【bxh bóng đá hà lan】Cần họp khẩn tìm giải pháp cứu các nhà máy 3 tại chỗ thành chùm F0
Ngày 31/7,ầnhọpkhẩntìmgiảiphápcứucácnhàmáytạichỗthànhchùbxh bóng đá hà lan Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hạn chế sự đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Nhà máy trở thành “chùm F0”
Theo Ban IV, hiện nay nhiều nhà máy không đáp ứng được việc thực hiện “3 tại chỗ” và đã phải tạm dừng sản xuất. Lý do các nhà máy này không đủ khả năng tổ chức, thu xếp cơ sở vật chất phục vụ ăn, nghỉ tại chỗ cho hàng nghìn lao động trong thời gian quá ngắn hoặc do công năng thiết kế trước đó của các nhà máy không đáp ứng được.
Thông tin nhanh từ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong những ngày qua cho thấy, đã xuất hiện sự đổ vỡ của mô hình “3 tại chỗ” ở một số nhà máy với các ca F0 xuất hiện liên tiếp và nhân lên nhanh chóng trong vài ngày.
Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) tại Bình Dương thực hiện "3 tại chỗ" cho 700 người lao động. Ảnh: TTXVN |
Với năng lực y tế tại chỗ gần như bằng không, trong khi hệ thống y tế địa phương cũng hết sức quá tải, hiện khâu xử lý với các ca F0, F1 trong các nhà máy này đang hết sức rối khiến doanh nghiệp và người lao động đều bị tác động nặng về tâm lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp khác trên địa bàn.
Trong bối cảnh đó, chính quyền cấp tỉnh, cấp quận, huyện, thị xã và ngay cả Ban Quản lý khu công nghiệp ở một số địa phương phía Nam đã ban hành các văn bản yêu cầu doanh nghiệp tăng cường xét nghiệm Covid -19 cho nhân viên. Tuy nhiên, lại không làm rõ các kịch bản y tế liên quan nên doanh nghiệp càng thêm áp lực vì chi phí xét nghiệm quá lớn.
Như tỉnh Tiền Giang, ngay khi doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tỷ đồng để thực hiện mô hình “3 tại chỗ” thì chính quyền tỉnh lại vừa ra thông báo tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp đang áp dụng "3 tại chỗ" trong khu, cụm công nghiệp kể từ ngày 5/8 khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh hết sức bị động, khó khăn.
Từ bài học ở Bắc Giang và Bắc Ninh, Ban IV và các Hiệp hội đề xuất việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” nên tính toán thực hiện ở các địa phương mà tình hình dịch bệnh vẫn ở diện “kiểm soát được”.
Như TP.HCM và các tỉnh phía Nam, với mức độ lây lan dịch bệnh trong thời gian dài, mầm bệnh ủ ở nhiều khu vực và trên nhiều người lao động thì các nhà máy “3 tại chỗ” dù tổ chức xét nghiệm nghiêm túc trước khi tiến hành vẫn khiến doanh nghiệp gặp rủi ro, khả năng bùng phát bệnh là rất cao.
Đi kèm với việc thực hiện “3 tại chỗ”, một quy trình phối hợp công - tư chặt chẽ và một quy trình giám sát nghiêm túc trong quá trình triển khai để phát hiện và ứng phó sớm với mọi vấn đề phát sinh là hết sức cần thiết.
Ban IV cho rằng, điều này giúp địa phương tính toán được nhu cầu y tế và các điều kiện cần thiết khác duy trì cho chống dịch; đồng thời giúp doanh nghiệp có thể yên tâm vận hành công việc và không bị rơi vào những tình cảnh quá khủng hoảng như tình trạng một số nhà máy trở thành “chùm F0” như tại phía Nam trong mấy ngày qua.
Ban IV cũng đề nghị các địa phương yêu cầu doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” cần phải xây dựng và công bố công khai các phương án y tế, quy trình xử lý nhanh chóng trong trường hợp có F0 tại nhà máy “3 tại chỗ” và phổ biến trước, thảo luận trước với doanh nghiệp để phối hợp mọi nguồn lực ứng phó khi thực tiễn phát sinh.
