会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xem bđ trưc tuyến hom nay】Những thanh niên thời @!

【xem bđ trưc tuyến hom nay】Những thanh niên thời @

时间:2025-01-09 17:44:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:455次

Báo Cà MauNăm 2015, Cà Mau có 3 thanh niên nông thôn xuất sắc nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ X của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đều thuộc thế hệ 8X, dám nghĩ, dám làm, không chỉ tìm được hướng phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình, họ còn “cầm tay chỉ việc”, giúp thanh niên địa phương có phương kế lập nghiệp.

Năm 2015, Cà Mau có 3 thanh niên nông thôn xuất sắc nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ X của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đều thuộc thế hệ 8X, dám nghĩ, dám làm, không chỉ tìm được hướng phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình, họ còn “cầm tay chỉ việc”, giúp thanh niên địa phương có phương kế lập nghiệp.

Mạnh dạn thử nghiệm những cách làm mới

Anh Trần Trung Phú.

Là kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản, công tác tại Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, anh Trần Trung Phú (sinh năm 1982) đã và đang ấp ủ nhiều dự án giúp bà con tăng hiệu quả sản xuất. Trong đó, dự án nuôi lươn thương phẩm không bùn, thực hiện từ tháng 8/2014-1/2015, quy mô 90 m2, có 18 hộ 3 xã Khánh Hải, Khánh Lộc và Trần Hợi tham gia, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện đánh giá cao.

Anh Phú cho biết, ưu điểm của nuôi lươn không bùn là trong quá trình nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng thuốc diệt khuẩn xử lý nguồn nước, nhờ đó giảm thiểu tối đa dịch bệnh. Mô hình này còn khai thác hiệu quả thức ăn sẵn có của địa phương như: ốc bươu vàng, tép và cá tạp; giúp nông dân tăng thu nhập, tạo ra hướng phát triển mới trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ vậy, sản phẩm đầu ra có tính cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả, với giá thị trường từ 140.000-160.000 đồng/kg.

Theo anh Phú, đây là mô hình dễ quản lý hơn so với điều kiện kỹ thuật chăm sóc nuôi lươn trong ao hoặc nuôi hầm đất nổi. Kết quả, với tổng số vốn đầu tư cho dự án hơn 430 triệu đồng, đạt tổng doanh thu hơn 800 triệu đồng. Riêng tại gia đình, anh nuôi được 3 hồ, lợi nhuận hơn 15 triệu đồng.

Anh cho rằng: “Làm kinh tế đôi lúc phải chấp nhận “đau”, thất bại. Đừng nản. Thử nghiệm 1 lần không được thì mày mò tìm sách, báo, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và học hỏi các mô hình ở nhiều nơi để chọn vật nuôi, cây trồng phù hợp với đất vườn nhà mình”. Từ năm 2013 đến nay, anh vẫn luôn ấp ủ dự án nuôi rắn ri tượng, ngoài ra mô hình nuôi gà thả vườn cũng đang được anh nuôi thử nghiệm tại gia đình (xã Khánh Lộc). Anh đã lên ý tưởng làm bể lọc sinh học để khắc phục dịch bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng, ngay khi có vốn đầu tư anh sẽ thực hiện thử nghiệm.

Ngoài ra, anh Phú còn tham gia tập huấn cho bà con nông dân trên địa bàn huyện về kỹ thuật sản xuất lúa - tôm, kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp; kết hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện dạy nghề cho lao động nông thôn, giúp bà con có công ăn việc làm ổn định.

Gương mẫu, đi đầu

Anh Nguyễn K Hai (bìa trái).

Với mong muốn đoàn kết, tập hợp thanh niên phát triển kinh tế, năm 2013, anh Nguyễn K Hai (sinh năm 1987), Bí thư Chi đoàn ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, huyện Năm Căn tranh thủ mọi sự giúp đỡ để thành lập tổ hợp tác (THT) nuôi tôm, cua kết hợp, với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội 100 triệu đồng. Đồng thời, anh xây dựng, phát động rất hiệu quả phong trào Thanh niên giúp nhau lập thân, lập nghiệp bằng cách góp vốn xoay vòng giúp 23 thanh niên có vốn sản xuất, chăn nuôi.

“Ở ấp còn nhiều lao động chưa có việc làm, song, để khơi dậy sự chí thú làm ăn trong thanh niên, bản thân phải luôn đi đầu trong sản xuất, phát huy sáng kiến, đổi mới công tác quản lý, lập dự án vay vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm, giới thiệu thương lái và phải thu gom sản phẩm làm ra để bán giá cao”, anh K Hai chia sẻ.

