会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả j1 nhật bản】Người dùng mạng xã hội: Phải ý thức cao về nội dung mình đăng tải!

【kết quả j1 nhật bản】Người dùng mạng xã hội: Phải ý thức cao về nội dung mình đăng tải

时间:2025-01-11 06:47:33 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:450次

Nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính,ườidngmạngxhộiPhảithứccaovềnộidungmnhđăngtảkết quả j1 nhật bản viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử đã chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về những điểm mới của nghị định này, ông Đặng Hiếu Trung (ảnh), Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết:

- Nghị định 15/2020 có hiệu lực từ ngày 15-4-2020 thay thế cho Nghị định 174/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Nghị định 15/2020 có 124 điều, so Nghị định 174/2013 có 114 điều. Trong đó, một nội dung đáng chú ý trong Nghị định 15/2020 đó là quy định cụ thể, chi tiết hơn về hành vi vi phạm và trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, kèm theo là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội.

Theo Nghị định 15, mức xử phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội như thế nào, thưa ông ?

- Điều 101, Nghị định 15/2020 quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức, mức phạt cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức - PV) đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm…

Đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm…

Trong trường hợp người dùng mạng xã hội bị lấy trộm, hoặc bị chiếm đoạt tài khoản cá nhân thì có phải chịu trách nhiệm khi thông tin đăng tải vi phạm các quy định không, thưa ông ?

- Theo quy định hiện hành, khi phát hiện tài khoản mạng xã hội bị trộm hoặc có dấu hiệu lừa đảo, người dùng nên tố cáo hành vi này đến cơ quan chức năng. Trong đơn tố cáo, cần trình bày rõ nội dung sự việc và gửi kèm các bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo là có cơ sở.

Còn tại Nghị định 15/2020 cũng có quy định, tùy vào mức độ và hành vi vi phạm, việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà chưa được sự đồng ý hoặc sai mục đích (còn gọi là bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, truy nhập, sử dụng trái phép thông tin tài khoản của người khác) cũng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Mức xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, việc xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin, ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng và làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác đều sẽ được xử lý theo quy định.

Vừa qua, có một số trường hợp đăng tải thông tin không đúng về dịch Covid-19 trên mạng xã hội đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Hiện nay, khi Nghị định 15/2020 đã có hiệu lực, ông có khuyến cáo gì đối với người dùng mạng xã hội để tránh các hành vi vi phạm như trên, thưa ông ?

- Thực tế cho thấy, nhiều người khá dễ dãi trong việc sử dụng mạng xã hội (facebook, zalo,…). Không ít người nghĩ đó là trang cá nhân của mình nên thích đăng gì thì đăng; thậm chí đăng những thông tin sai sự thật hoặc chia sẻ những thông tin không rõ nguồn gốc, không đúng sự thật, thiếu kiểm chứng nhằm mục đích “câu like”, bán hàng…

Nghị định 15/2020 đã quy định rõ mức chế tài xử phạt nghiêm các trường hợp đăng tin hoặc chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Do đó, người dùng mạng xã hội cần cân nhắc, chọn lọc khi đưa thông tin lên mạng xã hội, nhất là các nội dung có liên quan đến dịch bệnh hoặc ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người khác.

Ngoài ra, người dùng mạng xã hội cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc lan truyền một thông tin nào đó, nhất là mỗi khi chia sẻ thông tin từ các trang mạng xã hội khác. Bởi lẽ, theo Nghị định 15/2020, người dùng mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chia sẻ thông tin từ những trang mạng xã hội được xác định là nguồn tin bị cấm, tin giả, tin sai sự thật, có nội dung gây hoang mang cho cộng đồng.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này !

ĐÌNH BẢO thực hiện

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
  • Bộ Công Thương công bố về địa điểm bán và số lượng khẩu trang
  • Dịch Covid
  • Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triển bền vững
  • Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
  • Thay đổi đề xuất giờ làm việc
  • Thanh Hằng kể trải nghiệm mặc đồ cồng kềnh của Võ Công Khanh
  • Báo chí góp phần tạo sự chuyển biến về hành vi trong xã hội
推荐内容
  • Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
  • Vụ Nhật Cường Mobile, Hà Nội thông tin Hệ thống phần mềm dịch vụ công hoạt động bình thường
  • Sau tiêm thuốc cản quang để chụp cắt lớp, một phụ nữ tử vong
  • Phó Thủ tướng: Các địa phương rà soát cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại
  • Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
  • Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình hình thu phí tự động không dừng