【ti le bong da dâ lu】Điều hành chính sách tiền tệ: Thích ứng và không chủ quan!
Nhìn lại từ đầu năm đến nay,ĐiềuhànhchínhsáchtiềntệThíchứngvàkhôngchủti le bong da dâ lu hai mục tiêu này dường như phải đối mặt với không ít thách thức và nhà điều hành đã rất nỗ lực để thực hiện.
Ổn định mặt bằng lãi suất
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 của ngành ngân hàng là tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất.
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm nhiều chuyên gia cho rằng, việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang đặt Ngân hàng Nhà nước vào vị trí chịu rất nhiều áp lực khi phải đảm bảo duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp và kiểm soát lạm phát. Vấn đề mấu chốt nhất là giảm mặt bằng lãi suất khi dư địa để giảm không còn nhiều.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng từng phân tích, ngay từ đầu năm, việc giữ ổn định lãi suất cũng như hạ lãi suất cho vay là vấn đề khó. Bởi nhìn lại những năm 2014 – 2015, cầu trong nước tăng trở lại dẫn đến áp lực đối với lãi suất cũng tăng lên. Những tháng đầu năm 2016, có xuất hiện một số tổ chức tín dụng tăng lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện điều tiết thanh khoản hợp lý, cho phép lượng thanh khoản VND dư thừa, cho phép lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thấp để tạo điều kiện cho các ngân hàng không phải tăng lãi suất huy động.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, từ đầu năm đến nay cơ quan này cũng đã điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến vĩ mô và thị trường tiền tệ, qua đó việc ổn định được mặt bằng lãi suất trong năm 2016 là kết quả tích cực trong điều kiện lạm phát có sức ép tăng, nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ lớn và tín dụng tiếp tục tăng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn để duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình đã góp phần giảm sức ép lên lãi suất đối với các tổ chức tín dụng. Kết quả là đã ổn định được mặt bằng lãi suất, một số tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong khi vẫn kiểm soát được lạm phát .
Đáng chú ý, từ cuối tháng 9, lãi suất huy động được các ngân hàng điều chỉnh giảm từ 0,3 – 0,5% ở các kỳ hạn ngắn, lãi suất cho vay cũng ghi nhận giảm ở một số ngân hàng với mức giảm từ 0,2 – 0,5% ở các kỳ hạn. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại Nhà nước lớn đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 0,5 -1%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư và khởi nghiệp, lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên về sát 6%.
Trong báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2016 mà Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia công bố, cơ quan này nhận định, mặc dù thanh khoản trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) khá dồi dào, lãi suất có tín hiệu giảm nhưng mặt bằng lãi suất vẫn chưa được như kỳ vọng. Lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn thị trường cuối năm giảm so với những tháng trước nhưng vẫn tăng nhẹ so với đầu năm 2015.
Nhiều chuyên gia dự báo, áp lực lên lãi suất cho năm 2017 là khá rõ ràng khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đang lên kịch bản điều chỉnh tăng lãi suất đồng USD 3 lần trong năm này. Đây là bài toán khó cho nhiều nền kinh tế khi chi phí vay vốn bằng đồng USD sẽ tăng cao. Và trong năm 2017 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành nhằm phấn đấu ổn định lãi suất như năm 2016.
Tỷ giá thích ứng với những cú “shock”
Năm 2016, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới bằng cách công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày. Cơ quan này khẳng định, với việc điều hành tỷ giá trung tâm biến động linh hoạt hàng ngày bám sát thị trường liên ngân hàng trong nước, cân đối vĩ mô và tình hình trên thị trường quốc tế, cùng với diễn biến cung cầu ngoại tệ thuận lợi, tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhìn chung ổn định.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 11, thị trường tài chính quốc tế biến động, tác động tâm lý khiến tỷ giá trong nước tăng. Ngân hàng Nhà nước khẳng định, những diễn biến về tỷ giá trên thị trường trong nước trong tháng 11 vừa qua là dễ hiểu vì từ đầu năm 2016 Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang cách thức điều hành tỷ giá mới linh hoạt hơn, tức là cho phép tỷ giá biến động hàng ngày phù hợp với những diễn biến trên thị trường trong nước và quốc tế. Trên thế giới, đồng USD cũng như các đồng tiền khác biến động. Tuy nhiên, về cơ bản cung cầu ngoại tệ trong nước không có yếu tố đột biến, thanh khoản tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân được các tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời và đầy đủ.
