【lịch thi đấu đêm nay】CPI bình quân năm 2019 ước tăng khoảng 2,7%
Sáng 25/12,ìnhquânnămướctăngkhoảlịch thi đấu đêm nay Ban Chỉ đạo điều hành giá họp đánh giá công tác quản lý, điều hành giá năm 2019 và định hướng công tác điều hành giá năm 2020. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp.
CPI sát dự báo trong kịch bản tăng thấp
Thay mặt Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Trưởng Nhóm giúp việc báo cáo tại cuộc họp cho biết, mặt bằng giá thị trường trong năm 2019 biến động theo hướng tăng cao trong tháng diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở lại trong hai tháng tiếp theo, sau đó giảm trở lại vào tháng 6 và tiếp tục tăng vào các tháng cuối năm.
Cùng với diễn biến tăng giảm giá cả thị trường, CPI các tháng cũng tăng giảm theo xu hướng của giá thị trường. Theo đó, CPI hàng tháng đều tăng so với CPI tháng trước, tăng nhiều nhất là CPI tháng 2 tăng 0,8%, tháng 11 tăng 0,96% và thấp nhất là tháng 7 tăng 0,18%. Riêng CPI tháng 3 giảm 0,21% và tháng 6 giảm 0,09%.
“CPI tháng 12 ước tăng từ 1% - 1,1% so với tháng trước và CPI bình quân năm 2019 ước tăng khoảng 2,7% - 2,8% so với cùng kỳ năm 2018”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết.
Theo Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, diễn biến chỉ số giá trong năm 2019 tương đối sát với dự báo từ đầu năm, nằm trong kịch bản tăng thấp.
Các nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI trong năm 2019 là do một số mặt hàng tăng giá theo quy luật hàng năm như giá một số mặt hàng nhóm hàng tiêu dùng tăng vào dịp lễ, tết, trong các tháng cao điểm du lịch hè; giá nhiên liệu chất đốt trong nước tăng theo giá thế giới những tháng đầu năm; việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế… Đáng chú ý, mặt bằng giá thị trường năm 2019 chịu áp lực lớn từ biến động tăng cao của giá thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung sụt giảm.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá, đó là: giá lương thực giảm do nguồn cung dồi dào và nhu cầu nhập khẩu giảm; giá xăng dầu và giá gas trong nước có xu hướng tăng giảm đan xen.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu; tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát thị trường; điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý với mức độ và thời điểm phù hợp, làm hạn chế tác động đến mặt bằng giá chung và lạm phát kỳ vọng. Việc điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt; chủ động tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường và kịch bản Ban Chỉ đạo đã đề ra trong từng quý cũng là các yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 vẫn trong mục tiêu đề ra, ở mức 1,95% - 1,97% (theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước).
Không điều chỉnh giá hàng hóa thiết yếu trong quý I/2020
Theo Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, để đạt được mục tiêu dưới 4% trong năm 2020, bình quân mỗi tháng CPI chỉ được phép tăng 0,19% vì CPI các tháng cuối năm 2019 ở mức cao, góp phần làm CPI tháng 1/2020 so với cùng kỳ ở mức cao, dù chưa tính tới các yếu tố tăng giá của các hàng hóa, dịch vụ trong tháng.
Cuộc họp Ban Chỉ đạo Điều hành giá có đông đảo đại diện các bộ, ngành tham dự. Ảnh: T.T |
Trong năm 2020, nhiều yếu tố tạo áp lực lên mặt bằng giá. Đáng chú ý, một số hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá phải tiếp tục điều chỉnh theo lộ trình. Đó là: Giá dịch vụ y tế năm 2020 dự kiến chịu tác động từ việc điều chỉnh kết cấu chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế (bước 3) và việc điều chỉnh chi phí tiền lương tăng. Giá dịch vụ giáo dục sẽ tiếp tục tăng từ 5% - 6% trong năm 2020 theo lộ trình. Đặc biệt, Chính phủ vừa ban hành nghị định, cho phép địa phương quy định linh hoạt mức giá đất tối đa trong bảng giá đất cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất. Dự kiến giá đất trong bảng giá đất giai đoạn 2020-2014 sẽ được điều chỉnh tăng trong khoảng 10% - 20% so với năm 2019.
Trong khi đó, giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu dự kiến sẽ diễn biến phức tạp, khó lường trong năm 2020. Giá nhiên liệu biến động theo giá thế giới. Theo dự báo, nguồn cung của dầu thô trên thế giới sẽ tăng nhờ việc tăng nguồn cung dầu thô từ Hoa Kỳ, nguồn cung dầu thô dự báo dồi dào… Tuy nhiên không loại trừ khả năng giá nhiên liệu có thể tăng nhẹ.
