【trận hamburger】TP. HCM: “Gian nan” đòi sổ hồng căn hộ chung cư
Chung cư “rợp đỏ” băng rôn
Trong muôn vàn nỗi khổ khi sống ở chung cư thì khổ sở nhất vẫn là tình trạng chủ đầu tư thờ ơ với việc cấp sổ hồng cho cư dân. Cá biệt,đòisổhồngcănhộchungcưtrận hamburger có những chung cư người dân mua căn hộ và dọn vào ở nhiều năm nhưng vẫn không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.
Để đòi quyền lợi cho mình, không ít cuộc đối thoại giữa cư dân với chủ đầu tư đã diễn ra. Thế nhưng, kết quả vẫn chỉ là những lời hứa hẹn từ phía chủ đầu tư, còn cư dân thì vẫn chờ đợi sổ hồng trong vô vọng. Quá bức xúc, chán ngán với những lời hứa hẹn từ chủ đầu tư, bất đắc dĩ những cư dân này mới phải căng băng rôn để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình.
Cụ thể, mới đây nhất, vào ngày 01/08, nhiều cư dân chung cư The Star (quận Bình Tân, TP.HCM) đã đến trụ sở Công ty CP Đầu tư và phát triển BĐS An Gia (công ty An Gia) căng băng rôn để yêu cầu công ty này thực hiện việc cấp sổ hồng.
Theo đó, chung cư The Star được khởi công năm 2014 với 480 căn hộ và đã bàn giao nhà cho khách hàng từ năm 2017. Đồng thời, cam kết trong hợp đồng mua bán giữa cư dân và công ty An Gia, trong vòng 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, doanh nghiệp phải làm thủ tục đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) cho bên mua. Thế nhưng, sau 3 năm đã trôi qua, hàng trăm hộ dân vẫn mòn mỏi đợi chờ trong vô vọng.
Cư dân chung cư The Star lên công ty An Gia căng băng rôn đòi sổ hồng
Trước đó, ngày 09/07 các cư dân sống ở chung cư 4S Linh Đông (đường 30 Linh Đông, Thủ Đức, TP.HCM) do Công ty TNHH Xây dựng Thành Trường Lộc (Công ty Thành Trường Lộc) làm chủ đầu tư cũng đã căng băng rôn để đòi quyền lợi chính đáng của mình.
Theo các cư dân, chung cư 4S Linh Đông có 4 block nhà với tổng số 1114 căn hộ và 40 căn thương mại. Theo điều 13 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định trong vòng 50 ngày kể từ ngày bàn giao chủ đầu tư phải tiến hành các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho khách hàng. Thế nhưng, các cư dân ở đây cho biết đã hơn 50 tháng kể từ khi bàn giao, họ vẫn chưa hề nhận được sổ hồng.
Hay như chung cư Kim Tâm Hải (số 27 đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM) của chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Kim Tâm Hải. Đã nhiều tháng trôi qua, băng rôn vẫn rợp đỏ phía ngoài chung cư này để yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao sổ hồng và quỹ bảo trì cho cư dân.
Theo cư dân chung cư Kim Tâm Hải, dự án này được chủ đầu tư bàn giao từ đầu năm 2014. Đến nay, dù người dân đã vào ở được gần 7 năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng.
Trước đó, một số dự án khác như dự án Tân Hương Tower, quận Tân Phú cũng nhuộm đỏ màu băng rôn trước dự án để yêu cầu chủ đầu tư trả sổ hồng sau nhiều lần không thực hiện như đúng lời hứa. Hay khách hàng mua căn hộ tại dự án Green Town (P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân) giăng băng rôn, biểu ngữ ngay tại dự án, yêu cầu chủ đầu tư sớm bàn giao căn hộ cho khách hàng theo đúng cam kết…
Cư dân “ở trọ” trên nhà của mình
“Người dân chúng tôi phải vất vả trang trải ngược xuôi để đủ kinh phí cho cuộc sống, thanh toán chi phí kèm lãi suất cho ngân hàng đối với số tiền chúng tôi vay để mua căn hộ. Nhiều người vì quá khó khăn nên muốn bán căn hộ hay thế chấp vay ngân hàng đều không được vì nhà không có sổ, trong khi chúng tôi đã thanh toán 95% giá trị căn hộ” – đây là câu trả lời của một cư dân đã mua căn hộ dự án chung cư The Star lý giải cho việc phải căng băng rôn để yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết của mình và bàn giao sổ hồng cho cư dân.
Bên cạnh đó, một cư dân tại chung cư Kim Tâm Hải cũng cho biết: “Việc chủ đầu tư chậm trễ cấp sổ hồng khiến chúng tôi sống tại chung cư này thấp thỏm như đang ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Hơn nữa, do chưa có sổ hồng nên chúng tôi không thể nhập hộ khẩu để xin học cho con cái vào các trường công lập ở gần nhà. Chưa kể, muốn thế chấp căn hộ để có vốn kinh doanh cũng không được vì chưa có sổ để chứng minh chủ quyền”.
