn, vướng mắc khi họ gặp phải với việc giá cước 3G tăng cao đột biết, bắt đầu tính từ ngày 16/10.
Cần một giải pháp hợp lý
Chia xẻ với các khó khăn của doanh nghiệp vận tải, ngày 25/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã có văn bản báo Thủ tướng Chính phủ đề xuất tạm dừng xử phạt hộp đen tới 30/11.
Báo cáo Chính phủ, Bộ GTVT cho rằng, ý kiến của Hiệp Hội vận tải ôtô Việt Nam phản ánh đúng thực trạng khó khăn của các đơn vị kinh doanh vận tải. Vì vậy, để đảm bảo ATGT, duy trì tình trạng hoạt động vận tải đúng quy định, đồng thời chủ động tháo gỡ khó khăn trước mắt cho các đơn vị kinh doanh vận tải, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng tuần tra, kiểm soát tạm thời không xử lý vi phạm đối với các chủ xe, lái xe trong trường hợp thiết bị GSHT không hoạt động đúng quy định do tài khoản thuê bao 3G hết tiền đột ngột. Thời gian áp dụng đến hết ngày 30/11/2013.
Doanh nghiệp vận tải gặp khó vì giá cước 3G tăng cao. Ảnh minh họa
Đối với các Bộ ngành liên quan, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc tiếp tục thực hiện nghiêm nghị quyết 02/NQ ngày 07/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, để giảm bớt khó khăn cho các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
Đề xuất nói trên của Bộ Giao thông vận tải được cho là rất kịp thời và phản ánh đúng thực trạng, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đó cũng chỉ là giải pháp tình thế. Muốn giải quyết tận gốc dễ vấn đề, cần xem lại việc tăng giá cước 3G tại thời điểm hiện nay như thế nào, thích hợp hay chưa. Ngoài ra, đây cũng chỉ là một khía cạnh của dịch vụ vận tải trong khi đó 3G lại ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động khác của đời sống, xã hội.
Đặc biệt, nỗ lực của các nhà mạng viễn thông thời gian qua được ghi nhận với việc mở rộng độ phủ sóng cước 3G ở khắp mọi nơi, nhất là vùng xâu, vùng xa, vùng dân tộc, biên giới, hải đảo. Góp phần thúc đẩy internet về các bản làng, vùng xâu, vùng xa nghèo khó. Việc tăng giá cước 3G sẽ chỉ đổ đầu các đối tượng người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Trước đó, trong văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Vụ trưởng Vụ Vận tải Khuất Việt Hùng cũng cho rằng: "Việc điều chỉnh cách tính cước này đã gây ra sự gia tăng chi phí cho thuê bao SIM 3G gắn trên thiết bị GSHT từ 800% - 1000%, mức tăng cụ thể đối với từng thuê bao tùy thuộc vào cách truyền dữ liệu của thiết bị".
Theo phản ảnh của các đơn vị Kinh doanh vận tải và các đơn vị cung cấp thiết bị GSHT thì kể từ ngày 16/10 đến nay, khi tiến hành kiểm tra các tài khoản hết tiền và thiết bị mất tín hiệu thì phát hiện nhiều thuê bao bị tiêu tốn 3000 - 5000/ngày, tương đương 1 triệu - 1,5 triệu đồng/tháng.
Với thực tế đang tiêu tốn 3.000 - 5.000/ngày, tương đương với mức truyền dữ liệu bị tính cước là 15 - 25MB (200 VNĐ/MB) trong khi thiết bị GSHT tối đa thường chỉ truyền 1MB/ngày, điều này chứng tỏ cách tính block cước của Viettel là nguyên nhân dẫn đến mức gia tăng chi phí đột biến đối với đơn vị kinh doanh vận tải.
Với Simcard mobifone, vinaphone thì do số lượng thuê bao không nhiều như Viettel, tuy chưa có đơn vị nào phản ánh lên trường hợp nào bị trừ cước 3.000 - 5.000/ngày như trường hợp của Viettel. Tuy nhiên Cách tính cước của Mobifone, Vinaphone cũng hoàn toàn tương tự và đồng giá với Viettel là 25 VNĐ/50KB và block cũng là 50KB.
Việc thay đổi cách tính cước phí của các nhà mạng khiến cho chi phí tăng dịch vụ 3G đột ngột khiến các chủ thuê bao (lái xe, chủ xe) không kịp nạp tài khoản dẫn đến nhiều thiết bị GSHT mất tín hiệu, dẫn đến việc vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng và duy trì thiết bị GSHT khiến đơn vị kinh doanh vận tải có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và lái xe có thể bị phạt 2,5 triệu đồng và tước GPLX 30 ngày.
Đồng thời, việc thay đổi cách tính cước phí này tạo ra một gánh nặng chi phí lớn đối với đơn vị kinh doanh vận tải (đơn vị có 100 xe sẽ phải tăng thêm chi phí từ 8 - 10 triệu đồng /tháng), trái với tinh thần của nghị quyết 02/NQ ngày 07/1/2013 của Chính phủ Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Nguyễn Nam
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Gout ở nữ giới tăng nhanh vì uống nhiều nước cam
- ·Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới bị mất nhiều tài liệu
- ·Thị trường ô tô trong nước: Trông chờ khởi sắc từ quý II/2024
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Khám phá xe tăng 1K17 Szhatie phóng tia laser của Liên Xô
- ·Học bằng... trải nghiệm
- ·Tạm giữ 200 máy đo nhiệt kế hồng ngoại không có hóa đơn chứng từ
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Giá vàng chiều ngày 3/12: Vàng thế giới chưa thể phục hồi
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Thu giữ 1.000 sản phẩm liên quan đến kênh bán hàng online
- ·Giá cà phê hôm nay, 1/4/2024: Giá cà phê trong nước ổn định ở mức cao
- ·Quy mô giảm lãi suất của 16 ngân hàng đã đạt gần 16 nghìn tỷ đồng
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Ăn kiêng, những sai lầm thường gặp
- ·Ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt không phải gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách
- ·8,5 triệu đô la Mỹ nâng cấp cơ sở trang thiết bị cho các trạm y tế
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Giá vàng chiều ngày 10/12/2021 tếp tục xu hướng giảm