【tỷ số spezia】Nhà đầu tư có nên đặt niềm tin vào cổ phiếu MWG của Thế giới Di động?
MWG hồi phục nhờ cam kết...
TheàđầutưcónênđặtniềmtinvàocổphiếuMWGcủaThếgiớiDiđộtỷ số speziao đó, chốt phiên giao dịch ngày 20/07/2021, giá cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (Thế giới Di động) nằm ở mức 164.600 đồng/cp. Với mức giá này, cổ phiếu MWG đã tăng thêm 8.100 đồng/cp (5,18%) so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua. Việc giá cổ phiếu MWG hồi phục có thể liên quan đến thông báo được phát đi từ chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh để trấn an khách hàng, nhà đầu tư.
Cụ thể, vào tối 19/07, Bách hóa Xanh ra thông báo cho biết “đồng cảm” với những bức xúc của khách hàng về việc giá bán một số mặt hàng tăng và chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo tại một số cửa hàng. Bách Hoá Xanh cũng cam kết "không mua bằng mọi giá" hoặc tạm ngưng kinh doanh ngắn hạn các mặt hàng có giá tăng cao bất thường.
Tuy nhiên, theo ghi nhận, rất nhiều người tiêu dùng vẫn chưa hài lòng với cách giải thích của phía Bách Hóa Xanh. Họ cho rằng Bách Hóa Xanh vẫn đang tìm mọi lí do để bao biện cho việc tăng giá, kinh doanh chụp giật, trục lợi trong khốn khó... của mình. Bên cạnh đó, họ vẫn đang kêu gọi “làn sóng” tẩy chay Bách Hóa Xanh.
Một số người tiêu dùng cũng cho rằng giữa thông báo và vấn đề thực hiện thực tế của Bách Hóa Xanh lại là chuyện hoàn toàn trái ngược nhau. Bởi trước đó, đại diện chuỗi siêu thị Bách hóa Xanh cũng từng khẳng định, chuỗi không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh. Thế nhưng, người tiêu dùng vẫn liên tiếp phản ánh về việc tăng giá bán, nhập sai số lượng hàng hóa, sai mã hàng...
Đỉnh điểm nhất là mới đây, sau khi nhận được phản ánh, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng và Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra liên tiếp, lập biên bản vi phạm bán không đúng giá niêm yết, không niêm yết giá hàng hóa tại chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh.
Cổ phiếu MWG của Thế giới Di động đang diễn biến thất thường trong 1 tuần qua
Trở lại với cổ phiếu MWG, theo thống kê, trong vòng hơn 1 tháng qua, mức giá cổ phiếu này đã tăng tới 27% và liên tiếp thiết lập đỉnh mới. Tuy nhiên, trong vòng 1 tuần qua, cổ phiếu này lại có dấu hiệu không ổn định khi liên tiếp tăng giảm thất thường và biến động giá giao dịch cũng giảm 5,94%.
Cụ thể, chốt phiên ngày 13/07, giá cổ phiếu MWG giảm 1.600 đồng/cp và nằm ở mức 175.000 đồng/cp. Sang ngày 14/07, cổ phiếu này tiếp tục giảm thêm 8.500 đồng nằm ở mức 166.500 đồng/cp trước khi tăng nhẹ 1.600 đồng/cp ở 2 phiên tiếp theo. Đà sụt giảm tiếp tục ập đến MWG ở phiên ngày 19/07 khi giảm tới 11.600 đồng/cp để nằm ở mức 156.500 đồng/cp.
Với sự tăng giảm thất thường như trong những ngày gần đây, liệu việc lên giá trong phiên ngày hôm 20/7 của cổ phiếu MWG sẽ là dấu hiệu hồi phục “sau bão” hay đây chỉ là hiện tượng “bong bóng”?
“Bong bóng” dễ vỡ?
Theo ý kiến của một số chuyên gia, mức giá của cổ phiếu phụ thuộc vào rất nhiều nhiều tố. Trong đó, các yếu tố như tình hình doanh thu của công ty, tình hình kinh tế, chính sách cổ tức, tâm lý của nhà đầu tư... là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức giá của cổ phiếu.
Nếu xét về yếu tố kinh doanh thì Thế giới Di động hiện đang vận hành ba chuỗi siêu thị lớn là Thế giới Di động (TGDĐ), Điện Máy Xanh (ĐMX) và Bách Hóa Xanh. Trong đó, TGDĐ và ĐMX đã phổ biến toàn quốc trong lĩnh vực đồ điện tử, điện lạnh và sản phẩm công nghệ thì Bách Hóa Xanh tập trung trong mảng hàng tiêu dùng và chỉ hiện diện ở khu vực phía Nam.
Uy tín của thương hiệu Thế giới Di động sẽ bị giảm sút đáng kể khi liên tiếp dính “phốt” tại Bách Hóa Xanh
Theo báo báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất, lũy kế 5 tháng đầu năm 2021 Thế giới Di động ghi nhận doanh thu hợp nhất là 51.830 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế 2.172 tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ). Trong đó, Bách Hóa Xanh ghi nhận doanh thu 10.600 tỷ đồng, tăng trưởng gần 36% so với cùng kỳ và chiếm 20,5% doanh thu toàn công ty.
