【kq mu hôm nay】Đùn đẩy, sợ trách nhiệm 'trở thành một loại dịch' trong thực thi công vụ
Sáng 25/5,Đùnđẩysợtráchnhiệmtrởthànhmộtloạidịchtrongthựcthicôngvụkq mu hôm nay Quốc hội thảo luận về báo cáo của đoàn giám sát về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.
Vấn đề một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ được rất nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, báo cáo giám sát đã nêu 5 nhóm tồn tại, hạn chế; 3 nhóm nguyên nhân khách quan, 4 nhóm chủ quan trong thực hiện Nghị quyết 43 cũng như các nghị quyết của Quốc hội thời gian qua.
Đại biểu nhấn mạnh, những điều báo cáo chỉ ra "đều đúng và trúng". Trong đó ông rất quan ngại với nguyên nhân chủ quan thứ 3 về tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức.
Đại biểu Anh Trí cho rằng: "Điều này đã trở thành một loại dịch lan rất nhanh trong đội ngũ người thực thi công vụ, trong mọi cấp, mọi ngành suốt từ năm 2022 đến hết năm 2023. Nhân dân thấy rõ điều đó. Có người còn cho đó là đặc điểm nổi bật của cán bộ, công chức trong thời gian qua, thực sự đau, và thực sự buồn".
Theo ông, để ngăn chặn dịch né tránh, sợ trách nhiệm thì các cấp Đảng, chính quyền cần coi đó là tình trạng tiêu cực; cần chỉ ra và thực thi kỷ luật ai né tránh, sợ trách nhiệm. Bên cạnh đó cũng cần khen thưởng kịp thời với các cán bộ "7 dám", đặc biệt cán bộ, công chức viên chức nào dám làm, dám chịu trách nhiệm...
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đồng tình với nguyên nhân chính của các hạn chế trên là do con người. Con người đề xuất, ban hành chính sách, con người thực thi và triển khai chính sách trong thực tế là yếu tố quyết định cho chính sách đó thành công hay không.
Ông cũng cho rằng, việc tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức không chỉ là nguyên nhân mà còn là hiện tượng. Theo ông, hiện tượng này xuất phát từ 2 nguyên nhân.
Đó là, văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo; nhiều quy định không khả thi và lạc hậu, tạo rủi ro cho người thực thi, cho doanh nghiệp, thủ tục thực hiện dự án phức tạp, chồng chéo dẫn đến kéo dài thời gian chuẩn bị. Năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức còn hạn chế.
Trong khi đó, thời gian qua, việc khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các quy định pháp luật, việc hủy bỏ những quy định không khả thi tuy có triển khai nhưng vẫn còn chậm, nhất là những văn bản dưới luật. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức chưa chú trọng nhiều vào học chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo ông Thông, tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm đã được nhắc đến nhiều lần nhưng vẫn chưa có chuyển biến.
"Có phải chúng ta chưa có cơ chế xử lý, đánh giá cán bộ công chức hay chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung? Theo tôi, không phải. Chúng ta đã có nhiều văn bản của Đảng, Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Và có Kết luận 14 của Trung ương, Nghị định 73 của Chính phủ về khuyến khích cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Vậy thì từ nguyên nhân nào?", ông Thông đặt vấn đề.
Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ có đánh giá một cách căn cơ, tìm đúng nguyên nhân và có giải pháp thật sự hiệu quả. Cần khảo sát, đánh giá lại việc thực hiện Nghị định 73 từ khi ban hành cho đến nay có cơ quan, đơn vị, địa phương nào đã áp dụng thực hiện và đem lại hiệu quả, để từ đó nhân rộng.
Đề xuất để khắc phục tình trạng cán bộ "xơ cứng, không dám hành động vì sợ sai", khuyến khích sự năng động, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần có một nghị quyết của Quốc hội cho phép khi thực thi công vụ được phép vận dụng quy định của pháp luật hoặc lựa chọn quy định của pháp luật phù hợp nhất, một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thực tế.
"Trước khi thực hiện phải lập kế hoạch hành động, trong đó chỉ rõ lý do vận dụng sáng tạo là gì và khác gì so với quy định hiện hành. Báo cáo kế hoạch này với cơ quan có thẩm quyền về cách làm.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, phê duyệt kế hoạch đó để cán bộ thực hiện, nhưng việc phê duyệt phải dựa trên cơ sở tính khả thi, phù hợp thực tế, không trái với quy định cấm của pháp luật. Đồng thời phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của người đề xuất để phát hiện, điều chỉnh kịp thời", Đại biểu Cường phân tích và cho rằng nếu thực hiện được thì "sẽ là mấu chốt" của sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Xây dựng pháp luật để cán bộ không phải dám nghĩ, dám làm theo nghĩa 'xé rào'
Nhấn mạnh phải xây dựng pháp luật để cán bộ không phải dám nghĩ, dám làm theo nghĩa 'xé rào', đại biểu Quốc hội cho rằng, luật gây vướng mắc, góp phần tạo sức ì cho hệ thống công quyền mà không sửa kịp thời là có lỗi với dân, với nước.(责任编辑:Thể thao)
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Sốt xuất huyết tăng cao nhất trong thập niên gần đây
- ·Mua tối thiểu 2 triệu khẩu trang để cung ứng cho người dân
- ·Trao cơ hội nuôi con bằng sữa mẹ
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Chuyên nghiệp
- ·Anh trả đũa Nga, hạn chế đi lại với các nhà ngoại giao
- ·Kết quả thẩm định Giải thưởng Báo chí Nguyễn Mai lần thứ II
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Lấy dị vật nguy hiểm vùng cổ, cứu sống nam thanh niên bị tai nạn lao động
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Ông Putin gọi hội đàm với ông Kim Jong Un là thẳng thắn và hiệu quả
- ·Mang ánh sáng đến với người mù
- ·8 chuyến xe yêu thương đưa bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn về quê ăn Tết
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Đào tạo kỹ thuật ghép gan chuyên nghiệp
- ·1.500 người dân được khám và mổ mắt miễn phí
- ·Khai giảng khóa đào tạo về Âm ngữ trị liệu tại Trường đại học Y Dược
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Đại sứ và các nhà ngoại giao Pháp ‘đang bị bắt làm con tin’ ở Niger