会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【mainz – hoffenheim】Xử lý dứt điểm nợ xấu!

【mainz – hoffenheim】Xử lý dứt điểm nợ xấu

时间:2024-12-23 17:38:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:594次

Báo Cà Mau(CMO) Ngày 15/8, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu của Quốc hội có hiệu lực, tạo thuận lợi cho ngân hàng giải quyết nợ xấu. Theo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cà Mau Đoàn Quốc Khởi, nếu nghị quyết này được triển khai tốt trong thực tiễn sẽ tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, khả thi để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu của tổ chức tín dụng, qua đó góp phần khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước, các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ có thêm điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Khi Nghị quyết 42 mới có hiệu lực, tổng nợ xấu của các chi nhánh TCTD trên địa bàn là 3.830.909 triệu đồng, trong đó nợ xấu theo dõi nội bảng: 992.696 triệu đồng, chiếm 2,83%/tổng dư nợ nội bảng; nợ xấu theo dõi ngoại bảng là 2.837.613 triệu đồng. Đối với các khoản nợ xấu theo dõi ngoại bảng chủ yếu thuộc các khách hàng là doanh nghiệp yếu kém, kết quả kinh doanh lỗ, tình trạng ngưng hoạt động, tài sản bảo đảm chủ yếu là máy móc, thiết bị đã bị xuống cấp, giá trị còn lại không đáng kể hoặc chủ doanh nghiệp đã bị khởi tố không có khả năng thu hồi nợ; nợ cho vay đối tượng sản xuất nông nghiệp, nông thôn (tập trung Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cà Mau), do dịch bệnh, thất mùa, thiên tai... Điều này cho thấy việc xử lý, thu hồi nợ xấu bao gồm nợ nội bảng và nợ ngoại bảng trong thời gian tới theo Nghị quyết 42 gặp không ít khó khăn.

Khách hàng đang giao dịch tại Sacombank Chi nhánh Cà Mau.

Ông Đoàn Quốc Khởi cho biết: "Thời gian qua, việc xử lý nợ xấu trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế phục hồi chậm, thời tiết diễn biến bất thường, dẫn đến các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt là một số doanh nghiệp lớn thuộc ngành chế biến, xuất nhập khẩu thuỷ, hải sản trên địa bàn tỉnh, có tỷ trọng dư nợ lớn trong tổng dư nợ trên địa bàn, nhưng đã ngừng hoạt động hoặc chỉ gia công, hoạt động cầm chừng và có đề nghị khẩn cấp, gửi đến các cơ quan chức năng trong tỉnh, yêu cầu được cơ cấu nợ, khoanh nợ, miễn giảm lãi suất, cho vay thêm vốn… Tuy nhiên, năng lực quản lý, điều hành của doanh nghiệp thể hiện yếu kém, hoạt động kinh doanh ngày càng lỗ, không còn vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh, không có tài sản bảo đảm bổ sung và không đủ điều kiện tiếp tục vay vốn. Các doanh nghiệp này đã được cơ cấu nợ và không trả được nợ sau khi cơ cấu (phân loại nợ xấu) nên khi cho vay và áp dụng các chính sách về phân loại nợ như Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu tiếp tục gia tăng.

Thực hiện chỉ đạo Chính phủ, của Thống đốc NHNN, thời gian qua NHNN Chi nhánh tỉnh Cà Mau cùng các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tổ chức nhiều cuộc họp, gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ… tạo điều kiện để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng, củng cố phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh một số doanh nghiệp đã phát huy được lợi thế từ cơ chế hỗ trợ, khôi phục dần sản xuất kinh doanh, còn một số doanh nghiệp trong quá trình vay vốn ỷ lại hoặc lợi dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước sử dụng vốn không phù hợp, không đưa vốn vào sản xuất kinh doanh, từ đó mất khả năng thanh toán, dẫn đến bất hợp tác trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng. Đối với khách hàng không có thiện chí trả nợ, biện pháp chủ yếu là khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ, tuy nhiên, việc khởi kiện mất nhiều thời gian, chi phí, thủ tục… dẫn đến tài sản bảo đảm xuống cấp, giảm giá trị, gây trở ngại cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ, xử lý nợ, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

Với quy định mới tại Nghị quyết 42, nếu khoản nợ có đầy đủ điều kiện pháp lý, trong hợp đồng có thoả thuận về tài sản đảm bảo, khách hàng không trả nợ thì sẽ buộc phải giao tài sản cho chủ nợ mà không phải qua toà án, trừ trường hợp hợp đồng thiếu cơ sở pháp lý. Nghị quyết 42 cũng cho phép toà án áp dụng thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp đối với hợp đồng tín dụng cũng như hợp đồng về xử lý tài sản đảm bảo với khách hàng. 

Để thực hiện Nghị quyết 42 có hiệu quả cần sự phối hợp với các ngành liên quan như: Toà án, Công an, Thi hành án… Vì vậy, NHNN Chi nhánh Cà Mau đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu

Hồng Phượng

 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Sáng chế bị… cuỗm
  • Bình Thuận: Kiểm điểm lãnh đạo đơn vị không hoàn thành tiến độ giải ngân
  • Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng
  • Triển lãm Vietnam Medipharm Expo 2023: Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường y dược
  • Lộng lẫy đám cưới lớn nhất VN đúng ngày đại phát
  • Mở rộng thị trường Thái Lan
  • Thủ tướng Chính phủ: Phối hợp tốt là nguyên nhân thành công của ngành Tài chính
  • Điều tra dấu hiệu sai phạm 'có hệ thống' tại trung tâm đăng kiểm TT
推荐内容
  • Đưa nông sản của tỉnh vươn xa
  • Kết quả rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá đường mía Thái Lan
  • Hà Nội: Người phụ nữ bị chồng đuổi, 3 mẹ con ở nhờ công an phường
  • Hà Nội: Cây cảnh Tết ùn ùn về phố
  • Giá vàng hôm nay 14/9: Thế giới lập kỷ lục mới, trong nước đứng yên
  • Hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó khăn: Thắp sáng những ước mơ nơi biên cương