【nhan dinh udinese】Điều chỉnh phụ tải tại Thái Bình: Cần sự chung tay của doanh nghiệp
Hội thảo thu hút gần 300 khách mời từ các cơ quan trung ương,ĐiềuchỉnhphụtảitạiTháiBìnhCầnsựchungtaycủadoanhnghiệnhan dinh udinese địa phương và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Bình |
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình, một số cơ quan trung ương và địa phương; đại diện các Hiệp hội, tổ chức, chuyên gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), công ty điện lực Thái Bình, cơ quan thông tấn báo chí và gần 150 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong những năm qua, với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, môi trường kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, tạo tâm lý phấn khởi cho các nhà đầu tư trong, ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao với mức tăng trưởng nóng trên hai con số.
Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng GDP trung bình khoảng 7% giai đoạn 2016-2030, hệ thống nguồn điện (Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) đến năm 2020 phải đạt 60.000 MW, đến 2025 khoảng 96.500 MW và đến 2030 gần 130.000 MW. Tuy nhiên đến nay, hệ thống nguồn điện của Việt Nam mới đạt khoảng 49.000 MW trong khi nhu cầu điện vẫn tiếp tục tăng cao, nhất là khu vực miền Nam. Đây là một thách thức rất lớn cho ngành điện Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước đã tới hạn, dẫn đến phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu; áp lực truyền tải điện trên hệ thống đường dây 500kV Bắc Nam rất lớn; Một số dự án điện vào chậm tiến độ so với yêu cầu đặt ra; Giá năng lượng còn thấp, khó thu hút đầu tư tư nhân; Và những thách thức về tác động môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.
Tại 27 tỉnh miền Bắc, trong đó có Thái Bình, nhu cầu sử dụng điện của các khách hàng, đặc biệt là khách hàng công nghiệp tăng đột biến so với bình quân cả nước, đạt trên 12%, thậm chí có địa phương tăng trên 15%.
Ông Trịnh Quốc Vũ phát biểu khai mạc hội thảo |
Ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ là không để thiếu điện, trong những năm qua, EVN, EVNNPC, một mặt vừa đẩy nhanh tiến độ các dự án điện, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo; vừa đẩy mạnh các chương trình tiết kiệm điện. Tuy nhiên kết quả chưa đạt như mong muốn, nhất là trong khối doanh nghiệp sản xuất.
Để giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng nói chung và điện nói riêng, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Tháng 3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 279/QĐ – TTg phê quyệt chương Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu phụ tải giai đoạn 2018- 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ (DSM) với mục tiêu chính là: Đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng, độ tin cậy cấp điện; Giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện; Nâng cao nhận thức của khách hàng và toàn xã hội.
Theo đó, phấn đấu giảm 300 MW công suất phụ tải đỉnh vào năm 2020; 1.000 MW vào năm 2025, 2.000 MW vào năm 2030. Đồng thời tăng hệ số phụ tải điện quốc gia từ 1-2% giai đoạn 2018-2020 và 3-4% giai đoạn 2021-2030.
Ngày 28/1/2019, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-BCT về Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện (DR) với mục tiêu giảm được ít nhất 30% công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện, tương ứng 90 MW vào năm 2020, 300 MW vào năm 2025 và 600 MW vào năm 2030. Đây được coi là giải pháp quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
Thực hiện chỉ đạo nêu trên, EVN và các Tổng công ty Điện lực đang tích cực triển khai trương trình điều chỉnh phụ tải (DR). Tại 27 tỉnh miền Bắc, EVNNPC cũng lựa chọn được trên 4.000 doanh nghiệp có sản lượng điện tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên để mời tham gia chương trình DR. Tại Thái Bình số doanh nghiệp có mức tiêu thụ 1 triệu kWh trở lên là gần 122 doanh nghiệp. Đến nay, PC Thái Bình đã làm việc với gần 100 DN, đã ký kết thoả thuận với trên 30 DN tự nguyện tham gia.
