【giải ngoại hạng scotland】Lý do thuốc giải độc Botulinum trong vụ cá chép muối ủ chua có giá hơn 8.000 USD
Trao đổi với VietNamNet,ýdothuốcgiảiđộcBotulinumtrongvụcáchépmuốiủchuacógiáhơgiải ngoại hạng scotland Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng đơn vị Hồi sức chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết 3 bệnh nhân được truyền thuốc giải độc Botulinum đều có cải thiện bước đầu. Trong đó, hai ca được cai máy thở. Đây là các nạn nhân trong vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua ở Quảng Nam.
Như vậy, trong 5 lọ thuốc giải được Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ, 2 lọ chưa sử dụng và lưu tại Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam. Đây là phương án đề phòng nếu xuất hiện thêm bệnh nhân ngộ độc Botulinum trên địa bàn.
Vị chuyên gia cho biết các bệnh nhân được xác định nhiễm độc từ cá muối ủ chua, loại thức ăn truyền thống của người dân tộc Giẻ Triêng. Loại thức ăn này được bỏ vào hộp thủy tinh đóng kính sau 2-3 tuần, có thể tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển.
“Mong rằng không có thêm người ngộ độc, hoặc nếu có cũng mong không cần sử dụng đến thuốc giải độc này”, bác sĩ Hùng nói. Loại thuốc có tên BAT (Botulism Antitoxin Heptavalent), chai 50ml, quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, có giá hơn 8.000 USD/lọ.
Phân tích kỹ hơn, bác sĩ Hùng cho biết, độc tố Botulinum có 7 type gồm A, B, C, D, E, F, G. Thế giới hiện có 3 loại thuốc giải độc tố này. Hai loại có tác dụng với một số type nhất định, riêng thuốc BAT có thể giải độc cho cả 7 type Botulinum.
Khi có nạn nhân ngộ độc cấp, nếu chờ tìm ra type vi khuẩn mới chọn thuốc giải phù hợp sẽ rất mất thời gian. Nhiều cơ sở y tế phải chuyển mẫu đến đơn vị có năng lực để thực hiện xét nghiệm. Việc chờ đợi có thể ảnh hưởng đến sự sống người bệnh.
Vì thế, thuốc BAT rất hữu hiệu với tình huống ngộ độc Botulinum, sử dụng cho bất kỳ type nào. Tuy nhiên, BAT chỉ có một công ty tại Canada sản xuất, quý hiếm và đắt đỏ trên toàn thế giới.
Năm 2020, Việt Nam ghi nhận nhiều ca ngộ độc Botulinum rải rác khắp các địa phương, vùng miền nhưng không có thuốc giải. Tổ chức Y tế thế giới hỗ trợ và chuyển 2 lọ thuốc từ Thái Lan về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Sau đó, tiếp tục viện trợ 10 lọ cho nước ta.
Năm 2021, Bệnh viện Chợ Rẫy nhập về 6 lọ BAT từ Canada (trong tổng số 30 lọ được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu). Lô thuốc được vận chuyển kỹ lưỡng, nhiệt độ bảo quản khi về đến bệnh viện là -37 độ C và bảo quản trong kho với nhiệt độ -20 độ C. Hai máy đo nhiệt độ theo dõi suốt quá trình vận chuyển thuốc BAT. Riêng thùng lạnh chứa thuốc trị giá khoảng 1.200 USD.
Tư liệu cảnh vận chuyển lô thuốc giải độc (6 lọ) BAT về Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2021. Nguồn: BVCC.
Năm lọ điều chuyển ra Quảng Nam vào ngày 18/3 là số thuốc cuối cùng của Bệnh viện Chợ Rẫy và phía Nam. Một số chuyên gia bày tỏ việc quan trọng nhất hiện nay là ngăn chặn các ca ngộ độc Botulinum, vì sẽ rất khó khăn để tìm thuốc giải.
Thực tế, thuốc đến càng muộn, hiệu quả càng thấp. Việc này đã được chứng minh vào năm 2020, bệnh nhân ngộ độc pate chay được truyền thuốc ở tuần thứ 3 nên kết quả không như mong đợi.
Khuyến cáo của nhà sản xuất là nên sử dụng thuốc giải trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm khởi phát bệnh. Về chuyên môn, thời điểm phù hợp nhất là khi dự báo người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn yếu liệt cơ. Vì thế, chủ động nguồn thuốc giải là điều rất cần thiết.
Mặc dù vậy, không phải bệnh nhân ngộ độc Botulinum nào cũng cần thuốc BAT. Một số ca nhẹ vẫn có thể tự điều hòa, phục hồi và thoát nguy hiểm. Riêng chùm ca ở Quảng Nam, chỉ có 3/9 bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc giải BAT.
Sau 3 ngày dùng thuốc giải 8.000 USD, hai người ngộ độc cá ủ chua đã cai máy thở
Sau 3 ngày truyền thuốc giải độc trị giá 8.000 USD/lọ, sức khỏe các bệnh nhân ngộ độc Botulinum ở Quảng Nam đã có chuyển biến tích cực.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Phú Quốc 'tái xuất' chào đón du khách bằng chuỗi lễ hội tưng bừng cuối năm
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đón không khí lạnh yếu trước khi nắng nóng mạnh
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng nóng mạnh rồi lại đón không khí lạnh
- ·Khu xử lý chất thải Sông Công gây ô nhiễm, chỉ đạo khẩn sau VietNamNet phản ánh
- ·Bộ Công Thương lên tiếng về chất lượng cột điện ở Huế bị gãy do mưa bão
- ·Bị ép làm sai, nhiều thuộc cấp của bị cáo Trương Mỹ Lan quyết liệt chống đối
- ·1.000 phản hồi đến ‘đường dây nóng’ của Giám đốc Công an, đã khởi tố nhiều vụ án
- ·Bỏ chạy khi gặp chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế không ngờ bị xử lý hình sự
- ·Bảo hiểm Xã hội
- ·'Thả mồi' 30 lần rồi lừa 240 triệu đồng của nữ cộng tác viên online ở Hà Nội
- ·Giá xăng dầu trong nước được dự báo tiếp tục tăng từ ngày 1/11
- ·Đi xe máy lên vành đai 3 trên cao, người phụ nữ bị phạt số tiền nửa tháng lương
- ·Sau vụ bị lừa hơn 100 tỷ, nữ chủ tịch huyện xin nghỉ phép để 'phối hợp điều tra'
- ·Bộ Chính trị sẽ có chủ trương gỡ vướng cho các dự án sau thanh tra, điều tra
- ·Hà Nội: Kiên trì, quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Bỏ chạy khi gặp chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế không ngờ bị xử lý hình sự
- ·Tàu cảnh sát biển Ấn Độ ghé thăm TP.HCM
- ·Rào chắn ở đường dành cho xe đạp vừa dỡ, xe máy vô tư đi vào dù có biển cấm
- ·GDP của Việt Nam có thể tăng 7% trong năm 2021
- ·Chủ tịch TP.HCM yêu cầu 'đảm bảo an ninh tuyệt đối' sau vụ 2 bé gái bị bắt cóc