【ti so westham】Tìm lại giai điệu Việt dã Bà Rá xưa
Bài cuối:
TÌM LẠI GIAI ĐIỆU NĂM XƯA...
Lê Thảo
BPO - Trong 2 kỳ trước,ạigiaiđiệuViệtdatildeBagraveRaacutexưti so westham chúng tôi đã có dịp nói về 2 ca khúc cổ động Giải việt dã leo núi Bà Rá mà cố nhạc sĩ Lê Trung Hiếu tham gia sáng tác và sử dụng suốt 27 mùa giải qua. Điều thú vị là những năm gần đây, sự chú ý và mong muốn của nhiều người, nhất là người dân Phước Long đều thích nghe lại giai điệu của ca khúc cổ động đầu tiên: “Từ thành phố miền cao”...
Giai điệu cổ vũ rèn luyện sức khỏe
Ông Nguyễn Bạch Hải, nguyên Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phước Long, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học thị xã Phước Long kể: Làm công tác đoàn của Sông Bé và từng gắn liền với Giải việt dã leo núi Bà Rá những năm đầu tiên, tôi luôn nhớ đến ca khúc cổ động “Từ thành phố miền cao”. Người dân Phước Long lúc bấy giờ và nhiều người dân hiện nay vẫn luôn yêu thích ca khúc này. Có lẽ xuất phát từ ca từ rất dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hát và đặc biệt trong ca khúc này có những tiếng còi rộn ràng như mời gọi, thúc giục không chỉ các vận động viên mà cả người dân ở địa phương cùng tham gia việt dã, rèn luyện sức khỏe…
Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Phước Long chia sẻ: Ở Phước Long từ nhỏ, tôi đã được sống trong không khí lễ hội việt dã 6-1 hằng năm rất rộn ràng, vui tươi. Hồi đó, tôi nghe bài hát cổ động chạy lên đỉnh cao Bà Rá và rất thích. Giờ đây, khi làm trong ngành văn hóa - thể thao, tôi càng muốn có được bài hát này để mở loa cho người dân nghe mỗi sớm, tạo sự cổ vũ cho bà con tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.
Từ những cảm xúc yêu thương đó, Ban chỉ đạo và Ban tổ chức Giải việt dã leo núi Bà Rá của tỉnh Bình Phước đã nhiều lần họp thống nhất và đề xuất sử dụng lại ca khúc này để cổ động cho giải. Điều đáng tiếc là khi ban lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước (nay là Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV)) cho tìm lại các băng hình, file âm thanh cổ động sử dụng từ các mùa giải đầu tiên những năm 1990 đều không còn…
Hành trình tìm lại giai điệu…
Nhận nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức giải, ngay từ những năm 2017, 2018, lãnh đạo BPTV đã trực tiếp cho rà soát kho băng tư liệu của đài để lục tìm, nhưng không thành; liên lạc với Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương và nhờ hỗ trợ tìm kiếm ở kho băng tư liệu, song cũng không còn dấu tích gì.
Việc mất các băng hình, file âm thanh thu dựng ca khúc cổ động này đã đành; khó khăn hơn, khi muốn phối và thu dựng lại ca khúc này, cũng không tìm thấy bản nhạc gốc này ở đâu!?...
Cuối năm 2018, thêm lần nữa lãnh đạo đài nhận trách nhiệm cùng đoàn lãnh đạo và cán bộ của thị xã Phước Long trực tiếp về tỉnh Bình Dương với hy vọng tìm được đoạn băng hình, băng ghi âm hay bản nhạc gốc của ca khúc này. Đoàn đã đến tận nhà ông Nguyễn Trung Hiếu, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Sông Bé để thăm hỏi và tìm hiểu thêm câu chuyện năm xưa. Ông Hiếu là người trực tiếp khởi xướng giải đấu việt dã leo núi này, đồng thời đưa ra ý tưởng có bài hát cổ động cho giải đấu; chính ông cũng là người viết lời thơ cho ca khúc cổ động đầu tiên mà đoàn đang tìm kiếm. Tiếc là, khi tuổi già, đau yếu lúc bấy giờ, ông cũng không nhớ được nhiều và không còn lưu giữ gì về ca khúc này.