Ông Nguyễn Hoàng Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đánh giá cao vai trò của trách nhiệm cũng như sự phối hợp của Bộ Công Thương trong việc tổ chức hội thảo và nhấn mạnh: Hội thảo là dịp để các cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi thông tin, tìm ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả để thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải, góp phần hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao; hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là đảm bảo an ninh năng lượng hiệu quả gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Hoàng Giang cũng kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao ý thức trách nhiệm, chủ động, tích cực tham gia với ngành điện một cách có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra. UBND tỉnh Thái Bình cam kết sẽ đồng hành cùng với ngành điện và doanh nghiệp thực hiện thành công chương trình.
Theo đại diện Bộ Công Thương, các ý kiến đóng góp tại Hội thảo lần này, nhất là các ý kiến từ doanh nghiệp Thái Bình sẽ góp phần quan trọng, làm cơ sở để Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp cho cộng đồng doanh nghiệp; Tạo điều kiện cho EVN và các Tổng công ty Điện lực thực hiện thành công chương trình. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nêu trên, Bộ Công Thương cho rằng cần có sự vào cuộc của các Bộ, Ban ngành, tổ chức liên quan, đặc biệt là vai trò của Chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Khách hàng tìm hiểu thêm về chương trình điều chỉnh phụ tải |
Tại Hội thảo, các diễn giả, đại biểu đã tập trung thảo luận, nêu bật các khó khăn, thách thức về hệ thống điện tại Việt Nam; Lợi ích của việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm; Đặc biệt EVNNPC cũng đã giới thiệu chi tiết nội dung và lợi ích của chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải; Các hỗ trợ của EVNNPC đối với doanh nghiệp tham gia chương trình DR tự nguyện; Đề xuất các cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình DR.
Các doanh nghiệp ký kết tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải |
Trong khuôn khổ hội thảo, PC Thái Bình cũng đã tổ chức lễ ký kết thoả thuận tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải năm 2019 đối với 12 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nâng con số doanh nghiệp tham gia trên địa bản tỉnh là gần 50 doanh nghiệp.
(责任编辑:La liga)
- ·Tin bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp tới Thái Bình, Hà Tĩnh
- ·Trả giá đắt vì ma túy
- ·Cần quy định cởi mở hơn việc báo chí ghi âm ghi hình tại tòa
- ·Khoáng sản là 'miếng mỡ ngon đặt trước miệng mèo'
- ·Hà Nội rà soát tất cả người nhập cảnh từ 7/3 để cách ly
- ·Chuẩn bị đưa ra xét xử đối tượng giết 2 người
- ·Cẩn trọng với “bẫy” nền tái định cư giá rẻ
- ·Bắt tạm giam đối tượng lập công ty để lừa đảo bằng hình thức xuất khẩu lao động
- ·Thủ tướng: VN sẽ là địa chỉ tin cậy cho nhiều hội nghị khu vực và toàn cầu
- ·Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật
- ·Nhiều hãng điện thoại lớn của Trung Quốc nằm trong 'danh sách đen' của Mỹ
- ·Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới
- ·Tờ rơi tín dụng đen xuất hiện cuối năm, người dân cần chú ý !
- ·Thư chung 2023 của Giáo hoàng Francis khẳng định vị thế, thành quả của Việt Nam
- ·Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Muốn phát triển kinh tế tư nhân phải thúc đẩy PPP
- ·10 năm, hòa giải thành 6.212 vụ tranh chấp, khiếu kiện của nông dân
- ·Thủ tướng Hàn Quốc chia sẻ cảm xúc sau khi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Thủ tướng phê chuẩn 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
- ·Hà Nội yêu cầu xử lý nhà 'siêu mỏng' trên tuyến đường Vành đai 3
- ·Kiên quyết không để thế lực thù địch chia rẽ tình hữu nghị Việt Nam