Giá thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp. Nguồn cung thịt lợn trong nước hiện đang giảm cùng với nhu cầu mua lợn của Trung Quốc qua đường tiểu ngạch; việc tái đàn vẫn chưa đạt hiệu quả nên dự báo giá thịt lợn dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm 2020.
Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước, lạm phát cơ bản năm 2020 dự kiến trong khoảng 2,0% - 2,5%.
Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đưa ra một số kịch bản giá trong quý I cũng như cả năm 2020.
Kiến nghị các biện pháp điều hành giá năm 2020, Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá cho rằng, để đạt mục tiêu 4%, bình quân mỗi tháng CPI chỉ được phép tăng 0,19% là mức tăng khá thấp.
Vì vậy, Nhóm giúp việc kiến nghị, trong quý I/2020 không điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước định giá, thực hiện kiểm soát chặt chẽ và bình ổn giá thị trường trước, trong và sau Tết, nhất là đối với mặt hàng thịt lợn, dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, đi lại dịp Tết. Trong quý II/2020 thực hiện điều hành giá thận trọng tùy vào diễn biến CPI các tháng đầu năm. Quý III, IV trên cơ sở tính toán, đánh giá tác động của điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước định giá, xem xét điều chỉnh vào thời điểm thích hợp với mức độ phù hợp, đảm bảo kiểm soát lạm phát mục tiêu.
Nhóm giúp việc cũng đề nghị tăng cường công tác bình ổn giá, quản lý thị trường, nhất là các dịp lễ, tết. Các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, chủ động chuẩn bị nguồn hàng để hạn chế tăng giá. Ngân hàng Nhà nước cần bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt theo các mục tiêu đề ra. Đồng thời, phải tăng cường công tác tuyên truyền để hạn chế thông tin thất thiệt gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn đến thị trường; thực hiện công khai, minh bạch thông tin để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành giá trong năm 2019. Theo Phó Thủ tướng, công tác điều hành giá đã đạt được thành công khi tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát kiểm soát thấp so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (2,75%). “Tăng trưởng cao gần gấp 3 lần lạm phát. Cho nên tổng thu nhập và tích lũy thực tế của cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp tăng lên” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, diễn biến chỉ số giá năm 2019 khá sát với dự báo của cả năm, nằm trong kịch bản tăng thấp. Phó Thủ tướng cho rằng, đạt được kết quả nêu trên đó là do các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tốt cân đối cung cầu; sự chủ động, tích cực của các bộ, ngành trong Ban Chỉ đạo điều hành giá; chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, thận trọng… Công tác truyền thông cũng đóng góp quan trọng trong điều hành giá, góp phần bình ổn giá cả thị trường.
Đối với công tác điều hành giá năm 2020, theo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, việc thực hiện chỉ tiêu lạm phát dưới 4%, mặc dù thách thức hơn so với với các năm trước đó, tuy nhiên Chính phủ quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu nêu trên. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành cần đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng, mặt hàng nào thiếu sẽ cân đối cho nhập khẩu.
“Quyết tâm điều hành giá năm 2020 theo kịch bản CPI tăng từ 3,59% - 3,91%. Mặc dù có khó khăn, thách thức hơn, nhưng đây là quyết tâm của Chính phủ trong điều hành”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chi giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành tăng hơn 8.200 tỉ, Bộ Kế hoạch
- ·Giáo sư Đức chia sẻ bí quyết nuôi ước mơ làm việc, định cư ở châu Âu
- ·Doanh nghiệp gọi điện mời đi làm, lao động nằm nhà… lắc đầu
- ·Gen Z cần mở lòng, ngưng kỳ vọng thế hệ khác hiểu mình
- ·Gỡ Thẻ vàng IUU
- ·"Thầy" dạy làm giàu nhan nhản, bủa lưới vây bắt học viên
- ·Vụ 8 người cấp cứu sau bữa thịt chó: Do tiếc của nên ăn chó bệnh
- ·Người đàn ông hành hung chủ tiệm massage vì bị cấm livestream
- ·Chính phủ đồng ý trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT với tất cả hàng hóa
- ·Nữ lao động bị điện giật tử vong khi trộn bê tông
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đã đến lúc đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn lao
- ·Nhiều địa phương không để xảy ra tai nạn lao động
- ·Công ty đông lao động nhất ở Đồng Nai công bố thưởng Tết
- ·Người Việt "thờ ơ" với các công việc mức lương 50 triệu đồng/tháng
- ·Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững
- ·Trồng dưa lưới theo công nghệ Israel, nông dân thu tiền tỷ mỗi năm
- ·Bữa trưa toàn đậu của lao động Việt tại Nhật, đổi lương 33 triệu đồng
- ·Nam lao động Việt tại Nhật tử vong vì bị cuốn vào băng tải nghiền đá
- ·Nhiều quy định mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- ·Nguyễn Thị Thật thua ngược tại giải xe đạp ở Thái Lan