Tại gia đình của cố nhạc sĩ Lê Trung Hiếu, đoàn và người thân trong gia đình ông cũng đã tận tình tìm kiếm rất nhiều album, bút tích của ông, nhưng vẫn không có chút "manh mối"…
... và chút duyên thành
“Hành trình” tìm kiếm của chúng tôi dừng lại, nhưng tôi vẫn nhờ gia đình ông Lê Trung Hiếu tiếp tục...
Năm 2021-2022, do dịch Covid-19 nên mùa giải 2022 không tổ chức. Trong mùa hè này, bà Lê Minh Chánh (vợ của cố nhạc sĩ Lê Trung Hiếu) nhắn tôi: "Thảo ơi, có thể đây là bài hát em tìm đúng không!?...
Ảnh bản gốc tác phẩm Từ thành phố miền cao (ảnh do gia đình cung cấp)
Bà chụp hình gửi Zalo cho tôi bản nhạc gốc “Từ thành phố miền cao” vẫn còn bút tích chỉnh sửa ca từ, nhạc lý của tác giả và bút phê duyệt của chú Bảy Hiếu (ông Nguyễn Trung Hiếu, nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Sông Bé lúc bấy giờ). Niềm vui như vỡ òa, tôi vội gọi lại bà cảm ơn và nhắc lại kỷ niệm xưa về ông.
Ông Lê Trung Hiếu rất vui tính, hiền hậu, dễ gần và nói chuyện khôi hài. Mỗi khi có dịp bên ông thì chắc mẻm là được trận cười “no bụng”!...
Tôi may mắn có nhiều kỷ niệm cùng ông lúc còn công tác chung ở Đài Sông Bé, nhất là mỗi lần cùng tham gia đoàn sáng tác hay các dịp văn nghệ của cơ quan và nhiều nơi khác trong tỉnh. Có lần trên đồi Bằng Lăng, anh em văn nghệ sĩ Sông Bé đùa ghẹo nhau, ông đã nói: "Tôi tham gia sáng tác vì niềm vui và đam mê... chứ không mong có bài nào nổi tiếng!...". Ông khôi hài: “Vì tui để ý, thấy ai mà nổi tiếng thì cũng "đi" sớm hết à!...”.
Nhớ câu chuyện xưa mà tôi chạnh lòng... Câu chuyện xưa, đùa vui ông nói, giờ đây có lẽ là cái duyên mà tôi đón nhận... Một món quà tinh thần vô giá mà ông để lại và trao tặng cho người dân mến mộ!
Trong âm nhạc, một tác phẩm đã đi vào lòng người thì khó có thể phai mờ trong tâm trí của người thưởng thức. Ông Trần Văn Chung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước chia sẻ thêm: “Quá trình để phối và thu dựng lại ca khúc cổ động “Từ thành phố miền cao” đã được các văn nghệ sĩ Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Bình Phước dồn nhiều tâm huyết và thời gian; cùng với quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV), Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và nhiều đồng nghiệp của BPTV đã tham gia góp ý nhiều lần để mong có được một ca khúc cổ động như bản gốc. Thiết nghĩ, đó cũng là tâm huyết và trách nhiệm của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Giải việt dã leo núi Bà Rá sau bao ngày tìm kiếm…”.