Từ đó, hạn chế tối đa các tình huống doanh nghiệp báo nghi ngờ phát dịch thì hoặc chính quyền chậm trễ kiểm tra, hoặc kiểm tra xong chỉ yêu cầu phong tỏa toàn bộ hàng trăm, hàng nghìn lao động tại một chỗ khiến dịch lan cấp số nhân trong nhà máy, khiến cơ hội xử trí, khắc phục càng trở nên khó khăn hơn.
Đối với những tỉnh phía Nam đã xuất hiện các nhà máy “3 tại chỗ” có nhân viên, người lao động phát hiện là F0, Ban IV đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì họp khẩn cấp với các tỉnh, có thể mời đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội tham gia để đánh giá tình hình, bàn bạc thấu đáo các giải pháp. Từ đó tìm ra phương án có khả năng giảm thiểu thiệt hại lớn nhất cho cả địa phương và doanh nghiệp.
Đề xuất doanh nghiệp tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm
Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đề xuất Thủ tướng quan tâm đặc biệt tới chiến dịch “selftest - tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm” mà Mỹ và các quốc gia Châu Âu đã áp dụng. Việc này nhằm giúp doanh nghiệp và cả xã hội có thể tiết kiệm khoản chi phí cực lớn so với hình thức xét nghiệm dịch vụ (thậm chí độc quyền bởi các trung tâm y tế tại một số địa bàn) như hiện nay.
Cụ thể, chi phí xét nghiệm PCR hiện dao động từ 700 nghìn - 1 triệu đồng; chi phí xét nghiệm nhanh trung bình trên 200 nghìn đồng. Chỉ tính riêng nhóm lái xe vận tải hàng hoá, khoảng 800 nghìn người trên cả nước, với tần suất xét nghiệm PCR từ 11-15 lần/tháng, chi phí phải bỏ ra của các doanh nghiệp vận tải đã là hàng nhiều nghìn tỷ đồng. Chưa kể hàng chục triệu người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác.
Việc này cũng giúp người lao động tránh được các rủi ro lây lan dịch bệnh khi thường xuyên phải xếp hàng trong các đám đông đăng ký xét nghiệm, kiểm tra giấy kết quả xét nghiệm...
Ngoài ra, Ban IV cũng nêu thực tế, thủ tục hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đang còn có những quy định gây khó, khiến hầu hết doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách.
Cụ thể là yêu cầu doanh nghiệp “đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn”. Hiện tại theo pháp luật về thuế thì doanh nghiệp có thể thực hiện quyết toán thuế với chu kì 3-5 năm, không bắt buộc quyết toán từng năm.
Bối cảnh đại dịch xảy ra từ năm 2020 tới nay khiến doanh nghiệp hết sức khó khăn về tài chính nên việc yêu cầu phải quyết toán thuế năm 2020 cho dù doanh nghiệp chưa tới chu kỳ quyết toán cần thiết là một quy định chưa hợp lý. Vì vậy, Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét loại bỏ quy định này.
Ban IV và các hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo hoặc giao đầu mối các bộ ngành, địa phương, rà soát và áp dụng quy định, điều kiện đi lại thống nhất cho các nhóm nhân sự chuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu, nhân viên cảng, nhân viên bốc xếp ... tương tự như nhóm vận chuyển hàng trong nội thành (shipper).Ngoài ra, Ban IV cũng đề xuất Thủ tướng xem xét, đánh giá kĩ “quy trình vận tải an toàn - lái xe không tiếp xúc. Bởi việc sử dụng kết quả xét nghiệm sàng lọc covid (gồm cả PCR) như là giấy thông hành hiện nay, theo ý kiến nhiều chuyên gia y tế, là chưa đúng với bản chất ý nghĩa của việc xét nghiệm, và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Môn Lịch sử ở bậc trung học phổ thông sẽ có 52 tiết bắt buộc mỗi năm
- ·'Năm học 2022
- ·Chơn Thành thích ứng an toàn, đảm bảo mục tiêu dạy và học
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
- ·Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
- ·Những trường đào tạo y dược tuyển sinh bằng học bạ năm 2024
- ·"Đinh Rú
- ·150 học viên tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Tuổi trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- ·Nâng chất giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường học
- ·Cả nước có gần 54.000 cơ sở giáo dục
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Bình Phước ban hành kế hoạch thời gian năm học 2023
- ·Mong ước về quyền trẻ em
- ·Việt Nam có số lượng thư viện công cộng nhiều nhất Đông Nam Á
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Việt Nam contributes US$500,000 to aid Palestinians, calls for implementing two