【bảng xếp hạng bóng đá thụy sĩ】Forbes: Việt Nam là điểm đến đầu tư nóng nhất châu Á
Cụ thể, theo tạp chí này, trong năm 2018, Việt Nam đã nhận được 17 tỷ USD cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - được cho là con số lớn nhất đối với một thị trường mới nổi so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 250 tỷ USD.
Trong quý I/2018, Việt Nam là thị trường IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) lớn thứ tư trong khu vực, vượt cả Hàn Quốc, Singapore và Australia. Thị trường bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh đang bùng nổ và GDP tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến đạt được trong những tháng tới sẽ đưa Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Bắt đầu từ năm 2020, TP. Hà Nội sẽ tổ chức Giải đua xe công thức 1 mới nhất.
Theo Forbes, có nhiều lý do để có cái nhìn tích cực về dài hạn đối với triển vọng kinh tế Việt Nam.
Ban lãnh đạo Việt Nam đã thống nhất về tầm nhìn phát triển kinh tế tập trung vào việc cung cấp lao động hiệu quả cao phục vụ ngành sản xuất cho xuất khẩu cần nhiều lao động. Điều này đã thúc đẩy dòng vốn FDI kỷ lục - phần lớn từ các nền kinh tế châu Á phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Hơn 90% số vốn này dành cho sản xuất.
Theo Forbes, Việt Nam đã trở thành "mảnh ghép" không thể thiếu của nguồn cung toàn cầu từ điện thoại thông minh và điện tử đến cá da trơn và hạt điều. Việt Nam cũng sẵn sàng tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, khi các công ty nước ngoài tìm cách tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ.
Điểm mấu chốt trong câu chuyện tăng trưởng kinh tế Việt Nam là kế hoạch của chính phủ về “cổ phần hóa” hàng trăm doanh nghiệp nhà nước. Động thái này thu hút một loạt khoản đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt là người tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe.
Đầu tư cho những lĩnh vực này thậm chí có thể tăng mạnh hơn nữa sau khi mới đây, Bộ Tài chính trình dự luật cho phép xóa bỏ hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các công ty niêm yết - hiện ở mức 49%.
Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế dân số trẻ, có học thức và đang nhanh chóng “đô thị hóa” với sức chi tiêu lớn chưa từng có. Do vậy, thật dễ hiểu khi các thương hiệu quốc tế như Apple, Starbucks và McDonalds đang "đặt cược lớn" vào thị trường Việt Nam, ngoài ra môi trường công nghệ của Việt Nam cũng đầy triển vọng phát triển./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tờ Nikkei tiết lộ lý do ông Kim Jong Un chọn Việt Nam là mô hình kinh tế lý tưởng cho Triều Tiên
- ·Bất động sản TP.HCM: Thêm 18 dự án đủ điều kiện bán nhà trên giấy
- ·Hà Nội thông qua Dự thảo điều chỉnh địa giới 3 quận
- ·Hà Nội nói sao về hai kiệt tác chậm thời gian chiếm giữ đất vàng gần Hồ Hoàn Kiếm?
- ·Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn việc xuất khẩu gạo
- ·Xuất hiện mô hình nghỉ dưỡng khoáng nóng 5 sao độc đáo gần kề Hà Nội
- ·Quyết tâm đạt đô thị loại II, Sông Công ngày càng phát triển mạnh mẽ
- ·Hà Nội di dời 4 sở ngành về Khu liên cơ Võ Chí Công vào tháng 8
- ·Hai chiếc ô tô mới đẹp long lanh giá trên dưới 500 triệu vừa ra mắt Viêt Nam có gì đặc biệt?
- ·Tiện ích, dịch vụ
- ·Thành lập Tổ công tác khảo sát Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới
- ·Shop thương mại tại dự án condotel 5 sao Mũi Né trở thành tâm điểm đầu tư
- ·Sớm đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông tại khu Nam TP.HCM
- ·Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi hội nghị cán bộ y tế tháng 2 năm 1955
- ·Ai là người tạo ra đồng tiền mã hóa bitcoin khiến cả thế giới 'điên đảo'
- ·Bàn giao căn hộ, tốt
- ·Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Tổ chức 108 buổi hội thảo, hội chẩn và bình án bệnh
- ·Nghệ An: 100% dự án chung cư bị thanh tra đều có sai phạm
- ·Đáp án môn Toán mã đề 101 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Cư dân đầu tiên Dự án The Eden Ros được bàn giao sổ đỏ