Lãnh đạo các sở, ngành và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước tham gia góp ý, chọn bản phối âm cho ca khúc "Từ thành phố miền cao" (tháng 11-2022)
Thực tế, việc làm mới, phối lại 1 nhạc phẩm cũng là điều mà chúng ta thường thấy. Giờ đây, ca khúc “Từ thành phố miền cao” như là món quà tinh thần vô giá mà cố nhà báo Trung Tín và cố nhạc sĩ Lê Trung Hiếu để lại cho người dân Bình Phước. Do vậy, đây có thể xem là một phiên bản đầy tâm huyết mà đội ngũ những người lãnh đạo và các văn nghệ sĩ thế hệ sau này với ước nguyện chung tìm lại được giai điệu Việt dã Bà Rá năm xưa của nhiều người dân Phước Long nói riêng và Bình Dương - Bình Phước nói chung được “giữ hồn” cho ngày hội Việt dã leo núi Bà Rá truyền thống vào ngày 6-1 hằng năm.
Lời tri ân
Qua 27 mùa giải, kể từ những mùa giải đầu tiên, năm 1993, 1994, 1995, 1996 mang tên: Giải việt dã leo núi Bà Rá tranh cúp Truyền hình Sông Bé; đến sau ngày chia tách tỉnh, giải đã gắn liền với nhãn hàng Number One - Tân Hiệp Phát với nhiều tên gọi như: Giải việt dã leo núi Bà Rá tranh cúp Truyền hình Bình Phước, Giải việt dã leo núi Bà Rá tranh cúp Number One... Đến năm 2005, mang tên Giải việt dã leo núi toàn quốc “Chinh phục đỉnh cao Bà Rá” và cho đến những năm gần đây là Giải vô địch quốc gia việt dã leo núi “Chinh phục đỉnh cao Bà Rá”. Song, đối với người dân và giới báo chí đã từng biết đến giải đấu thể thao này vẫn hay nhắc nhau với tên gọi Giải việt dã leo núi Bà Rá - 6 tháng Giêng hay “Ngày hội việt dã Bà Rá 6-1”!
Năm 2023, đã là mùa giải lần thứ 28 giải đấu này được tổ chức; thu hút hàng ngàn vận động viên phong trào và chuyên nghiệp trong, ngoài nước đến tranh tài.
Bao nhiêu năm ấy cũng là bấy nhiêu mùa giải mà những ca từ và giai điệu từ 2 ca khúc của người nhạc sĩ tài hoa Lê Trung Hiếu đã cùng hòa nhịp với bao đôi chân gái, trai đua tài vượt lên, chinh phục đỉnh cao Bà Rá...
Nhạc sĩ Phạm Đắc Hiến, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Tôi nhớ ngày xưa, khi Đài phát sóng Bà Rá được thành lập, thì anh Bảy Hiếu (ông Nguyễn Trung Hiếu) mới có ý tưởng bàn với huyện Phước Long tổ chức giải chạy leo núi này đúng vào ngày kỷ niệm 6-1. Và anh Lê Trung Hiếu, lúc đó là biên tập viên lĩnh vực văn nghệ của đài được tham gia viết ca khúc cổ động này. Khi sáng tác xong, anh Hiếu có đem ra hát cho Câu lạc bộ sáng tác ca khúc Sông Bé nghe, góp ý và anh có nhờ tôi phối nhạc... Lúc đó, Đài Sông Bé còn thiếu thốn, tôi mang cây đàn organ Yamaha của tôi vào phòng thu cùng anh em thu dựng với giọng ca của anh Hữu Xuân (cố nhạc sĩ Đỗ Hữu Xuân, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Bình Phước). Sau nhiều lần chỉnh sửa, nghe chưa hay, tôi lại có ý tưởng đưa thêm tiếng còi vào bản phối này và rất vui là tạo được không khí sôi động, như tiếng hiệu lệnh thôi thúc vận động viên...”.
“Hôm nay, các anh đã mất... Dù trễ nhưng tôi rất vui khi được biết lãnh đạo tỉnh Bình Phước cho tìm lại bài hát đã thất lạc này và ghi nhận, tri ân đến gia đình các anh... Chắc chắn gia đình các anh sẽ rất vui, vì đã góp phần vào thành công của Giải việt dã leo núi Bà Rá này những năm qua...” - nhạc sĩ Phạm Đắc Hiến cho biết.
