会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh giải vô địch bồ đào nha】Quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm: Nâng cao trách nhiệm từ ba phía!

【bxh giải vô địch bồ đào nha】Quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm: Nâng cao trách nhiệm từ ba phía

时间:2024-12-24 00:03:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:861次
Năm 2023: Lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ,địnhvềviệclấyphiếutínnhiệmNângcaotráchnhiệmtừbaphíbxh giải vô địch bồ đào nha quy hoạch cán bộ chiến lược Quy định mới về Lấy phiếu tín nhiệm

Ngày 2/2/2023, ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, thay thế Quy định số 262-QĐ/TW ngày 8/10/2014.

Quy dinh ve viec lay phieu tin nhiem: Nang cao trach nhiem tu ba phia hinh anh 1
Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Quy định mới với một số nội dung bổ sung, sửa đổi và yêu cầu nghiêm ngặt, đòi hỏi trách nhiệm rất cao từ phía cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm và các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền.

Nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn

Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị có tính kế thừa cơ bản từ Quy định số 262-QĐ/TW.

Quy dinh ve viec lay phieu tin nhiem: Nang cao trach nhiem tu ba phia hinh anh 2

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Quan điểm, nguyên tắc của việc lấy phiếu tín nhiệm ở cả trong Quy định số 96-QĐ/TW và Quy định số 262-QĐ/TW đều nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch trong lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả tín nhiệm; kết quả lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và được công khai theo quy định.

Bên cạnh đó, quy định mới mang tính chất nâng cao so với quy định cũ.

Theo Quy định số 96-QĐ/TW, lấy phiếu tín nhiệm là “nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ, được thực hiện định kỳ.”.Trong khi đó, Quy định số 262-QĐ/TW chỉ coi phiếu tín nhiệm là “một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ.” Có sự khác biệt rất rõ ràng giữa khái niệm “kênh tham khảo” và “nội dung quan trọng.”

Yêu cầu đối với cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm cũng cao hơn trong Quy định mới. Quy định số 262-QĐ/TW nêu những đồng chí có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp.

Những đồng chí có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

Còn Quy định số 96-QĐ/TW lại ghi rất chi tiết, chặt chẽ: Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Nâng cao trách nhiệm từ ba phía

Về trách nhiệm đối với lá phiếu tín nhiệm, cả Quy định số 96-QĐ/TW lẫn Quy định số 262-QĐ/TW đều nhấn mạnh nghiêm cấm và xử lý nghiêm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Tuy nhiên, khác với Quy định số 262-QĐ/TW, ngay trong Điều 1 về quan điểm, nguyên tắc, bên cạnh việc nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, người đứng đầu thì Quy định số 96-QĐ/TW bổ sung ý mới: “Nhất là (trách nhiệm) người được lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm.”

Điều này xuất phát từ chỗ, theo Quy định mới của Bộ Chính trị, lá phiếu tín nhiệm mang trên mình trọng trách to lớn hơn, có thể quyết định một cách trực tiếp và tức thời sinh mệnh chính trị của người được lấy phiếu tín nhiệm.

Không phải là những câu từ mang nặng sự định tính dễ gây ra cảm giác mơ hồ về tính chất hình thức, xuê xoa mà là thái độ rạch ròi, kiên quyết - “Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải được kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.”

Trước yêu cầu mới, việc lấy phiếu tín nhiệm thực sự là thử thách “vàng-thau” đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý để “tự soi chiếu” về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, thái độ phục vụ nhân dân, khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ, kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con…

Người cán bộ đạt chỉ số tín nhiệm cao không chỉ có “ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện các quy định, quy chế của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi công tác.”

Mà đó phải là người có “tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;” không vì lá phiếu tín nhiệm mà ngại “xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm.”

Mặt khác, những yêu cầu mới của Quy định số 96-QĐ/TW cũng đặt ra ý thức trách nhiệm rất cao từ phía những người ghi phiếu tín nhiệm. Cầm trên tay “tờ giấy mỏng có sức nặng ngàn cân” để quy chiếu về uy tín, năng lực của cán bộ lãnh đạo trực tiếp, người ghi phiếu tính nhiệm phải mang trong mình thái độ khách quan, tính trung thực đủ lớn để vượt lên trên sự cảm tình cá nhân, lợi ích cục bộ. Nếu không, mức độ tín nhiệm rất dễ bị sai lệch hoặc xảy ra tình trạng lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

“Đoàn kết xuôi chiều” hay ngược lại, sự chia rẽ, bè cánh đều làm mất ý nghĩa của nguyên tắc “dân chủ, khách quan, công tâm, công khai” trong việc lấy phiếu tín nhiệm.

Trên thực tế, có những cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo lại dễ bị “mất phiếu” bởi cái mới ban đầu thường đi cùng với “cái lạ,” sự thật cũng có thể gây mất lòng, vì cái chung mà lợi ích cục bộ có thể bị ảnh hưởng…

Những cán bộ lãnh đạo các ngành, bộ phận thường xuyên phải “va chạm” với số đông, có chức năng giải quyết các vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm cũng ít “lợi thế” trong cách nhìn nhận từ phía công chúng.

Bởi vậy, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần xem xét một cách khách quan, toàn diện mọi khía cạnh của vấn đề để việc lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định số 96-QĐ/TW “bảo đảm thực chất, góp phần tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng”./.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Thực hiện tốt NQTW4 (Khóa XII) và Chỉ thị 05
  • Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
  • Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình kinh tế
  • Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7
  • Ngân hàng SHB hoàn thành 3 trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II trước thời hạn
  • Chủ tịch Quốc hội Hungary đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
  • Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy các động lực tăng trưởng
  • Tiếp tục duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích
推荐内容
  • Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tăng cường hợp tác nội khối, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng ASEAN
  • Đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy
  • Ba lãnh đạo Cục Quản lý giá Bộ Tài chính vi phạm đến mức phải kỷ luật
  • Bộ Nội vụ sắp ‘nhường’ địa phương quản lý biên chế công chức, viên chức
  • Vụ 213 container 'mất tích': Tổng cục Hải quan thông tin về xử lý cán bộ sai phạm
  • Thực hiện tốt các khâu đột phá