会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhan dinh anh】Sâu sát với từng nhịp thở đời sống!

【nhan dinh anh】Sâu sát với từng nhịp thở đời sống

时间:2024-12-24 01:51:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:804次

Báo Cà Mau(CMO) Năm 2017 là năm ghi nhận sự đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ của HĐND tỉnh Cà Mau. Sự đồng tình ủng hộ và niềm tin của người dân chính là thước đo chính xác nhất, tin cậy nhất về những gì mà hoạt động của cơ quan dân cử mang lại.

Để góp nên những kết quả chung ấy, hoạt động của từng ban HĐND có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Đầu năm, trò chuyện với anh Nguyễn Đức Tiến, Phó trưởng Ban Văn hoá - Xã hội (ban), chúng tôi thấy như được nhân lên niềm tin và hy vọng. Từng tháp tùng cùng ban trong những chuyến khảo sát, giám sát trên khắp địa bàn Cà Mau, riêng tôi cảm thấy những người đại diện cho nhân dân, cho cử tri luôn trong tâm thế sẵn sàng đi sâu, đi sát và đồng hành với từng nhịp thở của đời sống.

Đi để tìm đích đến 

Cách đây chưa lâu, đâu đó bản thân tôi vẫn nghe những người nông dân lớn tuổi thắc mắc: “Đại biểu HĐND là làm cái gì ta”. Chưa hết, sau này có lần về dự tiếp xúc cử tri ở địa bàn huyện Ngọc Hiển, có ông bí thư xã, đại biểu HĐND phát biểu xanh rờn: “Tôi nhấn mạnh điều này, bà con cử tri nên hiểu, chúng tôi chỉ là cầu nối, tiếp thu, ghi nhận ý kiến và chẳng quyết được điều gì cả”. Vị này nói đúng, nhưng có lẽ chưa đủ và phải chăng đây là một trong những nguyên nhân cử tri cứ hỏi: “Ông đó làm đại biểu HĐND để làm gì”. Theo đoàn khảo sát, giám sát của ban nhiều chuyến, chúng tôi có những kỷ niệm riêng, những trải nghiệm quý giá về tư cách “công đạo” của chữ “quan” thời nay.

Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải (thứ 2 từ trái sang) cùng Ban Văn hoá - Xã hội giám sát tại trường THCS Tân Hưng, huyện Cái Nước. Ảnh: Thanh Mộng.

Khi chị Nguyễn Thị Thanh Hương còn làm Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội, lâu lâu thằng em út gọi: “Chị ơi, có chương trình giám sát hay vấn đề gì hay hay cho tụi em tham khảo”. Chị Hương nói “đồng ý”, nghĩa là cánh báo chí tụi tôi “phè phỡn” đề tài. Nhưng ngặt nỗi, ban quản lý và chịu trách nhiệm trên phạm vi rất rộng. Đề tài nào chị Hương cho cũng hóc búa và "khó nhai". Năm 2012, Báo Cà Mau khởi đăng loạt bài “Lãng phí trong đầu tư giáo dục tại Cà Mau”, chị Hương đề nghị thành lập đoàn giám sát “gấp” và sau đó là hàng loạt những vấn đề được tháo gỡ. Sau này gặp chị, chị cười nói: “Để học sinh ngồi trên bàn mà té thì có tội với dân”.

Năm 2017, khi chị Ngô Ngọc Khuê (nguyên Phó giám đốc Đài PT-TH Cà Mau) về làm Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội, hầu hết các cuộc giám sát, chúng tôi đều tháp tùng vừa để đưa tin, vừa tạo “kho” đề tài. Là dân báo chí, chị Khuê thường tâm sự: “Mấy đứa đừng có “bơm quá”, mình làm thế nào thì đưa tin thế ấy”. Chị Khuê có một tâm niệm, đó là việc của ban làm có mục đích duy nhất: tháo gỡ những vướng mắc của đời sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Qua từng chuyến đi, tôi thấy vui vì nhiều người nông dân đã biết “làm đại biểu HĐND” là làm những gì.

