【nhận định sapporo】Đầu tư bất động sản Châu Á tăng khi thế giới bất ổn
Đài Loan là nước có mức độ đầu tư vào thị trường bất động sản tương đối cao
Ông Marc Giuffrida, Giám đốc điều hành trong nhóm thị trường vốn toàn cầu của CBRE cho biết: "Các công ty bảo hiểm châu Á đang dần đạt được kết quả tích cực trong các quỹ chủ quyền và lương hưu nhờ đầu tư vào bất động sản toàn cầu.
Kết quả này dẫn đến cái nhìn khoáng đạt hơn từ các nhà hoạch định chính sách trong việc cho phép các công ty bảo hiểm nâng cao danh mục đầu tư vào các dự án bất động sản so với thời gian trước đây. Điều quan trọng bây giờ là có sự ưu tiên và minh bạch ở nơi mà các cơ quan quản lý có thể chạm đến, giúp giảm nỗi lo về rủi ro và lợi nhuận."
Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, việc nới lỏng đầu tư bất động sản giữa các công ty bảo hiểm đã tăng tốc trong hai năm qua với việc tăng đầu tư tối đa vào bất động sản và cho phép tinh giản các thủ tục đầu tư. Trung Quốc cho phép các công ty bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài trong năm 2012 và tăng phân bổ tối đa trong bất động sản (cả trong nước và nước ngoài) từ 20% đến 30% tổng tài sản trong tháng 2 năm. Điều luật của Đài Loan đã cho phép các công ty bảo hiểm đầu tư nước ngoài kể từ năm 2013 và được cho phép các công ty bảo hiểm sử dụng vốn vay cổ đông mua lại ở nước ngoài .
Theo thống kê trong ngành, năm 2013, bất động sản chỉ chiếm 2% trong danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm châu Á - khoảng 130 tỉ USD, trong đó bao gồm đầu tư bất động sản trực tiếp và gián tiếp, trong số đó có 1% của Trung Quốc, 1,8% ở Nhật Bản và 2,4 % là ở Hàn Quốc.
Theo CBRE, ở các thị trường đã phát triển thường bố trí 4 - 6 % số tài sản của họ vào bất động sản, trong khi đó ở Mỹ là 6,7% và ở Anh là 5,1 %.
Ở Châu Á, Đài Loan là nước có mức độ đầu tư vào thị trường bất động sản tương đối cao, khoảng 4,8%. Tuy nhiên nguồn vốn hiện tại vẫn tập trung chủ yếu ở phạm vi trong nước bởi vốn đầu tư nước ngoài chỉ vừa được cho phép kể từ 2013.
Hiện tại, các công ty bảo hiểm ở châu Á đang phát triển chóng mặt, đặc biệt là trong 5 năm qua, nhờ có sự thâm nhập của thị trường phương Tây kết hợp với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Phí bảo hiểm tại Trung Quốc đã tăng trên 10% trung bình mỗi năm trong vòng 5 năm qua. Hơn nữa, ngành kinh doanh bảo hiểm ở châu Á vẫn có tiềm năng đáng kể để phát triển.
Thông tin từ Văn phòng CBRE khu vực Châu Á đặt tại Hồng Kông cho biết, quy mô của ngành bảo hiểm châu Á đang phát triển một cách nhanh chóng, đã tăng 13 % từ năm 2008 đến năm 2013. Sự gia tăng tài sản bảo hiểm sẽ giúp các nhà bảo hiểm châu Á tăng nguồn tài sản đầu tư vào ngành bất động sản từ 130 tỷ USD trong năm 2013 lên 205 tỷ USD vào năm 2018 , bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
So với các thị trường lớn, có một sự thiếu hụt về số tài sản có thể đầu tư được ở châu Á. Điều này song trùng với việc nới lỏng các quy định sẽ cho chúng ta thấy được nhiều công ty bảo hiểm châu Á đang đầu tư vào các khu vực khác.
Chỉ tính riêng năm 2013 các thương vụ mua bán trong ngành bất động sản của các công ty bảo hiểm châu Á ở các thị trường ngoài châu Á Thái Bình Dương đã lên đến 2,4 tỉ USD .
