【soi kèo malaysia】Lập “siêu ủy ban” quản lý vốn Nhà nước: Băn khoăn bài toán hiệu quả
Hiện có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, cần có mô hình quản lý, giám sát phù hợp để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn Nhà nước.
Nhu cầu quản lý rất lớn
Theo dự thảo, nếu được thành lập, Ủy ban này sẽ sẽ có vai trò như một “siêu ủy ban” khi tham gia quản lý, giám sát việc sử dụng vốn Nhà nước của 30 “ông lớn” DNNN. Ủy ban này có nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản Nhà nước tại các DN, tập trung nguồn vốn Nhà nước đang đầu tư tại DN. Đồng thời, thực hiện các chủ trương, định hướng về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Chức năng quan trọng của “siêu ủy ban” này là đầu tư và quản lý toàn bộ danh mục tài sản, vốn đầu tư của Nhà nước tại các DN nhằm hợp lý hóa danh mục đầu tư, tối đa hóa giá trị tài sản, vốn đầu tư Nhà nước tại các DN… Trong bối cảnh nguồn vốn Nhà nước tại nhiều DNNN bị thất thoát do đầu tư không hiệu quả, công cuộc tái cơ cấu cổ phần hóa tại các DNNN chậm trễ so với mục tiêu đặt ra thì gánh nặng trên vai cơ quan này là vô cùng to lớn.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đại diện cơ quan soạn thảo, việc thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại DN là việc đương nhiên phải làm để cải cách, thúc đẩy kinh tế Việt Nam chuyển nhanh lên kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực Nhà nước. Nếu cứ để như thế này thì không bao giờ nâng cao được hiệu quả vì không ai chịu trách nhiệm. Khi ủy ban này được thành lập, chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước tại các DN của các Bộ chủ quản sẽ hoàn toàn chấm dứt, các bộ lúc này chỉ còn lại chức năng làm chính sách và chức năng điều tiết thị trường.
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng thời gian qua việc quản lý vốn Nhà nước không chặt chẽ, đầu tư không hiệu quả dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí lớn, do đó quản lý vốn Nhà nước là vấn đề cấp thiết hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã khẳng định phải tổ chức, xây dựng một mô hình quản lý hiệu quả vốn Nhà nước, do đó đây là việc không phải bàn cãi là nên hay không nên làm, mà vấn đề là làm như thế nào.
Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, việc thành lập cơ quan chủ quản để quản lý vốn Nhà nước này đã được đặt ra từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Sự cần thiết của việc lập ủy ban này xét dưới hai góc độ, trước hết, chúng ta để cơ quan chủ quản là các bộ, các địa phương như thời gian qua là không tập trung, chính sự phân tán này là nguyên nhân làm cho chúng ta không quản lý được. Hai nữa, các bộ chủ quản có tình trạng không tách bạch giữa quản lý Nhà nước và quản lý DN kinh doanh, có nghĩa là vừa đá bóng vừa thổi còi, dẫn đến việc quản lý không hiệu quả. Bên cạnh đó, hiện nay các nước như Singappore, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… đều đã thành lập các cơ quan quản lý vốn theo mô hình này. Theo chuyên gia Lưu Bích Hồ, hiện nay vốn Nhà nước tại các DNNN còn rất lớn, khoảng hơn 3 triệu tỷ (bao gồm cả vốn tại các DNNN của các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước…) . Phương hướng phát triển của chúng ta là cổ phần hóa DNNN, thu hẹp bớt DNNN, nhưng lượng DN cũng không phải là ít. Do đó, nhu cầu quản lý vẫn còn rất lớn.
Nên hoạt động theo mô hình doanh nghiệp
Mặc dù thừa nhận quản lý vốn Nhà nước là vấn đề cấp thiết, các chuyên gia vẫn e ngại xung quanh vấn đề cơ chế để “siêu ủy ban” này vận hành, năng lực của nhân sự lãnh đạo “siêu ủy ban”… để nó thực sự phát huy hiệu quả như mục tiêu đề ra.
Trước nhiều ý kiến băn khoăn về việc liệu “siêu ủy ban” này có “quản” nổi không, chuyên gia Lưu Bích Hồ cho rằng, các DNNN của Quân đội, Công an, các DNNN nhỏ ở các địa phương không đưa về ủy ban, điều này rất quan trọng để ủy ban có thể tập trung quản lý các DNNN được lựa chọn. Chuyên gia này cũng cho biết, để quản được, cần phải có bộ máy có năng lực. Hiện nay để cho các bộ quản lý thì năng lực quản lý hạn chế, nhưng nếu tập trung vào một nơi thì năng lực của đội ngũ cán bộ sẽ có điều kiện để nâng cao, họ sẽ được đào tạo, được bồi dưỡng để có thể làm tốt công tác quản lý. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, theo chuyên gia Lưu Bích Hồ là thể chế phải rõ ràng, làm việc phải nghiêm túc, từ tư duy, nhận thức cho đến hành động.