Đơn cử như THT sản xuất nuôi tôm, cua kết hợp, có 13 thành viên, do anh K Hai làm tổ trưởng, trước đây đạt tổng doanh thu cả năm 1,8 tỷ đồng; nay tăng lên 24 thành viên với tổng doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng/năm. Để THT hoạt động hiệu quả, anh phải học hỏi kinh nghiệm mô hình từ nhiều nơi, tham gia tập huấn để về truyền đạt, đôn đốc từng thành viên thực hiện. Bên cạnh, tận dụng mọi quỹ đất trong gia đình tăng gia sản xuất: trồng hoa màu bờ liếp vuông tôm, trồng thanh long ruột đỏ, nuôi ốc len, nuôi sò huyết... Chỉ tính riêng thu nhập bản thân, mỗi năm, anh K Hai thu lợi hơn 200 triệu đồng.

Anh còn cùng với 21 đoàn viên, thanh niên trong chi đoàn tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới như: vận động mỗi gia đình đoàn viên, thanh niên ký cam kết giao ước thi đua đảm nhận tiêu chí “đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp”; tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu sản xuất để giúp các gia đình thanh niên thoát nghèo bền vững…

Năng động làm giàu

Anh Lê Việt Triều (sinh năm 1981), Bí thư Chi đoàn ấp 1, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, luôn suy nghĩ: “Nhiều cách làm giàu, nhưng để thành công cần sự mạnh dạn, kiên trì và cẩn trọng trong thực hiện các mô hình”.

Anh Lê Việt Triều.

Thực tế, anh và gia đình đã thực hiện thành công nuôi trồng đa cây, đa con trên tổng diện tích đất gần 1 ha của mình. Qua nhiều năm tích luỹ vốn, năm 2007, anh ra riêng và tích cực sản xuất với nhiều hình thức: nuôi cá chình, cá bống tượng... Đến năm 2012, thấy mô hình nuôi cá sấu của người em đạt hiệu quả, anh theo học hỏi. Có được vốn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội, anh lên Sóc Trăng tìm mua con giống tốt, tận dụng chuồng heo ở nhà nuôi thử. Sau 18 tháng, anh đã có 110 con cá sấu thành phẩm, trừ hết chi phí, anh  thu lợi 250 triệu đồng. “Cá sấu nuôi ít tốn công, nhưng 3 tháng đầu phải chú ý các bệnh: nhặm mắt, sưng hàm…, đặc biệt phải xây hầm kiên cố. Tôi đi rất nhiều nơi để học hỏi, thử nghiệm, đúc rút kinh nghiệm mới dần khắc phục được những hạn chế”, anh Triều cho hay. 

Hiện nay, anh “sở hữu” ngôi nhà khang trang, đủ tiện nghi và duy trì nuôi 3 chuồng cá sấu với 225 con; 2 ao nuôi cá chình và cá bống tượng trên 700 con; 1 cửa hàng bán thức ăn gia súc, thức ăn tôm…, tổng thu nhập (đã trừ chi phí) trên 350 triệu đồng/năm.

Anh Triều tâm sự: “Trách nhiệm là Bí thư Chi đoàn, tôi phải gương mẫu và phấn đấu hết mình. Có rất nhiều đoàn viên, thanh niên, nhiều tổ chức, cá nhân đến tham quan mô hình, tôi sẵn sàng chia sẻ. Tôi đang lập tờ trình xin thực hiện dự án nuôi cá sấu cho thanh niên trong ấp nhằm giúp họ phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Giải thưởng Lương Định Của là động lực cho chính tôi và cho tất cả những người trẻ nông thôn phấn đấu lập nghiệp"./.

Bài và ảnh: Lan Uyên

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
  • Bình Dương: Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 94% vốn đầu tư FDI
  • Người thoát cửa tử chia sẻ cảm giác lúc cận kề cái chết
  • Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng vỏn vẹn 1,6%
  • Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
  • TPHCM: Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt
  • Bất thường khi đại tiện cảnh báo ung thư đại trực tràng
  • Đi nhổ răng khôn, nam sinh viên phát hiện bị suy tủy xương
推荐内容
  • Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
  • 3 biến thể Covid
  • Lý do thuốc giải độc Botulinum trong vụ cá chép muối ủ chua có giá hơn 8.000 USD
  • Người phụ nữ 51 tuổi phát hiện mang thai khi bụng 'động đậy' bất thường
  • Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
  • Năm thói quen hại thận