【kết quả 1.net】Him Lam đề xuất chuyển hàng nghìn căn nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội
Dự án khu nhà ở xã hội,đềxuấtchuyểnhàngnghìncănnhàởthươngmạithànhnhàởxãhộkết quả 1.net tái định cư và nhà ở thương mại Him Lam Phúc Lợi (gọi tắt là khu nhà ở Him Lam Phúc Lợi) đã được UBND TP phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 từ năm 2016.
Năm 2018, UBND TP có quyết định chủ trương đầu tư với nhà đầu tư là Công ty CP Him Lam.
Dự án khu nhà ở Him Lam Phúc Lợi có diện tích sử dụng đất khoảng 134.418m2, quy mô xây dựng 5.724 căn hộ chung cư. Trong đó có 1.944 căn nhà ở xã hội, 504 căn nhà tái định cư và khoảng 3.276 căn hộ nhà ở thương mại.
Tổng vốn đầu tư ban đầu của khu nhà ở Him Lam Phúc Lợi khoảng 7.002 tỷ đồng, tiến độ dự án khoảng 19 tháng.
Địa điểm xây dựng khu nhà ở Him Lam Phúc Lợi thuộc phường Phúc Lợi, quận Long Biên.
Đến tháng 2/2020, UBND TP. Hà Nội có văn bản đồng ý chủ trương chuyển toàn bộ phần nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư trong dự án Him Lam Phúc Lợi thành nhà ở xã hội.
Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội có văn bản báo cáo UBND TP chấp thuận về nguyên tắc cho Công ty CP Him Lam nghiên cứu phương án chuyển đổi nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư thành nhà ở xã hội.
Tháng 12/2021, Công ty CP Him Lam chính thức có văn bản đề nghị TP. Hà Nội cho chuyển dự án khu nhà ở Him Lam Phúc Lợi thành dự án nhà ở xã hội.
Theo đó, hơn 3.200 căn nhà ở thương mại, 504 căn nhà ở tái định cư của dự án được đề xuất chuyển đổi thành nhà ở xã hội để phục vụ nhu cầu ở của người thu nhập thấp sống tại Hà Nội.
Nhưng Công ty CP Him Lam cũng xin giữ lại 20% quỹ nhà dự án Him Lam Phúc Lợi để kinh doanh thương mại nhằm thu hồi vốn đầu tư dự án theo Nghị định 100 năm 2015 của Chính phủ.
Chuyển đổi phải phù hợp quy hoạch, đúng đối tượng
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó, vào năm 2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời Sở Xây dựng Hà Nội liên quan đến việc Công ty CP Him Lam đề nghị chuyển đổi toàn bộ dự án khu nhà ở Him Lam Phúc Lợi thành dự án nhà ở xã hội.
Trong đó, Bộ Xây dựng lưu ý, việc chuyển đổi nhà ở thương mại, nhà tái định cư sang nhà ở xã hội phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, đồng thời bảo đảm khả năng đáp ứng về hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực dự án.
“Căn hộ nhà ở xã hội phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn khép kín, bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhà ở xã hội, bán, cho thuê, thuê mua đúng đối tượng”, Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch xây dựng, TP. Hà Nội cho biết, hồ sơ chỉ đề xuất điều chỉnh mục tiêu đầu tư một số hạng mục công trình tại dự án, không làm thay đổi chức năng chung dự án và không đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đã được UBND quận Long Biên phê duyệt, không làm thay đổi định hướng tại Quy hoạch phân khu đô thị N10, do vậy về quy hoạch là chấp thuận được.
Về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực dự án nhà ở Him Lam Phúc Lợi, theo TP. Hà Nội, phù hợp với chuyển đổi dự án và đúng với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Xây dựng 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn
TP. Hà Nội cho biết, nhu cầu nhà ở xã hội của thành phố giai đoạn sau 2020 rất lớn, lên tới khoảng 6,8 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 1,21 triệu m2 sàn nhà ở.
Ngoài việc đề xuất chuyển đổi nhà thương mại, nhà tái định cư thuộc dự án Him Lam Phúc Lợi thành nhà ở xã hội, thời gian qua, TP Hà Nội cũng lên kế hoạch đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn.
Đó là 2 khu nhà ở xã hội tập trung được xây dựng tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh; 1 khu được xây dựng tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; 1 khu tại xã Ngọc Hồi, Đại Áng, Liên Ninh, huyện Thanh Trì, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín; 1 khu tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh.
Dự kiến 5 khu nhà ở xã hội tập trung này sau khi hoàn thành sẽ bổ sung khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà ở vào quỹ nhà ở xã hội của TP Hà Nội.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quảng Ninh: Đình chỉ 20 tàu du lịch do thiếu hệ thống cảnh báo PCCC tự động
- ·Cục Thuế Hà Nội nỗ lực các giải pháp để hoàn thành dự toán năm 2020
- ·Xuất cấp 2.324 tấn gạo hỗ trợ người dân trồng rừng ở Hà Giang
- ·Cắt giảm 271 tỷ đồng từ giảm biên chế
- ·Khi thể thao gắn kết với cộng đồng
- ·Bộ Tài chính đã tích hợp 101 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia
- ·Khả năng giữ mục tiêu lạm phát năm 2020 dưới 4%
- ·Sắp diễn ra tọa đàm Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam
- ·Động thái mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)
- ·Không nên có thêm ưu đãi thuế cho động cơ ô tô
- ·Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
- ·Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
- ·Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước thải rác nhiều nhất
- ·Xả rác ra biển: Hành động nhỏ, ảnh hưởng lớn
- ·Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân giá xăng tiếp tục 'leo thang'
- ·Gần 60 nghìn tấn sầu riêng được xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
- ·Tìm giải pháp để DNNN giữ vững vị trí then chốt
- ·Xuất khẩu gạo kéo dài đà tăng trưởng
- ·Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo
- ·Hội nghị ASEAN+3: Thủ tướng đề cập các rủi ro tiềm ẩn