【ket qua bayen】Hiện thực hóa ước mơ Nông Nghiệp Xanh
Thầy giáo thành người vác cỏ bàng thuê
Anh Nguyễn Văn Lý lớn lên đã gắn bó với cây bàng. Vùng đất phèn chua trong vùng trước nay vẫn là “vương quốc” cỏ bàng. Trước kia,ệnthựchóaướcmơNôngNghiệket qua bayen cỏ bàng mọc dại. Sau này, được người dân trồng bán cho các hộ đương đệm, làm hàng thủ công. Nhiều gia đình ở Mỹ Hạnh Bắc phát triển kinh tế, nuôi con ăn học nhờ có cây bàng. Nhưng khi xã hội phát triển, cùng với sự thịnh hành của nhựa, nhiều sản phẩm thủ công vắng bóng dần trong đời sống hàng ngày. Những cánh đồng cỏ bàng theo đó cũng ít dần. Một phần đất được dùng cho công nghiệp, phần còn lại, người dân dần chuyển sang cây trồng khác. Người trẻ tuổi ở quê cũng không còn tha thiết với cánh đồng cỏ bàng vì công việc vừa vất vả, nguồn thu không cao lại theo mùa vụ.
Bằng sự kiên trì, nỗ lực của bản thân, anh Nguyễn Văn Lý đã nâng cao giá trị cây bàng ở quê hương (Trong ảnh: Nhân công thu hoạch bàng cho Cơ sở sản xuất Nông Nghiệp Xanh)
Cũng như bao nhiêu người trẻ khác, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Lý đi làm xa quê. Nhưng ước mơ nông nghiệp trong anh chưa bao giờ ngừng thôi thúc. Vừa làm giáo viên dạy môn Nông nghiệp cho một trường trung cấp ở tỉnh Bình Dương, anh vừa trồng thêm rau để tăng gia sản xuất. Anh nói, vì đã chọn ngành Nông nghiệp nên anh luôn thấy cuộc sống của mình phải gắn bó với ruộng đồng, trồng trọt. Một lần vào quán cà phê, anh Lý thấy quán sử dụng ống hút cỏ bàng tươi. Ý tưởng lóe lên “Quê hương mình bao đời vẫn trồng bàng, tại sao mình lại không về làm giống người ta? Vừa được sống ở quê, vừa được làm nông nghiệp!”. Sau khi bàn bạc, vợ chồng anh quyết định về quê trong lúc công việc của cả 2 đang ổn định. Tất nhiên, điều đó vấp phải sự phản đối của gia đình vì “sung sướng không muốn lại chọn đường cực khổ”.
Những ngày đầu mới về quê, câu chuyện của vợ chồng anh Lý trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người, khi một thầy giáo bỏ nghề về quê đi thu hoạch bàng thuê. “Từ ý tưởng tới thực tế sản xuất là một đoạn đường rất xa, đi được cũng gian nan lắm! Gia đình không có điều kiện nên mình đâu thể về quê là đầu tư sản xuất ngay được, phải vừa đi thu hoạch bàng, vác bàng thuê để lo kinh tế gia đình, vừa tự mình tìm tòi, thử nghiệm. Có quá nhiều thứ phải lo từ việc chọn bàng đạt chất lượng nhưng phải canh tác sạch, cắt bàng thế nào cho cây không bị giập nát, vệ sinh, bảo quản sản phẩm như thế nào cho ít bị hao hụt,... Tôi về quê từ năm 2018, đến năm 2020 thì công việc mới bắt đầu ổn định, đưa việc sản xuất vào quy trình khép kín, kiểm soát được từ nguyên liệu tới đầu ra sản phẩm” - anh Lý kể.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vụ điểm thi cao bất thường ở Sơn La: Chấm lại hàng loạt bài thi
- ·Bứt phá từ vũng lầy thua lỗ
- ·Roche hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú tiếp cận điều trị tiên tiến
- ·Dệt may đón “sóng” công nghiệp 4.0 ra sao?
- ·Thị trường laptop ‘ảm đạm’, siêu thị điện máy thi nhau tung ‘chiêu’ để kích cầu
- ·Anh bước vào thời khắc lịch sử: Tiêm chủng Vaccine Covid
- ·Tỷ giá trung tâm lập đỉnh mới, giá USD ngân hàng giảm
- ·Bác sĩ cảnh báo 3 thói quen khiến người trẻ dễ đột quỵ tim
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5
- ·Xây dựng Bệnh viện Quân y 175 thành công viên bệnh viện
- ·Hội đồng châu Âu phê chuẩn hoàn tất Hiệp định EVFTA
- ·Có nên mua đầu tư The Global City? 4 lý do nên xem xét ngay
- ·Bắt tạm giam Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ea Súp, Đắk Lắk
- ·Tai nạn giao thông đường sắt làm tài xế ô tô bị thương nặng
- ·Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại Công ty CP Dinh dưỡng Nutriking
- ·Rà soát người tiếp xúc gần ca Covid
- ·Giá điện mặt trời tại Việt Nam là 2.086 đồng/kWh
- ·Roche hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú tiếp cận điều trị tiên tiến
- ·FDI sẽ “chảy mạnh” vào Việt Nam sau đại dịch
- ·Vì sao 3 bộ vào cuộc kiểm tra kho nhôm ở Vũng Tàu?