Chuyến đi về các huyện khi vấn đề giải quyết chính sách, chế độ cho giáo viên trở nên nóng bỏng. Các thành viên của đoàn giám sát cho chúng tôi thấy sự am hiểu đến tận tường, những ý kiến có “sức nặng” để cùng nhau tháo gỡ. Khi ấy, hầu hết các địa phương đều “nợ” chế độ chính sách cho giáo viên lên đến hàng trăm tỷ đồng. Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân khi ấy gọi chúng tôi qua để truyền đạt ý kiến và khởi đăng những bài báo, không phải là trấn an dư luận mà là để dư luận hiểu, đồng thời là lộ trình giải quyết. Lần về huyện U Minh, ông Trần Hoàng Lạc, Trưởng Phòng GD&ĐT khi ấy, giải trình các vấn đề, thành viên ban lắng nghe, sau đó trao đổi và thảo luận. Ở huyện Trần Văn Thời cũng vậy. Tình hình chung là phải giải quyết chế độ chính sách, nhưng phương án và trách nhiệm tới đâu phải mổ xẻ, làm rõ.

Rất mừng là sau đó, vấn đề này đã được giải quyết triệt để. Các thành viên Ban Văn hoá - Xã hội đã có những nhìn nhận, báo cáo và kết luận vừa đảm bảo tính quy phạm, vừa sát hợp với thực tế và quan trọng là chạm đến lòng người. Đâu chỉ vậy, các chuyến làm việc về vấn đề trung tâm văn hoá - thể thao cấp xã hay hệ thống truyền thanh cơ sở, ban đã cho thấy cách nhìn nhận, nắm bắt vấn đề sâu sát và cũng rất thời sự.

Giám sát việc thực hiện Luật ATVSTP và chấp hành quy định của pháp luật về ATVSTP tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân.   Ảnh: Thanh Mộng

Anh Nguyễn Đức Tiến nói rằng: “Có lần về giám sát chuyên đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) ở cơ sở, anh em ở xã không hiểu mình giám sát cái gì”. Thì ra trong luật định, ATVSTP có trách nhiệm rất lớn của chính quyền cấp xã, thị trấn. Anh Tiến tâm sự: “Mình giám sát, khảo sát không có nghĩa là “đao to búa lớn” hoặc mang tâm lý “triệt hạ”. Vấn đề là cùng nhau bàn bạc để tháo gỡ khó khăn, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Mỗi chuyến đi, ban đều cơ cấu, lựa chọn các thành viên phù hợp, nếu cần thì mời các sở, ngành tham gia. Tuy nhiên, anh Tiến lại tiết lộ một chi tiết: “Ban chủ động thôi, nói rõ như vầy, nếu mời ông giám đốc ngành tham gia đoàn, về địa phương thì liệu ông trưởng phòng có dám nói không”. Ban đi là để tìm kiếm thông tin, đặc biệt là lắng nghe những nguyện vọng, tâm tư của người dân, đi để thấy cuộc sống còn nhiều vấn đề mà người làm đại biểu HĐND cần phải lắng nghe, suy tư và hành động. Đại biểu HĐND, nói một vế là cầu nối, nhưng vế còn lại là sự tác động, quyết liệt và một cái tâm sáng để giúp đời.

Chi tiết trong từng công việc

Anh Tiến nói vui: “Đọc văn bản nguồn của lĩnh vực mình phụ trách thì tóc muốn bạc hết”. Ban có nếp làm việc chi tiết, cẩn thận và cẩn trọng trong từng đầu công việc. Kế hoạch thì có kế hoạch ngày, tuần, tháng, quý, năm. Làm gì cũng phải có hội ý, trao đổi và sự thống nhất cao của các thành viên ban.  Anh Tiến khẳng định: “Hoạt động của ban sẽ tập trung và nâng cao chất lượng ở lĩnh vực khảo sát, giám sát”.

