【kqbd u19 ý】Áp lực chuyển đổi số và phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may
Doanh nghiệp “bắt tay” hợp tác thúc đẩy kinh tế tuần hoàn Ngành dệt may: Xanh hóa chuỗi sản xuất |
Áp lực chuyển đổi số
TheÁplựcchuyểnđổisốvàpháttriểnkinhtếtuầnhoàntrongngànhdệkqbd u19 ýo ông Nguyễn Phước Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA), các doanh nghiệp dệt may thuộc HUBA đang gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn phổ biến là thiếu hụt dòng tiền, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay, nhiều doanh nghiệp không được giải ngân, chuyển nợ xấu. Do vậy, từ giữa năm 2022 đến nay các doanh nghiệp không đầu tư và có xu hướng bán lại, làm mất thương hiệu.
Áp lực chuyển đổi số buộc các doanh nghiệp dệt may phải thích ứng nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi |
Kết quả quý I/2023 của doanh nghiệp dệt may thành phố đã cho thấy, kim ngạch xuất khẩu giảm trên 8% so với cùng kỳ. HUBA cũng dự báo rằng các tháng sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn chồng chất đối với doanh nghiệp của ngành dệt may.
Việc dệt may liên tục gặp khó khăn kéo dài kể từ cuối năm 2022 tới nay, theo chia sẻ của những doanh nghiệp đầu ngành, ngoài khó khăn do thị trường giảm sức cầu còn xuất phát từ nội tại của ngành.
Nói về những tồn tại của ngành dệt may, theo Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (Agtek) đó là việc thiếu tính liên kết trong chuỗi cung ứng. Điều đáng nói, chuỗi cung ứng bền vững không phải là một khái niệm mới trong ngành và cũng không phải đến thời điểm hiện tại vấn đề này mới được chú trọng.
Cụ thể, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, xu hướng mua hàng của các nhà nhập khẩu may mặc lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đang thay đổi, họ ưu tiên lựa chọn chuỗi cung ứng có khả năng sản xuất nhiều công đoạn, tập trung tại một địa điểm đồng thời minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu cũng quan tâm tới việc giảm thiểu sử dụng hóa chất, tiết kiệm nguyên liệu bằng cách tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Đặt trong những yêu cầu này, doanh nghiệp Việt Nam đang yếu và thiếu tính liên kết theo chuỗi cung ứng. Bởi thực tế, hầu hết doanh nghiệp vẫn đang làm gia công, dẫn tới lợi nhuận thấp, thường xuyên bị ép giá…
Trong bối cảnh trên, ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean khẳng định: Một trong những chìa khóa để thay đổi, tái định vị ngành dệt may Việt Nam, không gì khác là ứng dụng chuyển đổi số.
“Tại Việt Thắng Jean, kể từ khi ứng dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp, không những tối ưu được nguồn nhân công, mà các khâu vận hành cùng chất lượng sản phẩm cũng đã cải thiện đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ nano, ô-zôn trong nhuộm và điều chỉnh màu vải đã giúp giảm thiểu tối ra chất thải ra môi trường”- ông Việt cho biết.
Hướng tới kinh tế tuần hoàn
Cùng với chuyển đổi số thì việc hướng tới kinh tế tuần hoàn cũng là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay với doanh nghiệp dệt may. Liên quan vấn đề này, ông Phạm Văn Việt cho biết: Nói một cách dễ hiểu thì kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động từ khâu thiết kế, sản xuất đến cung cấp dịch vụ đều hướng tới tái sử dụng vật chất và loại bỏ những ảnh hưởng xấu đến môi trường.
“Có 4 lợi ích cơ bản mà nền kinh tế tuần hoàn đem lại thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, đó là tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm lợi ích xã hội. Như vậy, khái niệm này nhất quán với các nguyên tắc 3R mà cả thế giới đã nói đến hàng thập kỷ qua - đó là giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế. Hoặc nói rộng ra là tận dụng triệt để tài nguyên thông qua các hoạt động sản xuất - tiêu thụ - tái sinh”- ông Việt phân tích.
Sợi vải từ các sản phẩm thiên nhiên đang lên ngôi trong ngành dệt may |
Trên thực tế, mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng đến hoạt động quản lý và tái tạo tài nguyên theo một chu trình khép kín nhằm hạn chế tối đa lượng phế thải, các chất thải được tái chế, trở thành nguyên liệu mới cho sản xuất, từ đó làm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Bản chất của mô hình kinh tế tuần hoàn được hình thành bởi 3 nguyên tắc: Bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên; tối ưu hóa lợi nhuận tài nguyên; quản lý hiệu quả hệ thống xử lý chất thải. Cụ thể, một phần hoặc toàn bộ chất thải sẽ được đưa về vòng sản xuất cũ, cấu trúc lại và tiếp tục được sử dụng, góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, đồng thời giảm chi phí chế tạo, sản xuất.