Tuy nhiên, dù ghi nhận sự tăng trưởng tại Bách Hóa Xanh nhưng theo thông tin từ lãnh đạo Thế giới Di động thì mục tiêu năm 2021 của Bách Hóa Xanh là bù đắp được chi phí cửa hàng, chi phí trung tâm phân phối (DC) và chi phí chung trước khấu hao (tức là hòa vốn EBITDA). Bởi, doanh thu 20.000 tỷ đồng của năm 2020 chỉ đủ bù đắp chi phí của cửa hàng và DC trước khấu hao.
Dù chưa được công bố, tình hình kinh doanh từ tháng 6/2021 đến nay của Thế giới Di dộng có thể sẽ không được khả quan như trước. Bởi các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến hàng loạt cửa hàng TGDĐ/ĐMX phải đóng cửa. Cụ thể, tính đến cuối tháng 5, hơn 630 cửa hàng TGDĐ/ĐMX đã phải đóng cửa do nằm trong khu vực phong tỏa. Đến nay, số cửa hàng TGDĐ/ĐMX phải đóng cửa có lẽ không dừng lại ở con số này khi mà hàng loạt địa phương đang thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, uy tín của thương hiệu Thế giới Di động cũng bị giảm đáng kể khi liên tiếp dính “phốt” trong thời gian vừa qua (chúng tôi sẽ thông tin ở bài sau). Đặc biệt là các “phốt” liên quan đến Bách Hóa Xanh gần đây mà báo chí đã liên tiếp thông tin. Đồng thời, Thế giới Di động cũng đang phải đối mặt với “làn sóng” tẩy chay Bách Hóa Xanh của người tiêu dùng.
Ngoài ra, yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng sẽ e ngại với chính sách phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP) quá lớn và thực hiện liên tục mỗi năm của Thế giới Di động. Thêm vào đó là những phát ngôn theo kiểu “bất cần” của lãnh đạo doanh nghiệp này.
Cụ thể, trong năm 2021, Thế giới Di động dự kiến tiếp tục phát hành cổ phiếu ESOP với tỷ lệ tối đa lên đến 3% số cổ phiếu đang lưu hành nhưng không quá 21,5 triệu cổ phiếu, giá phát hành chỉ 10.000 đồng/ổ phiếu. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, khi trả lời thắc mắc của cổ đông về chính sách này, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT Thế giới Di động đã khiến cổ đông hết sức ngỡ ngàng với phát biểu: “Nếu cổ đông bực bội với chính sách phát hành cổ phiếu ESOP thì hãy cân nhắc khi đầu tư vào MWG, mà hãy đầu tư vào doanh nghiệp khác”.
Anh Đức
(责任编辑:Thể thao)
- ·Khối tài sản của gia đình bầu Kiên ở VietBank giờ còn bao nhiêu?
- ·Thuận An vững bước phấn đấu trở thành đô thị loại II
- ·Bất động sản có thời hạn
- ·Thị trường bất động sản: Thông tin truyền thông nhiễu sóng, trong thế loạn 12 sứ quân
- ·Ô tô cỡ nhỏ giá rẻ giá từ 300 triệu tại Việt Nam: Chiếc nào bán chạy nhất năm qua
- ·Cô bé mắc bệnh hiểm nghèo …
- ·Nhà ở xanh nhưng giá phải rẻ: Bài toán khó lại thêm biến số
- ·Sau Hà Nội, hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM có nguy cơ bị thu hồi
- ·'Lạc quan về tăng trưởng kinh tế số học mà bỏ quên chất lượng là thiếu sót'
- ·Sự thực việc chủ đầu tư bất động sản mang dự án thế chấp tại ngân hàng
- ·Nhóm máu tiết lộ điều bất ngờ về vận mệnh, tính cách của con người
- ·Bất động sản TP.HCM: Giá căn hộ cho thuê giảm mạnh
- ·Văn phòng cho thuê tại Hà Nội “hốt vàng”
- ·Khiếu nại của ông Nguyễn Văn Hóa, phường Tân Bình, TX.Dĩ An: Khu đất sẽ tiếp tục bị ô nhiễm!
- ·Choáng gần 2 nghìn người Việt vừa mua chiếc ô tô giá hơn 400 triệu này tại Việt Nam
- ·Triển vọng tươi sáng cho phân khúc nhà ở bình dân
- ·Vui buồn Tết với dân môi giới
- ·Bất động sản Quảng Ninh: Nguồn cung condotel chạm đáy
- ·FLC Tropical City Ha Long: 'Chuẩn sống mới cho cư dân hiện đại'
- ·Vụ ông Nguyễn Văn Tốt “kiện” UBND huyện Tân Uyên: Tòa không chấp nhận yêu cầu khởi kiện