Về vấn đề này, theo chuyên gia Ngô Trí Long lo ngại, cơ chế quản lý theo mô hình này vẫn nặng về quản lý hành chính là chính, trong khi đó Việt Nam chưa có thể chế chính trị, quản lý kinh tế thực sự của kinh tế thị trường, chưa có những người có năng lực quản trị thực sự giỏi để quản lý được các DN này, chưa kể số lượng DNNN phải quản lý quá lớn, tuy không phải tất cả DNNN của Việt Nam hiện có. Từ những phân tích trên, chuyên gia này lo ngại, để cho các bộ quản lý đã không hiệu quả, bây giờ thành lập “siêu bộ” có thể cũng sẽ không hiệu quả và sẽ lại đi vào vết xe đổ của mô hình các bộ đang quản lý hiện nay. “Xét cho cùng, vốn Nhà nước chính là tiền thuế của người dân, trong bối cảnh bội chi ngân sách thường xuyên, nợ công lớn, đầu tư dàn trải, không hiệu quả…, thì chúng ta phải thay đổi làm sao để tốt hơn, chứ không phải thay đổi để từ ổ tham nhũng bé thành ổ tham nhũng lớn là không được”, chuyên gia này kiến nghị.
Để “siêu ủy ban” này quản lý vốn Nhà nước an toàn và sinh lời được, ông Long cho rằng nên lập cơ quan này theo mô hình DN. Muốn vậy trước hết phải sớm hoàn thiện thể chế về chính trị, quản lý kinh tế theo đúng với kinh tế thị trường, nâng cao năng lực quản trị, đẩy mạnh cổ phần hóa, tiến tới thoái vốn thật nhanh để thu hẹp lại quy mô. “Theo tôi mô hình không nên quá lớn như hiện nay mà nên tiến tới mô hình nhỏ hơn một chút, quản lý vốn Nhà nước theo từng lĩnh vực. Phải tính toán và tiến tới thành lập cơ quan này một cách có hiệu quả, chứ không nên để nay thành lập, mai tách, nếu không sẽ lại vào cảnh “con kiến mà leo cành đa…”, ông Ngô Trí long ví von. Cho rằng nếu lập ủy ban quản lý vốn tại DNNN mà lại đưa những người đã từng làm ở các bộ sang làm thành viên thì e là không hiệu quả, chuyên gia này đề xuất cần thi tuyển để chọn những người giỏi vào các vị trí quan trọng.
Về vấn đề này, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, cơ quan này thiên về đầu tư, do đó bộ máy tổ chức, nhân lực phải có kiến thức về đầu tư, có khả năng chuyên sâu về phân tích, đánh giá cơ hội đầu tư, phân tích rủi ro và dự báo thị trường. TS. Nguyễn Đình Cung đánh giá, bộ máy hiện nay phần lớn không đủ năng lực để làm, do đó cần có cơ chế tuyển dụng, sử dụng nhân lực hoàn toàn khác so với trước đây, cụ thể, có thể thuê chuyên gia nước ngoài với mức lương xứng đáng.
Theo danh sách dự kiến, sẽ có tới 30 “đại gia” DNNN phải thực hiện chuyển giao cho cơ quan chuyên trách thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu Nhà nước, gồm toàn bộ 9 tập đoàn và 21 tổng công ty nhà nước, như Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Tập đoàn Xăng dầu, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Theo danh sách này, Bộ Công Thương có 12 đơn vị, Bộ Giao thông Vận tải 5 đơn vị, Bộ NN - PTNT 5 đơn vị, Bộ Xây dựng 3 đơn vị, Bộ Tài chính 2 đơn vị, Bộ Thông tin truyền thông 2 đơn vị và Bộ Y tế có 1 đơn vị. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Ngân hàng và doanh nghiệp cùng thực hiện mô hình liên kết chuỗi
- ·Trao nhà nghĩa tình cựu chiến binh
- ·Khai thác thuỷ sản
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Đồng Xoài: Các lực lượng giúp dân dọn dẹp sau ngập lụt
- ·Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2
- ·Hợp tác liên kết vùng nuôi tôm hướng đến đạt chứng nhận ASC
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Chị Nguyễn Bích Thuỷ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Tân Hải phát huy nội lực để giảm nghèo
- ·250 phần quà trung thu tặng trẻ em khó khăn xã Long Hà
- ·50 suất học bổng tặng con, cháu nạn nhân chất độc da cam/dioxin
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Khởi nghiệp từ đam mê
- ·Tháng 10
- ·Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·Nước mặn ngập tràn vùng trũng U Minh Hạ