Đối với ngành dệt may, theo ông Việt, dù có đóng góp lớn vào nền kinh tế, nhưng dệt may lại là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường hàng đầu. Do đó, một số quốc gia trên thế giới đã đặt ra tiêu chuẩn bền vững cho hàng dệt may nhập khẩu vào nước họ. Điều này đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải thay đổi, phải “xanh hoá” để phát triển bền vững. Từ thực tế đó, phát triển bền vững theo hướng kinh doanh tuần hoàn là xu hướng tất yếu của ngành dệt may Việt Nam. Trong xu thế này, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang phải tạo ra thiết kế phù hợp, tăng thời gian sử dụng; hoặc sử dụng lại quần áo và sửa chữa chúng để dùng vào những mục đích khác; cuối cùng là thu gom và tái chế.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay việc “xanh hóa” trong sản xuất dệt may đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và bước đầu thành công. Có thể kể tới như Faslink đã đầu tư nhiều xưởng sản xuất với tổng diện tích 10.000 m2, trang bị hơn 300 thiết bị hiện đại và bộ rập cải tiến, cũng như hợp tác R&D để làm ra 5 loại sợi vải 'xanh' từ tự nhiên như: sợi cà phê, sợi sen, sợi vỏ sò, sợi dừa, sợi bạc hà.
“Hành trình tạo nên những sợi vải xanh từ bã cà phê, lá và thân sen, vỏ sò, than vỏ dừa, cellulose bạc hà… của chúng tôi không chỉ bắt nguồn từ ý tưởng và xu hướng trong kinh doanh mà gắn liền với sự đam mê, khát vọng mạnh mẽ phát huy giá trị của những nguyên liệu được xem là bình thường, ít giá trị trong tự nhiên. Những sợi vải xanh đã tạo nên những bước đi mới, thúc đẩy sự phát triển sáng tạo trong ngành công nghiệp dệt may và thời trang”-bà Trần Hoàng Phú Xuân - Tổng Giám đốc Fastlink cho biết.
Còn với Công ty CP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (TCM), ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này chia sẻ, từ nhiều năm trước TCM đã tạo ra một chuỗi cung ứng khép kín - thu nhỏ bên trong doanh nghiệp, để các nhân tài có điều kiện để thử nghiệm từ A đến Z, từ tạo ra sợi vải đến thành phẩm đầu cuối là áo quần.
Thành quả là Thành Công đã sản xuất và phân phối được các sản phẩm từ sợi tái chế, hoặc vải sợi từ vỏ chai, bắp hoặc nguyên liệu từ thiên nhiên và được các thương hiệu thời trang từ Nhật Bản, Adidas hay North Face… ưa chuộng.
Theo dự báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, khó khăn trong xuất khẩu dệt may sẽ còn kéo dài đến hết quý II/2023. Do đó việc chuyển đổi số, xanh hóa chuỗi cung ứng, xanh hóa sản xuất sẽ là bước chuẩn bị cho hành trình bứt phá của dệt may trong thời gian tới. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·ADB: Chính sách tiền tệ vẫn được nới lỏng trong năm 2021 nhằm phục hồi nền kinh tế tại Việt Nam
- ·EVN làm việc với tỉnh Quảng Nam: Thúc đẩy tiến độ dự án đường dây 500 kV mạch 3
- ·Vì sao ngày càng nhiều tài xế công nghệ bỏ việc?
- ·'Độc chiêu' của thợ săn cua đá
- ·Tăng thu nhập từ ươm mai giống
- ·Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản
- ·Sầu riêng rớt giá quá nửa, rẻ hiếm có chỉ hơn 60 nghìn/kg
- ·TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu hơn 29 nghìn tỷ đồng
- ·Thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng
- ·Giá vàng hôm nay 26/6: Tuần thứ 2 liên tục giảm giá
- ·Long An: Gần 700ha đất sạch trong khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê
- ·Ngành Thuế tổ chức lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế
- ·Mỹ gặp cú sốc lớn, Châu Âu họp khẩn cấp trước nguy cơ bị phá huy
- ·Vượt qua khó khăn từ dịch bệnh, thu nội địa đạt tiến độ dự toán
- ·Từ ngày 15/6, doanh nghiệp kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép
- ·Để mặt hàng nhôm vững bước sang thị trường EU
- ·Tăng hiệu quả quản lý thuế hoạt động cho thuê nhà, căn hộ
- ·Cách xác định chi phí khi ghi nhận doanh thu trả trước
- ·Không còn chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với viên chức phóng viên, biên tập viên
- ·Bảo vệ an toàn lưới điện 500kV: Chính quyền đồng hành cùng ngành điện