会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng u21 quốc gia】Nghịch cảnh thu tiền bán gạo, bỏ tiền mua ngô!

【bảng xếp hạng u21 quốc gia】Nghịch cảnh thu tiền bán gạo, bỏ tiền mua ngô

时间:2025-01-11 07:31:39 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:562次

nghich canh thu tien ban gao bo tien mua ngo

Tăng diện tích trồng ngô với các loại giống phù hợp được đánh giá là giải pháp hiệu quả góp phần giảm NK ngô. (Ảnh: N. Thanh)

Chi tiền tỷ NK ngô

Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm tổng lượng gạo XK chỉ đạt 2,93 triệu tấn và 1,32 tỷ USD, giảm 18,4% về khối lượng và giảm 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường NK gạo của Việt Nam trong nửa đầu năm với trên 35% thị phần. Với đà này, XK gạo cả năm dự kiến chỉ đạt khoảng 5,65 triệu tấn. Nếu kết quả đúng như vậy, đây sẽ là lần đầu tiên XK gạo cả năm ở mức dưới 6 triệu tấn kể từ năm 2009.

Trong khi XK gạo tương đối ảm đạm thì Việt Nam hàng năm vẫn chi hàng tỷ USD để NK ngô về sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: Mỗi năm nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi trong nước khoảng 15 triệu tấn. 70% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi phải NK, trong đó lớn nhất là ngô. Trên thực tế, năm 2015, tổng lượng ngô NK lên tới 7,6 triệu tấn với giá trị NK đạt 1,6 tỷ USD, tăng 58,5% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với năm 2014. Bước sang 7 tháng đầu năm nay, giá trị NK ngô dù giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, song số tiền chi ra để NK ngô cũng ở mức 747 triệu USD.

Nhìn nhận về câu chuyện NK này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam bày tỏ sự bức xúc: Những tồn tại của chăn nuôi Việt Nam xuất phát từ hệ thống tổ chức, chỉ đạo ngành chưa chặt chẽ từ trên xuống cơ sở. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đơn giản nhưng nghiên cứu trong nước chưa đáp ứng nổi. Việt Nam là nước nông nghiệp song lại phải NK không chỉ ngô mà còn nhiều mặt hàng khác như khô dầu đậu tương, phụ gia và kháng sinh, vitamin… về để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

“Năng suất ngô của chúng ta chỉ đạt 4,5 tấn/năm. Nhiều ý kiến cho rằng không nên tăng diện tích trồng ngô, nhất là ngô biến đổi gen. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta nên tiếp tục bởi các nước như Mỹ, Argentina đã dùng sản phẩm này từ cách đây rất lâu và thậm chí XK lại sang Việt Nam”, ông Lịch nói.

Một số chuyên gia nông nghiệp đánh giá: Hiện nay sản xuất lúa gạo đang gặp nhiều khó khăn. Cạnh tranh giữa các quốc gia XK gạo mạnh mẽ hơn. Thị trường XK lúa gạo của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục bị co lại trong thời gian tới do một số khách hàng chính cũng đã phát triển sản xuất và tự cung ứng được một phần lương thực. Ngoài ra, một số nước trong khu vực có lợi thế cũng đã tham gia thị trường XK lúa gạo. Do vậy thu nhập từ nghề trồng lúa của nông dân sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi, trong khi nhu cầu ngô hạt cần cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến khác đang ngày một tăng. Việc phát triển ngô gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm hạn chế dần NK, tiến tới tự đáp ứng được nhu cầu ngô trong nước là điều cần thiết, thậm chí đặt ra một cách cấp bách.

Chuyển đổi hàng nghìn ha

Trên thực tế, những năm gần đây việc chuyển đổi cây trồng, đặc biệt giảm bớt diện tích trồng lúa và tăng diện tích trồng ngô đã được tiến hành tại nhiều địa phương trên cả nước. Vùng ĐBSCL được xác định là vùng trọng tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả nhằm giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo, tăng sản lượng một số nông sản thị trường trong nước cần, nhất là ngô. Ngay từ ngày 22-4-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 580/QĐ-TTg hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/ha tiền giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa, rau các loại từ vụ Xuân Hè 2014 đến hết vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng ĐBSCL. Kết quả cho thấy, đến nay toàn vùng ĐBSCL đã thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, đậu tương, vừng, khoai lang, dưa, rau các loại đạt 53.332 ha. Cụ thể, diện tích các loại cây hàng năm chuyển đổi trên đất trồng lúa vùng ĐBSCL gồm: Ngô khoảng 5.690 ha, đậu tương 1.712 ha, vừng 11.358 ha, lạc 407 ha,…

Tại nhiều vùng khác như các tỉnh phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, việc chuyển đổi này cũng đạt được những kết quả tích cực. Nhìn chung, tất cả các mô hình chuyển đổi đều có hiệu quả kinh tế cao hơn 2-3 lần so với trồng lúa. Năng suất ngô trong nhiều mô hình quy mô hàng chục ha đã đạt 10-12 tấn/ha, có thể cạnh tranh được với ngô NK.