Điển hình là các công ty bảo hiểm này thường quan tâm tới các dự án có thương hiệu tại nơi cửa ngõ của thành phố, đặc biệt là khi họ đầu tư lần đầu tiên ở nước ngoài. Các điểm đến hàng đầu là London và Công ty bảo hiểm Trung Quốc và Đài Loan thường bỏ qua các cơ hội đầu tư trong nước và họ thường có mức tỉ suất lợi nhuận thấp từ thị trường nội địa do họ có xu hướng chuộng đầu tư vào thị trường bất động sản ở nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp vào bất động sản sẽ được ưu tiên hơn vì họ sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn. Công ty bảo hiểm Nhật Bản dự kiến sẽ tập trung đầu tư trong nước nhiều hơn bởi họ đã bị tổn thất nặng nề do quá tích cực đầu tư ở nước ngoài trong những năm 1990.
Công ty bảo hiểm của Hàn Quốc đã đầu tư ở nước ngoài trong nhiều năm qua, họ tích lũy được rất nhiều kinh nghiêm trong thị trường bất động sản ở nước ngoài. Hy vọng rằng công ty bảo hiểm Hàn Quốc sẽ sử dụng các kênh gián tiếp.
"Với tỉ suất lợi nhuận thấp và sự thiếu hụt của các cổ phiếu có thể đầu tư được, đặc biệt là để ổn định thunhập trong thị trường trong nước, các công ty bảo hiểm châu Á sẽ phải tìm kiếm cơ hội tại các thị trường nước ngoài. Thiếu kinh nghiệm đầu tư bất động sản ở nước ngoài cũng như các hỗ trợ cần thiết sẽ đồng nghĩa với việc các công ty bảo hiểm lớn với khả năng tài chính mạnh sẽ bị giới hạn các hoạt động đầu tư lần đầu ở các thành phố lớn trên thế giới, tuy nhiên họ sẽ có nhiều kinh nhiệm hơn.
Vì sao thị trường TP.HCM bán được hơn 6.000 căn hộ? () Theo Công ty tư vấn bất động sản Savills, thị trường bất động sản TP. HCM từ đầu năm đến nay đã tiêu thụ gần 6.000 căn hộ, mức kỷ lục về thanh khoản trong 3 năm qua. |
Quang Hưng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Standard Chartered khẳng định hỗ trợ các mục tiêu về biến đổi khí hậu của Việt Nam
- ·Phân luồng giao thông tại đầu cầu Phú Long: Cần có giải pháp hợp lý! – Bài 2
- ·Vụ tài xế mở cửa xe ô tô không quan sát gây chết người: Vụ việc đang trong quá trình điều tra
- ·TP.HCM kiến nghị xử lý các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất
- ·Tháo gỡ khó khăn cho chuỗi cung ứng tiêu thụ thủy sản
- ·Băn khoăn vì xử phạt đèn vàng theo Nghị định 46/2016/NĐ
- ·Doanh nghiệp bất động sản lựa chọn “đi chậm” để vượt khó
- ·Doanh nghiệp địa ốc đón “cú hích” từ đường vành đai 3 TP.HCM
- ·Dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn
- ·Doanh nghiệp bất động sản được giải tỏa nỗi lo cấm phát hành trái phiếu để “đảo nợ”
- ·Quyết tâm gỡ cảnh báo 'thẻ vàng' của EC
- ·“Át chủ bài” của doanh nghiệp địa ốc
- ·Đà Nẵng chỉ đạo “nóng” về chống thất thu thuế hoạt động kinh doanh bất động sản
- ·Quy hoạch Thành phố Thủ Đức tăng sức hút cho The 9 Stellars
- ·Trao Quyết định bổ nhiệm Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương
- ·Nhân rộng những việc làm tử tế
- ·US returns war keepsakes to Vietnamese veterans, martyrs' relatives
- ·Kinh doanh phế liệu trong khu dân cư: Cần kiên quyết xử lý
- ·Lật tẩy chiêu trò giả mạo xuất xứ để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại
- ·Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ kinh doanh phế liệu trong khu dân cư – Bài 1