Kinh nghiệm của ban, lập kế hoạch giám sát cố định không cần nhiều, nhưng khi nắm bắt được các điểm nóng, các vấn đề bức xúc thì nhất thiết phải có mặt của ban. Từ đối tượng, nội dung, cơ cấu thành phần đều phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ban sẽ mời những người thực sự am hiểu, hoặc có thẩm quyền quản lý tham gia đoàn. Cách giám sát, khảo sát cũng bắt đầu từ cơ sở, như lời anh Tiến: “Trước giờ cách giám sát là ngồi nghe báo cáo từ huyện, xuống xã, sau đó đi thực tế và… không còn gì nữa”. Thay vào đó, ban đi thẳng xuống địa bàn, đi trúng vấn đề, nắm bắt nhiều chiều, đối thoại cởi mở, quan trọng nhất là ghi nhận ý kiến của bà con.

Giám sát phải căn cứ vào văn bản nguồn, gắn với thực tiễn và phải thật sự sâu sát, gần gũi với nhân dân, có như vậy mới đem lại hiệu quả. Ban Văn hoá - Xã hội cũng mạnh dạn gắn công việc giám sát, khảo sát vào nội dung họp của Thường trực HĐND tỉnh hằng tháng. Nghĩa là các thành viên của ban đã có thực tế, có tâm tư, nguyện vọng của người dân trước khi bước vào phòng họp. Qua các phiên họp, ban không chỉ cung cấp thông tin mà có những đề xuất hợp tình, hợp lý, có những nắm bắt và dự đoán chính xác, giúp lãnh đạo HĐND tỉnh đưa ra những kết luận, quyết sách đúng đắn. Việc báo cáo mà ít thực tiễn là điều anh Tiến rất ngại, bởi anh biết: “Cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, báo cáo để báo cáo thì tốn giấy mà chẳng giải quyết được gì”.

Ban Văn hoá - Xã hội cũng rất sát sao trong việc theo dõi kết quả, diễn tiến của các vấn đề “hậu giám sát”. Có khi là một lời hỏi thăm, có khi là trao đổi văn bản với HĐND cơ sở, tuy nhiên, khi trở lại những vấn đề, những địa bàn đã giám sát, thành viên ban đều có những đánh giá, nhìn nhận và trao đổi.

Theo anh Tiến, giám sát đừng “ôm đồm”, mà phải cụ thể, hợp với nguyện vọng người dân, giám sát phải cho “ra vấn đề”, giải quyết vấn đề, chớ không kiểu “đánh trống bỏ dùi”. Anh Tiến chứng minh cho chúng tôi thấy bằng rất nhiều số liệu, cái này ý kiến người dân ra sao, giải quyết ra sao, bây giờ thế nào. Rất nhiều chi tiết như thế cho thấy tâm sức bỏ ra của ban không ít. Anh Tiến nói, công việc chỉ mới bắt đầu, chưa có gì để nói.

Anh nhắn với chúng tôi rằng, “nếu có ai hỏi làm đại biểu HĐND là làm gì, cứ cho số và tên của anh”. Nghĩ cũng phải, làm đại biểu HĐND là nghĩa là có mặt lúc người dân khó khăn, phục vụ cho lợi ích của người dân và khi cần ai cũng có thể nhấc máy “a-lô”./.

Phạm Hải Nguyên   

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Bảo hiểm y tế đảm bảo quy trình chi trả khi khám chữa bệnh đúng tuyến
  • Tổ chức kiểm tra, rà soát hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
  • Nỗ lực rút ngắn thời gian giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp
  • Khuyến công Đắk Nông: Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn
  • Thí sinh cần làm gì để biết mình trúng tuyển khi chưa có giấy báo nhập học
  • Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh Bùi Thanh San
  • Thu ngân sách của Hải quan Thanh Hoá đã đạt trên 50% dự toán
  • Hải quan Lào Cai thông quan hơn 10.000 tấn nông sản xuất khẩu trong dịp nghỉ lễ
推荐内容
  • Mạnh tay xóa bỏ các bài viết có thông tin sai lệch về dịch virus corona trên Facebook
  • Hàng công nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường RCEP tăng 23%
  • Sửa chính sách để hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất
  • Hải quan Quảng Ninh phát hiện một vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc
  • Dấu hiệu cho thấy hộp số xe ô tô bị hỏng cần khắc phục ngay
  • Lạng Sơn: Tiếp tục thực hiện đổi đầu kéo 4 phương tiện/lượt qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị