【ath. bilbao – getafe】Vì sao ngân hàng chỉ bán vàng mà không mua lại?
Đây là những vấn đề mà đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trong phiên chất vấn sáng 11/11 tại Quốc hội.
Vì sao lãi suất tiền gửi ngoại tệ bằng 0?ìsaongânhàngchỉbánvàngmàkhôngmualạath. bilbao – getafe
Tại phiên chất vấn, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết, vừa qua việc bán vàng miếng của NHNN bình ổn giá vàng được người dân rất đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ bán mà không mua. Nếu người dân muốn bán vàng do nhu cầu để sử dụng tiền mặt thì bán ở đâu, ngân hàng không mua thì các cửa hàng khác cũng không mua.
Mặt khác, ngân hàng bán vàng chỉ có ở TP Hà Nội và TP HCM, sao không bán cả tại những nơi khác ở trong nước cho người dân có nhu cầu mua để thuận lợi, dễ dàng?
Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu câu hỏi chất vấn |
Ngoài ra, đại biểu cũng băn khoăn là hiện nay, lượng kiều hối về nước rất là nhiều. Chỉ trong năm 2023 là 16 tỷ USD nhưng người dân gửi vào ngân hàng thì lãi suất 0 đồng, nếu để ở nhà thì không an toàn. Trong khi đó, ngân hàng vay vốn nước ngoài bằng ngoại tệ phải trả lại, sao không vay của người dân để có lợi cho dân, dù là lãi suất thấp hơn vay của nước ngoài?
Trả lời đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay từ năm 2014 đến nay NHNN không cung vàng miếng ra thị trường. Khi nhu cầu thị trường gia tăng thì NHNN chủ yếu thực hiện các giải pháp để tăng cung thị trường vàng và chưa đặt vấn đề mua lại.
Về vấn đề tại sao vàng chỉ bán ở hai thành phố, Thống đốc giải thích NHNN chỉ cấp phép với doanh nghiệp kinh doanh vàng, còn bán ở đâu là do doanh nghiệp, ngân hàng tự xem xét, đánh giá trên nhu cầu. Qua đánh giá, nhu cầu mua bán vàng chủ yếu tập trung ở TP Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn, “các tỉnh, thành khác không có hiện tượng xếp hàng mua vàng”. |
Hiện tại, hệ thống kinh doanh mua bán vàng miếng đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng, do đó vàng vẫn được giao dịch bình thường. Chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân, cũng có thể vì một vài lý do nào đấy như là cân đối tiền…, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời.
Đối với vấn đề lãi suất huy động USD, bà Nguyễn Thị Hồng giải thích trước đây thị trường ngoại hối và tỷ giá của Việt Nam thường xuyên biến động. Có những giai đoạn xảy ra việc găm giữ khiến thị trường trải qua biến động và gây bất ổn vĩ mô.
Từ năm 2016, NHNN thực hiện nhiều giải pháp trong đó có việc đưa lãi suất tiền gửi USD về 0% để tăng tính hấp dẫn của việc nắm giữ đồng Việt Nam; hạn chế việc doanh nghiệp mua ngoại tệ trước khi có nhu cầu; điều hành tỷ giá trên cơ sở tỷ giá trung tâm… Từ đó hạn chế được tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Đặc biệt, dự trữ ngoại hối đã tăng từ 30 tỷ USD tăng lên hàng trăm tỷ USD.
Nếu bây giờ NHNN tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ, Thống đốc đặt giả định, thì người nắm giữ ngoại tệ vừa được lợi về biến động tỷ giá do đồng đô la Mỹ đang tăng giá, lại vừa được lãi suất gửi ngoại tệ. Như vậy có thể gây tâm lý chuyển dịch từ Việt Nam đồng sang ngoại tệ, khiến rủi ro quay trở lại.
Về việc ngân hàng vay nợ nước ngoài, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải thích bản chất nền kinh tế đang thiếu vốn. Để phát triển kinh tế thì phải huy động nguồn lực của nước ngoài thông qua các cái kênh như là đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp hoặc là như vay nợ nước ngoài.
Khó kiểm định chất lượng khi mua lại vàng
Giơ biển tranh luận, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết việc NHNN bán vàng miếng nhưng không mua lại khiến người dân phải bán vàng ở thị trường đen. Đại biểu đề nghị ngân hàng xem xét mua lại vàng miếng từ người dân để tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi cần bán vàng
Về vốn từ kiều hối, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị ngân hàng nên huy động vốn từ kiều hối với lãi suất thấp hơn so với vay nước ngoài, để tạo động lực cho người dân gửi tiền về Việt Nam.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn |
Làm rõ hơn về nội dung này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải thích chủ trương của Việt Nam là hạn chế đô la hóa. Nếu như chúng ta huy động và cho vay bằng ngoại tệ thì các tổ chức tín dụng sẽ gặp rủi ro do tỷ giá biến động rất là khó lường. Bởi khi huy động của người dân thì ngân hàng sẽ cho vay hoặc đi gửi, đầu tư ở nước ngoài. Nên vấn đề ở đây không phải là lãi suất tiền gửi cho người dân mà là tổ chức tín dụng phải chịu rủi ro tỷ giá.
Về việc tại sao ngân hàng không mua vàng, Thống đốc NHNN cho biết nếu mua vàng thì việc kiểm định chất lượng, hàm lượng vàng là rất khó khăn. Bản thân các tổ chức tín dụng phải đầu tư trang thiết bị, nhân lực để kiểm soát, tránh rủi ro. Thời gian tới, khi tổng kết Nghị định 24, NHNN sẽ nghiên cứu giải pháp xử lý vấn đề này.
Hơn nữa, theo Thống đốc, việc doanh nghiệp, ngân hàng không mua vàng cũng có thể do một số nguyên nhân như biến động của giá vàng rất cao, trong một ngày có thể biến động lớn, nên khi bán hay mua doanh nghiệp cũng phải cân nhắc để phòng ngừa rủi ro.
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Lưu Văn Đức cũng đặt câu hỏi về việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp để bình ổn và quản lý thị trường vàng.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời cho hay, từ khi có Nghị định 24 về thị trường vàng cùng với nhiều giải pháp, thị trường vàng từ năm 2013 đến 2019 tương đối ổn định, nhu cầu vàng của người dân giảm. Từ năm 2021, giá vàng thế giới tăng cao đến nay. Từ tháng 6/2024, khi giá vàng thế giới lập đỉnh, chênh lệch giữa vàng trong nước và nước ngoài tăng cao thì NHNN bắt đầu can thiệp bằng cách bán vàng ra qua 9 phiên đấu thầu vàng.
Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn nên cao nên NHNN đã chuyển sang phương án bán trực tiếp qua bốn ngân hàng thương mại nhà nước và công ty SJC. Nhờ đó, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15 - 18 triệu đồng/lượng đã giảm còn 3 – 4 triệu đồng.
Mặc dù vậy, Thống đốc nêu rõ thị trường vàng còn tiếp tục diễn biến khó lường, phức tạp và chúng ta là nước không sản xuất vàng. Do đó, việc can thiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu vàng của quốc tế. NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến để đưa ra các chính sách ổn định thị trường vàng.
Theo đại biểu Đỗ Huy Khánh, hiện nay trên thế giới thì có rất nhiều nước thị trường phát triển cho phép thành lập sàn giao dịch và thu hút nguồn lực và và tham gia và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. Đại biểu đề nghị Thống đốc cho biết kế hoạch về việc lập sàn giao dịch vàng. Trả lời đại biểu, Thống đốc NHNN cho biết một số nước đã lập sàn, như sàn giao dịch vàng lớn ở Thượng Hải có quy mô lớn hàng đầu thế giới. Việc lập sàn vàng có mặt tích cực là giao dịch được minh bạch, mua bán thuận lợi, nhưng đi kèm với đó là phải đầu tư cơ sở hạ tầng. Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng. Khi vàng giao dịch giữa các chủ thể thì phải nhập từ thị trường vàng quốc tế. Do đó, đòi hỏi các bộ, ngành nghiên cứu kỹ lưỡng, tham mưu đề xuất với Chính phủ cho phù hợp với bối cảnh thị trường Việt Nam. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Bánh chưng lá bàng vuông
- ·Ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế
- ·Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán
- ·Lập 3 đoàn kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
- ·Bản tin phát thanh ngày 18/12/2024
- ·Bình Phước khởi công xây dựng cảng cạn Hoa Lư
- ·Toàn tỉnh có 210 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái
- ·Nhiều điểm mới trong dự thảo Văn kiện Đại hội XII
- ·Chồng ly dị nhiều năm nay muốn quay về
- ·Quyết liệt triển khai thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ
- ·Cái giá của việc... 'cứ đòi gái trinh'
- ·Tàu tuần dương Vendémiaire của Hải quân Pháp cập cảng Tiên Sa
- ·Tạo thương hiệu sản phẩm chất lượng sạch từ yến sào
- ·Bộ Y tế kiểm tra chống dịch MERS
- ·Say rượu rồi 'lên giường' với bạn cùng lớp
- ·Đối thoại với các doanh nghiệp và HTX sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu
- ·Khai mạc Hội nghị Hội đồng Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới
- ·Chưa thông qua hướng tuyến đường dây 110kV Bến Cát
- ·Cháu đã sống được vì có “hơi thuốc” trong người
- ·Hiệp hội điều gặp gỡ doanh nghiệp ở Bù Đăng