Cư dân tại chung cư 4S Linh Đông treo băng rôn đòi sổ hồng và minh bạch quỹ bảo trì
Vậy tình trạng cư dân mua căn hộ nhưng sau nhiều năm vẫn không được nhận sổ hồng mà phải sống như ở trọ trên nhà của mình thì nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Giải thích cho việc chậm trễ bàn giao sổ hồng, phía công ty An Gia cho biết do trách nhiệm liên đới của bên thứ ba là Công ty CP Đầu tư Xây Dựng Tân Bình (Công ty Tân Bình). Theo đó, năm 2015 Công ty Tân Bình đã chuyển nhượng lại dự án The Star cho Công ty An Gia và trước thời điểm đó đã đóng đầy đủ tiền sử dụng đất cho toàn thể dự án. Tuy nhiên, sau đó cơ quan Nhà nước đã ban hành quyết định truy thu thuế. Do vậy, Công ty Tân Bình mới đi kiến nghị dẫn tới việc chậm thực hiện thỏa thuận với Công ty An Gia và kéo theo việc chưa thể làm sổ hồng cho cư dân.
Tuy nhiên, các cư dân tại chung cư The Star lại cho rằng công ty An Gia đang cố “đùn đẩy” trách nhiệm. Bởi vấn đề giữa công ty An Gia và chủ đầu tư cũ là vấn đề của họ, cư dân chỉ ký hợp đồng với công ty An Gia. Do vậy họ yêu cầu Công ty An Gia phải có trách nhiệm với việc cấp sổ hồng cho cư dân. Và đến nay, những cam kết về tiến độ cấp sổ hồng một cách cụ thể thì doanh nghiệp này vẫn bỏ ngỏ…
Bên cạnh đó, ở một số dự án, cư dân phải chờ từ năm này đến năm khác vẫn chưa được cấp sổ hồng. Khi cư dân thắc mắc thì được chủ đầu tư viện nhiều lý do liên quan đến thủ tục pháp lý để biện minh cho việc chậm trễ cấp sổ hồng. Nhưng các cư dân cho rằng dự án không được cấp sổ hồng do chủ đầu tư vi phạm cơi nới xây dựng nên không được cơ quan chức năng nghiệm thu dẫn đến quá trình cấp sổ hồng bị kéo dài.
Điển hình như tại chung cư Kim Tâm Hải, ngày 03/04/2020, Đội Thanh tra cơ động số 3 thuộc Thanh Tra Sở Xây dựng TP.HCM đã kiểm tra chung cư Kim Tâm Hải phát hiện chủ đầu tư xây dựng trái phép 385m2 sàn xây dựng để kinh doanh nhà hàng và phòng tập GYM. Ngày 23/04/2020, ông Trần Hùng Anh – Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ký QĐ số 335/QĐ-XPVPHC xử phạt vi định hành chính đối với Công ty Kim Tâm Hải số tiền 45 triệu đồng và buộc chủ đầu tư phải tháo dỡ phần công trình vi phạm trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Theo số liệu thống kê năm 2019 của Sở Tài nguyên & Môi trường TP. HCM, trên địa bàn TP còn tồn đọng tới hơn 15.000 trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, tài sản trên đất. Trong đó, phổ biến nhất là các vướng mắc liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận cho các dự án nhà ở.
Nguyên nhân chính của sự ách tắc này là do chủ đầu tư các dự án chưa hoàn tất thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất thương mại sang đất ở. Đồng thời, Sở Xây dựng cũng có một phần trách nhiệm trong việc thực hiện cấp phép; kiểm tra, giám sát quá trình triển khai dự án.
Anh Đức
(责任编辑:La liga)
- ·Bắt các đối tượng mạo danh Công an tống tiền người nước ngoài
- ·Thủ tướng yêu cầu chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
- ·Bạc Liêu làm cụm trưởng Cụm thi đua Hội Cựu chiến binh Nam sông Hậu
- ·Long An tiếp tục xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, hướng đến kinh tế xanh, phát triển bền vững
- ·Phạt 300 triệu đồng đối với hành vi ép buộc trong kinh doanh
- ·Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
- ·Kiên Giang tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi
- ·Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU
- ·Ngân hàng cảnh báo giao dịch lừa đảo qua email, khó đòi lại tiền
- ·Cử tri Cần Giuộc kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông
- ·Thông tin mới về vụ 'mất tích' bí ẩn của Chủ tịch huyện Quốc Oai
- ·Nhân rộng điển hình làm theo Bác
- ·Đi từ quê đến bến xe Giáp Bát, thiếu nữ 14 tuổi ở Hà Nội mất tích từ mùng 6 Tết
- ·Đại diện Thông tấn xã Việt Nam đề xuất nội dung tuyên truyền cho tỉnh Kiên Giang
- ·Người dân phát hoảng vì hàng trăm tấn cá chết trắng sông La Ngà
- ·Long An thống nhất trình Trung ương công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến đóng góp các dự án Luật
- ·Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
- ·Kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng cơ sở cung cấp nước sinh hoạt
- ·Thêm nhà mạng bị tấn công, Mỹ khuyên người dân dùng ứng dụng nhắn tin mã hóa