【kết qua bong da y】Đề xuất cân nhắc quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản
Chặn tình trạng “quân xanh,Đềxuấtcânnhắcquyđịnhcấmngườitronggiađìnhthamgiađấugiácùngmộttàisảkết qua bong da y quân đỏ” trong đấu giá tài sản Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản Ngăn chặn tình trạng thổi phồng giá trị tài sản để trục lợi trong đấu giá |
Không phù hợp cả về mặt pháp lý và thực tế
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Đại biểu Trần Văn Tuấn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang |
Tại phiên làm việc, các đại biểu tập trung vào nhiều vấn đề dư luận quan tâm chung quanh dự thảo Luật Đấu giá tài sản, trong đó nổi bật là quy định về những người không được đăng ký tham gia đấu giá.
Nêu quan điểm trước Quốc hội, đại biểu Trần Văn Tuấn - đoàn tỉnh Bắc Giang cho biết, tại khoản 23, Điều 1 của dự thảo Luật về bổ sung điểm e vào sau điểm đ, khoản 4, Điều 38 quy định những người sau đây không được đăng ký tham gia đấu giá, gồm: “Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản”.
Đại biểu cho rằng, việc quy định thêm các đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá gồm: "Công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản” là phù hợp với quy định của Khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020; Điều 12, Nghị Định 47/2021/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều Luật doanh nghiệp 2020; Điều 17a, Nghị định 10/2023/ NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013. Qua đó sẽ giúp tránh được tình trạng thông đồng dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”, tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị không nên bổ sung nhóm đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá là “Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột", vì quy định này không phù hợp cả về mặt pháp lý và thực tế.
Đại biểu Trần Văn Tuấn cho rằng, nếu quy định không cho cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản là hạn chế quyền sở hữu tài sản của công dân, không phù hợp với Hiến pháp và các quy định pháp luật liên quan, không phù hợp đối với trường hợp Nhà nước đấu giá quyền sử dụng đất ở để giao đất cho cá nhân, tổ chức có thu tiền sử dụng đất.
Về mặt thực tế, nếu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột đều có quyền đăng ký tham gia đấu giá nhiều lô đất khác nhau cùng với nhiều khách hàng khác không có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân cũng không ảnh hưởng đến tính khách quan của cuộc đấu giá và không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thông đồng, dìm giá.
Đồng thời, theo đại biểu, quy định không cho cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột cùng đăng ký tham gia một cuộc đấu giá, trả giá cùng một lô đất còn phát sinh thủ tục hành chính hết sức phức tạp cho tổ chức đấu giá trong quá trình thực hiện thủ tục cho khách hàng đăng ký tham gia đấu giá.
Do đó, nếu quy định cấm như Dự thảo nêu trên nhưng không kiểm soát được, sẽ dẫn đến sai sót mà sau khi đấu giá xong mới phát hiện người tham gia đấu giá có quan hệ hôn nhân, huyết thống... phải hủy kết quả trúng đấu giá để đấu giá lại. Điều này cũng sẽ tạo ra một hệ lụy rất lớn, gây tốn kém, lãng phí do việc phải tổ chức đấu giá lại, đó là chưa kể đến việc Tổ chức đấu giá tài sản phải đối diện với việc có tranh chấp khiếu kiện phức tạp.
Cân nhắc lại quy định, bảo đảm tính khả thi trong thực tế
Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Lã Thanh Tân - đoàn TP. Hải Phòng cho hay, dự thảo luật bổ sung quy định những người không được đăng ký tham gia đấu giá, tuy nhiên trên thực tế rất khó thực hiện bởi khi tổ chức cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá chuyên nghiệp không thể biết hết quan hệ trong gia đình trong số những người tham gia đấu giá là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột… và không có điều kiện để xác minh các thông tin nói trên.
Đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng |
Mặt khác, việc sở hữu tài sản chung của vợ chồng đã được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ với con, anh chị em ruột đều có năng lực hành vi dân sự riêng, độc lập với nhau về tài sản.
Đại biểu đề nghị cân nhắc việc đưa nội dung này vào dự thảo luật; nếu đưa nội dung này vào dự thảo Luật Đấu giá tài sản cần có cơ chế để thực hiện, bảo đảm tính khả thi trong thực tế, cũng như bảo đảm quyền của cá nhân khi tham gia đấu giá. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị làm rõ thế nào là “có khả năng chi phối hoạt động” vì quy định này mang tính định tính và rất khó xác định trong thực tế…
Đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp nhấn mạnh, việc không cho phép anh em ruột được tham gia đấu giá là không phù hợp, ảnh hưởng tới quyền tự do cá nhân và cần phải nghiên cứu, xem xét lại.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng - đoàn tỉnh Quảng Trị phân tích, việc quy định không cho phép người thân trong gia đình cùng tham gia đấu giá nhằm tạo ra tính chặt chẽ, tránh trường hợp “quân xanh, quân đỏ”. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu đưa ra quy định như vậy sẽ hạn chế quyền công dân; đồng thời gây phức tạp khi thực hiện.
“Do đó, tôi ủng hộ việc cân nhắc lại quy định này. Nếu chưa đủ điều kiện thực tế thì không nên đưa vào Dự thảo Luật Đấu giá lần này” - đại biểu nhấn mạnh.
Cũng quan tâm đến quy định nêu trên, đại biểu Nguyễn Minh Tâm - đoàn tỉnh Quảng Bình cho rằng, hiện nay, dự thảo Luật chưa làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh em… không được quyền tham gia đấu giá.
“Với quy định này, quá trình áp dụng đã có nhiều vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo về người tham gia đấu giá. Theo đó, để tháo gỡ các vướng mắc và thống nhất trong áp dụng, đề nghị ở các điều dự thảo Luật này cần phải quy định rõ: Cha, mẹ là cha mẹ đẻ hay bao gồm cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con là con ruột hay con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em là cùng cha mẹ hay bao gồm anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha” -đại biểu nêu quan điểm.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Green Center
- ·Xây nhà cấp 4 có gác lửng từ 200 triệu đồng
- ·Bỏ khung giá đất xác định giá theo thị trường
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Symphony of Vinhomes Grand Park
- ·Lý giải sức hút của shophouse Apec Diamond Park Lạng Sơn
- ·‘Tiếng đàn Chapi’ vùng núi Khánh Hòa thu hút Tập đoàn du lịch Crystal Bay
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Cần rà soát pháp lý dự án Danko Avenue khi phân lô bán nền
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Căn hộ tại đô thị vệ tinh được nhà đầu tư săn đón
- ·Vụ bán chui đất ruộng ở Hà Tĩnh: Xã trả tiền đền bù cho dân
- ·Thách thức và cơ hội mới cho thị trường bất động sản
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Nhà ống không gian “mở”, gió trời luồn lách mát lịm
- ·Toà tháp đôi hạng sang Diamond Crown Hai Phong hút khách
- ·The Beverly Solari
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Khánh thành Khu tái định cư thôn Làng Nủ, thôn Nậm Tông và thôn Kho Vàng