【kq gh cau lac bo】Tập trung vốn cho dự án có tỷ lệ giải ngân cao
(CMO) Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Bảy (chuyên đề) - HĐND tỉnh khóa X sắp diễn ra, sáng nay 19/10, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra các nội dung liên quan trên lĩnh vực kinh tế, ngân sách. Dự hội nghị có ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Các đại biểu HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra các Tờ trình của UBND tỉnh về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn; bổ sung danh mục dự án cần thu hồi đất năm 2022; bổ sung danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và bổ sung danh mục, điều chỉnh Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 (nguồn vốn ngân sách tỉnh) và Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện phương án nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh năm 2021.
Bà Vũ Hồng Như Yến, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, chủ trì hội nghị thẩm tra các nội dung sẽ được đưa ra quyết nghị tại Kỳ họp thứ Bảy (chuyên đề) - HĐND tỉnh khóa X sẽ dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10.
Trên tinh thần tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, có khối lượng lớn, khả năng hoàn thành trong năm 2022, các dự án lớn, trọng điểm khi hoàn thành sẽ tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương, các đại biểu đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn 40,701 tỷ đồng của 15 danh mục dự án để bổ sung tăng kế hoạch vốn cho 11 danh mục dự án trong Kế hoạch vốn ngân sách tập trung do tỉnh quản lý năm 2022 (386,705 tỷ đồng).
Cùng với đó, đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn 98,258 tỷ đồng của 19 danh mục dự án để bổ sung danh mục và tăng kế hoạch vốn cho 25 danh mục dự án đối với Kế hoạch vốn Xổ số kiến thiết năm 2022 (1.400 tỷ đồng).
Trong tổng số kế hoạch vốn tăng 98,258 tỷ đồng cho 25 danh mục dự án, có bổ sung 37,165 tỷ đồng cho 3 dự án trọng điểm: Dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nông Trường trên tuyến đường Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Đốc; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông kết nối vào khu vực Đầm Thị Tường và Dự án đầu tư nâng cấp đường Cà Mau - Đầm Dơi, đoạn từ ngã tư Xóm Ruộng đến thị trấn Đầm Dơi.
Các đại biểu cũng thống nhất bố trí tăng vốn cho dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp bến cá Khánh Hội (huyện U Minh), kè Tân Thuận (huyện Đầm Dơi), hỗ trợ xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân) xây dựng cơ sở hạ tầng để đạt chuẩn nông thôn mới…
Chiều cùng ngày, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra dự thảo Nghị quyết ban hành quy định nội dung mức chi để thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Cùng dự có ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh và ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh chủ trì hội nghị thẩm tra.
Theo dự thảo Nghị quyết trên, các nội dung chi bao gồm: chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội tại địa phương về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; chi tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời hằng năm; chi công tác phí, chi thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án tại địa phương, học tập kinh nghiệm mô hình xây dựng xã hội học tập hiệu quả trong nước; chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị sơ kết, tổng kết các cấp ở địa phương; chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc các hoạt động của đề án.
Chi bồi dưỡng cho báo cáo viên, hướng dẫn viên tham gia giảng dạy tại trung tâm học tập cộng đồng (Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng); chi đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của trung tâm học tập cộng đồng; chi kiểm tra, đánh giá, xếp loại, công nhận các mô hình học tập; chi tiền điện (hoặc chi phí thắp sáng) đối với các lớp học tại trung tâm học tập cộng đồng vào ban đêm; chi hỗ trợ đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy, học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng; chi cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.
Mục tiêu chung của Nghị quyết là tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập. (ảnh minh hoạ)
Mục tiêu chung của Nghị quyết là tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập, bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế.
Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục điều chỉnh phù hợp trình UBND tỉnh để hoàn chỉnh trước khi trình tại kỳ họp HĐND tỉnh./.
Trần Nguyên - Thanh Phương
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vụ sửa điểm ở Sơn La: Trách nhiệm công an địa phương như thế nào?
- ·Thương mại điện tử Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới
- ·Đã có hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam lên sàn Alibaba.com
- ·Thêm nhà máy chế biến tôm xuất khẩu quy mô lớn
- ·Khuyến cáo 9 biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID
- ·Trung Quốc đi trước thế giới với quy tắc quản lý AI tạo sinh
- ·Hàng ngàn thí sinh tranh tài để tìm ra 'thần đồng' CNTT
- ·500 tấn gạo thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” được xuất khẩu thành công sang châu Âu
- ·Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2018
- ·Bệnh viện Nghệ An ứng dụng App đa tiện ích cho người bệnh
- ·Vụ hủy hoại 400 cây quất Tết: Thủ phạm lãnh án tù
- ·Bộ TT&TT kiến nghị chưa nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online
- ·Doanh nghiệp bất động sản thay đổi chiến lược đầu tư
- ·6 giải pháp công nghệ giúp giải các bài toán để phát triển kinh tế số
- ·Tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức kỉ lục 7,08%
- ·An Giang đặt mục tiêu 70% thanh thiếu nhi có kỹ năng an toàn thông tin
- ·Lãnh đạo TP Hải Phòng đôn đốc đẩy nhanh chuyển đổi số
- ·Ứng dụng do Việt Nam phát triển được tải nhiều thứ 4 toàn cầu
- ·Xử phạt 30 triệu đồng đối tượng tung tin sai sự thật về virus Corona
- ·Liên kết để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin vùng Đông Nam Bộ