Ghi nhận những đóng góp quý giá về tinh thần khởi xướng và thổi hồn vào các ca khúc cổ động cho Giải việt dã Bà Rá 6-1 mà các thế hệ nhà báo, văn nghệ sĩ trước đây để lại cho Bình Phước hôm nay, lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã có quyết định truy tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho cố nhà báo Trung Tín - ông Nguyễn Trung Hiếu, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Sông Bé (Bình Dương) và cố nhạc sĩ Lê Trung Hiếu, nguyên biên tập viên văn nghệ Đài Phát thanh - Truyền hình Sông Bé cùng những món quà mà Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước vinh dự được chuyển trao ngay trong lúc thực hiện về câu chuyện này...
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Phan Văn Thảo trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho đại diện gia đình cố nhà báo Nguyễn Trung Hiếu và cố nhạc sĩ Lê Trung Hiếu
Bà Lê Minh Chánh, vợ của người nhạc sĩ tài hoa Lê Trung Hiếu đã thay mặt viết lời cảm ơn và trao tặng tỉnh Bình Phước ca khúc cổ động việt dã Bà Rá...
Bà Lê Minh Chánh, vợ của cố nhạc sĩ Lê Trung Hiếu đề tặng bản quyền ca khúc cổ động Việt dã Bà Rá cho tỉnh Bình Phước
Thắp những nén hương trầm tưởng nhớ và tri ân đến người lãnh đạo tiền nhiệm và người anh - người nhạc sĩ tài hoa một thời với nhiều kỷ niệm; chúng tôi cũng xin khép lại câu chuyện “Tìm lại giai điệu Việt dã Bà Rá năm xưa”.
…Và để từ đây, những giai điệu rộn ràng ấy sẽ mãi reo vang trên núi rừng Bà Rá - Phước Long, Bình Phước trong ngày hội Việt dã 6-1...
Tháng 12-2022.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đáp án môn Lý mã đề 205 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống còn 6%
- ·Bệnh viện lý giải vụ sản phụ ở Quảng Bình tử vong, trẻ sơ sinh nguy kịch sau sinh
- ·Săm lốp xe máy Việt chưa "thoát án" kiện tại Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Bộ Tài chính: Giảm 10%
- ·Chuyên gia y tế hướng dẫn rửa tay đúng cách phòng virus corona
- ·Việt Nam thêm 2 ca dương tính virus corona, đều là người thân nữ công nhân về từ Vũ Hán
- ·Ca ghép tay ngoạn mục ở Việt Nam, tay người khác sống trên cơ thể 31 tuổi thế nào?
- ·Không để tiếp diễn những vụ việc như cài cắm đường lưỡi bò vào phim ảnh
- ·Vụ hạ độc chị họ bằng trà sữa, chất xyanua có thể giết người trong vài phút
- ·Vi phạm gần 30 lỗi PCCC, chung cư Discovery Complex bị đề nghị cắt điện, nước
- ·Bé gái 3 tuổi hóc dị vật là một đồng xu trong thực quản
- ·Những lưu ý cần nhớ khi bạn lỡ tiếp xúc với người nhiễm virus corona
- ·Bệnh nhân người Trung Quốc ở BV Chợ Rẫy âm tính lần 1 với virus corona
- ·Ngỡ ngàng màn ‘lột xác’ từ mương bẩn thành phố đi bộ thơ mộng giữa thủ đô
- ·OECD: Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng GDP trong nhóm ASEAN
- ·Kho máu Viện Huyết học cạn kiệt, chỉ đủ cho 4 ngày do người dân sợ virus corona
- ·Đã xuất hơn 10 tấn vải sang Australia
- ·Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 11.800 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp
- ·Học người Nhật bảo vệ đại tràng khi bia rượu Tất niên