Tuy vậy, đại diện Bộ NN&PTNT phân tích: Từ thực tế các địa phương chuyển đổi cho thấy, diện tích chuyển đổi, nhất là cây ngô còn chưa lớn xuất phát từ khá nhiều khó khăn. Điển hình là việc chuyển đổi còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa quy hoạch được các vùng tập trung quy mô lớn tại từng địa phương; mùa vụ chuyển đổi ở mỗi vùng, mỗi nơi trong tỉnh và loại cây trồng chuyển đổi khác nhau nên khó khăn trong việc tính toán hỗ trợ theo chính sách. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, nông dân không an tâm khi chuyển đổi do có ít DN liên kết, ký hợp đồng với nông dân. Ngoài ra, cơ giới hóa khâu trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch chưa được đầu tư, nhất là đối với cây ngô vì điểm yếu nhất của ngô thành phẩm so với lúa là khả năng bảo quản tự nhiên sau thu hoạch ngắn không quá 3 ngày nếu không được sấy kịp thời cũng là một trong những lý do mấu chốt.

Để đẩy mạnh sản xuất ngô trong những năm tới, Bộ NN&PTTN đã có quy hoạch, định hướng đến năm 2020 chuyển đổi 700-800 nghìn ha trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng hàng năm khác, trong đó xác định cây ngô là cây trồng chuyển đổi chủ lực. Bộ NN&PTNT đã và đang hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi chi tiết, xác định rõ vùng, vụ chuyển đổi tập trung; cải tạo hệ thống thủy lợi cho phù hợp chuyển đổi sang trồng cây màu; ưu tiên đầu tư và khuyến khích DN đầu tư nghiên cứu xác định bộ giống, gói kỹ thuật, hệ thống máy móc cơ giới hóa đồng bộ cho chuyển đổi…

Theo Bộ NN&PTTN, tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) và Tây Nguyên: Tổng diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu năm 2014 là 10.276 ha, trong đó các tỉnh DHNTB là 7.713 ha, Tây Nguyên là 3.870 ha.

Trong năm 2015 toàn vùng chuyển đổi được 22.633 ha, trong đó DHNTB 18.147 ha, Tây Nguyên 4.487 ha, gấp 2 lần so với năm 2014. Cây trồng chuyển đổi gồm ngô lai: 8.140 ha, lạc 1.741 ha, đậu các loại 3.370 ha, rau các loại 3.051 ha, sắn 1.009 ha, cỏ chăn nuôi bò 702 ha, các loại cây hàng năm khác 2.039 ha.

Kết quả các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên có lợi nhuận từ 1,5 đến 3 lần so với trồng lúa, doanh thu hàng năm trung bình 100 triệu đồng/ha, cao hơn hẳn so với trồng lúa.

Đối với các tỉnh phía Bắc: Trong giai đoạn 2013-2015 đã chuyển đổi được khoảng 44 nghìn ha đất trồng lúa sang trồng các loại cây màu như ngô, lạc, đậu tương, rau các loại. Vùng có diện tích chuyển đổi mạnh nhất là vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) với diện tích chuyển đổi là 16.574 ha, vùng Bắc Trung Bộ 14.159 ha.

Các tỉnh có diện tích chuyển đổi nhiều nhất là Hòa Bình (11,6 nghìn ha), Quảng Bình (6,8 nghìn ha), Hà Nội (4,7 nghìn ha), Nghệ An (4,2 nghìn ha). Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, thu nhập gấp 5-10 lần so với trồng lúa, một số mô hình đạt 400-500 triệu đồng/ha, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
  • Gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
  • PTI ra mắt sản phẩm bảo hiểm tình yêu
  • Tiếp tục xuất cấp gạo hỗ trợ nhân dân
  • Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
  • NSƯT Ngọc Huyền hát tuồng cổ, khóc nhớ soạn giả Bạch Mai ở 'Ký ức vui vẻ'
  • Ngành mía đường đẩy mạnh cải cách cơ cấu
  • Vợ mẫu Tây của Bùi Tiến Dũng đăng hình tình cảm với chồng khi bầu 8 tháng
推荐内容
  • Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
  • Tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã từ chối chi hơn 100 tỷ đồng
  • Viettel ngừng hỗ trợ quay số song song từ ngày 15/11
  • Bằng Kiều: Mẹ là người thầy, người đồng hành tri kỷ của tôi
  • Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì tiệc chiêu đãi Đoàn Ngoại giao nhân dịp năm mới