【kết quả bóng đá siêu cúp】Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định
Chính phủ vừa ban hành nhiều nghị định sửa đổi,ủsửađổibổsungnhiềuquyđịkết quả bóng đá siêu cúp bổ sung, quy định trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh cho phù hợp với tình hình.
Nghị định 139 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định lái tàu thuyền có nồng độ cồn bị phạt tới 35 triệu đồng.
Phạt đến 60 triệu đồng hành vi vi phạm quy định trong sản xuất, pha chế khí
Theo đó, ban hành Nghị định 126 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nghị định 126 sửa đổi Điều 29 vi phạm quy định trong pha chế xăng dầu. Cụ thể, phạt tiền từ 40-60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế.
+ Pha chế xăng dầu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
+ Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu đã hết hiệu lực.
+ Sử dụng phụ gia không thông dụng và các chế phẩm để pha chế xăng dầu khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
+ Pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải là nơi sản xuất, xưởng pha chế được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.
Nghị định 126 cũng bổ sung Điều 29a vi phạm quy định trong sản xuất, pha chế khí vào sau Điều 29. Cụ thể, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Thực hiện pha chế khí nhưng không nộp Bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí theo quy định; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn của phụ gia được sử dụng để pha chế khí theo quy định.
Phạt tiền từ 40-60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc không có hợp đồng thuê tối thiểu 1 năm với thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định pháp luật, có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng khí theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Pha chế khí tại địa điểm không phải nơi được ghi trong Bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí đã gửi cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Sửa đổi, bổ sung một số điều về vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả; quảng cáo
Nghị định 129 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38 ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 38 vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử. Theo đó, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam; không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 38: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 51 vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm. Cụ thể, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.
Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 51 như sau: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 52 vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Theo đó, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 52 như sau: Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Phạt nặng hành vi vi phạm quy định trả thưởng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 137 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược và trò chơi có thưởng.
Trong đó, về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người chơi, phạt cảnh cáo đối với hành vi cố tình mua vé đặt cược để tham gia đặt cược khi thuộc đối tượng không được phép tham gia đặt cược theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa vé đặt cược để lĩnh thưởng.
Phạt tiền từ 90-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Giả mạo vé đặt cược để lĩnh thưởng; dàn xếp làm sai lệch kết quả sự kiện đặt cược; giả mạo kết quả trúng thưởng.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thời gian trả thưởng cho khách hàng trúng thưởng.
Phạt tiền từ 180-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
+ Cố ý thông tin kết quả trúng thưởng sai lệch, không đúng so với biên bản xác nhận của Hội đồng giám sát cuộc đua hoặc kết luận của trọng tài chính điều khiển trận đấu bóng đá quốc tế hoặc kết quả đã được Ban tổ chức sự kiện công bố chính thức bắt đầu.
+ Thực hiện phương thức trả thưởng trái với quy định của pháp luật.
+ Xây dựng tỷ lệ trả thưởng kế hoạch thấp hơn mức tối thiểu là 65% trên doanh thu bán vé đối với từng loại hình sản phẩm đặt cược.
+ Xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 139 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; trong đó, quy định khai thác, sử dụng tàu thuyền quá niên hạn sử dụng theo quy định bị phạt tiền từ 65-75 triệu đồng.
Nghị định số 139 áp dụng mức phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi: Không có biển hiệu theo quy định, áp dụng đối với phương tiện chở khách du lịch; không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định; sử dụng giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo định; không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc khai báo không đúng sự thật để đăng ký phương tiện theo quy định.
Phạt tiền tới 1 triệu đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đủ áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo quy định, mức phạt tính trên mỗi áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.
Đối với hành vi: Không có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; không có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy hoặc không có phương án chữa cháy theo quy định bị phạt từ 5-7 triệu đồng.
Lái tàu thuyền có nồng độ cồn bị phạt tới 35 triệu đồng
Bên cạnh đó, Nghị định quy định rõ mức phạt đối với các vi phạm về trách nhiệm của chủ phương tiện, người thuê phương tiện. Theo đó, chủ phương tiện nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không đủ định biên theo quy định; nhận, sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định bị phạt từ 5-10 triệu đồng. Mức phạt từ 20-35 triệu đồng áp dụng đối với hành vi vi phạm: Cho thuê phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định; cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê (trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản); sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp. Nghị định quy định thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị phạt tới 35 triệu đồng. |
T.THỨC
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·U xơ tử cung khiến người phụ nữ bụng to như mang bầu 4 tháng
- ·Những nhóm hàng xuất nhập khẩu tăng mạnh nhất nửa cuối tháng 8
- ·Hạt điều ầm ầm vào Trung Quốc nhờ căng thẳng thương mại Mỹ
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Cách tính mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung tại FLC Quy Nhơn
- ·Đặc điểm cơ thể của những người sống lâu khỏe mạnh
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Trẻ 2 tháng tuổi tử vong nghi do sặc sữa sau khi bú bình
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Chế độ ăn kiểu Nhật ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu
- ·Giá vàng tăng mạnh bất chấp chỉ số USD ở mức cao
- ·Q&A: Có thể chẩn đoán bệnh qua mùi đặc trưng của cơ thể?
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Bệnh ghẻ hoành hành ở miền núi Quảng Ngãi
- ·Mất toàn bộ da đầu vì tóc cuốn vào máy khoan giếng
- ·Đề xuất tăng lượng xe vận chuyển hàng nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Hàng loạt nhóm hàng xuất khẩu nông sản bị giảm kim ngạch