Diễn biến thời gian qua cho thấy, thị trường ngoại hối dường như đang ngày càng thích ứng với những biến động ngoại sinh. Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, đến hết năm 2016, thậm chí sang cả đầu năm 2017, dù những biến động từ kinh tế thế giới vẫn đang tiếp diễn, nhưng nhiều phân tích cho rằng tỷ giá của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục xu thế ổn định và thích ứng ngày càng tốt hơn với các cú “shock” từ bên ngoài.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, cung ngoại tệ tiếp tục được hỗ trợ bởi nguồn thu từ xuất khẩu, kiều hối chuyển vào dịp cuối năm, giải ngân dòng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.... Trong khi đó, cầu ngoại tệ không có áp lực lớn do tín dụng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát ở mức hợp lý. Một phần nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng sẽ được đáp ứng bằng nguồn tín dụng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gia hạn cho vay bằng ngoại tệ quy định tại Thông tư 24/2015/TT-NHNN và Thông tư 07/2016/TT-NHNN đến hết năm 2017.
Cùng với đó, việc điều hành tỷ giá linh hoạt theo cả hai chiều đã giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ. Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 15/2015/TT-NHNN vào tháng 10/2015 đã hạn chế việc các tổ chức, cá nhân mua ngoại tệ giao ngay trước khi đến hạn thanh toán cho các nhu cầu thanh toán ra nước ngoài, theo đó không tạo áp lực tăng cầu ngoại tệ trên thị trường.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính – Bộ Tài chính) nhận định, cơ chế tỷ giá trung tâm là điều kiện cần để có thể có được chính sách tỷ giá hợp lý, ổn định trong ngắn hạn và linh hoạt trong dài hạn. Ở một góc độ nào đấy, tỷ giá trung tâm tiến bộ hơn cách điều hành trước bởi nó cho phép điều chỉnh hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ người ta không nắm được công thức để có thể dự đoán.
Theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, thị trường ngoại hối khá ổn định trong suốt cả năm 2016, duy chỉ có biến động nhẹ vào cuối năm do yếu tố mùa vụ và ảnh hưởng tâm lý của việc USD tăng giá trên thị trường thế giới sau kết quả bầu Tổng thống Mỹ./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản
- ·Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Thống đốc tỉnh Aichi Omura Hideaki
- ·Bắt 2 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
- ·Chính phủ ban hành Nghị quyết 01 về phát triển kinh tế
- ·Công tác thi hành án còn nhiều thách thức
- ·Đẩy mạnh triệt xóa tội phạm trộm cắp
- ·Trốn 18 năm vẫn không thoát
- ·Thủng mắt, vỡ thủy tinh thể sau dùng thuốc gây tê cắt mí mắt
- ·6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- ·Các hợp tác xã tăng cường chuyển đổi số
- ·Khởi tố vụ cố ý gây thương tích
- ·Đảng bộ Bộ Tài chính tham gia hội nghị quán triệt Quy định số 144 và Chỉ thị số 35
- ·Mạng xã hội có vô can?
- ·Tạm dừng dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn Hà Nội từ 0h00 ngày 01/02/2021
- ·Triển vọng kinh tế tích cực hơn
- ·Doanh nghiệp bảo hiểm hỗ trợ, bồi thường cho các nạn nhân vụ cháy tại Trung Kính
- ·Đang xử lý hơn 200 cán bộ có sai phạm về tài chính, ngân sách
- ·Giảm 50% lệ phí trước bạ
- ·Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân