【tỷ số bóng đá c1 hôm nay】Việt Nam đã cơ bản hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế theo WTO
* Xin bà cho biết,ệtNamđãcơbảnhoànthànhlộtrìnhcắtgiảmthuếtỷ số bóng đá c1 hôm nay tính đến thời điểm này, Việt Nam đã thực hiện cam kết giảm thuế trong WTO và lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trong ASEAN đến đâu?
- Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, sau hơn 7 năm gia nhập đã ký kết 8 hiệp định thương mại tự do (FTA).
|
Hiện tại, Việt Nam đã trở thành thành viên của 8 FTA song phương và đa phương, gồm: FTA ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Úc - Niu Dilân, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Nhật Bản và Việt Nam - Chi lê. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang xúc tiến đàm phán ký kết FTA Việt Nam - EU, Việt Nam - Liên minh Hải quan, Việt Nam - Ấn Độ, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và đáng chú ý là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Riêng việc cắt giảm thuế trong WTO được thực hiện theo lộ trình 12 năm (từ 11/1/2007 đến 11/1/2019), theo đó thuế suất tính theo giá trị trung bình tại thời điểm gia nhập WTO là 17,5% và phải giảm xuống còn 11,4% vào năm 2019, thì đến đến năm 2011 mức thuế bình quân giản đơn của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đã xuống còn 10,47%. Tiếp đó, năm 2012 Việt Nam cắt giảm thêm 945 mặt hàng theo lộ trình cam kết WTO.
Bên cạnh đó, Việt Nam phải cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết trong các FTA khác. Đến thời điểm 1/1/2014, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các biểu thuế ưu đãi thuế nhập khẩu đối với 8 FTA đã ký kết, trong đó ít nhất là Hiệp định ASEAN - Ấn Độ thực hiện được 3 năm và nhiều nhất là Hiệp định ASEAN đã thực hiện được 14 năm.
* Cụ thể, mức thuế theo cam kết đã giảm như thế nào, thưa bà?
- Trong hầu hết các FTA đã ký kết, mức độ tự do hóa hầu hết là trên 85% số dòng thuế. Cho đến thời điểm năm 2014, nhiều FTA đã bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu, ví dụ như FTA ASEAN, ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản. Trong đó, mức độ cam kết của Việt Nam trong FTA ASEAN cao nhất với tỷ lệ cam kết đến năm 2015, khoảng 93% số dòng thuế có mức thuế suất 0% và 7% dòng thuế còn lại sẽ có mức thuế suất 0% vào thời điểm 1/1/2018, ngoại trừ một số ít mặt hàng nông sản, một số mặt hàng trong trong nhóm ô tô và xăng dầu. Các Hiệp định khác như ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ mức thuế suất bình quân năm 2016 giảm đáng kể, chỉ còn ở mức 6%; 7% và 8% so với mức tương ứng năm 2014 là 8%; 8% và 9%.
Năm 2018 là thời điểm thách thức với các DN trong nước, khi mà thuế nhập khẩu trong FTA ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc đã cắt giảm phần lớn xuống 0%. Song song với đó, hiện tại Việt Nam vẫn đang đàm phán các FTA mới như TPP, EU và FTA với Liên minh Hải quan. Như vậy, việc kết thúc và đi đến ký kết các FTA mới dự kiến cũng sẽ phát sinh các nghĩa vụ thực hiện các cam kết về cắt giảm và xóa bỏ thuế quan ở giai đoạn sau năm 2015.
* Theo bà, để cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu, nhất là sau khi hàng rào thuế quan đang dần được giảm, DN trong nước cần phải làm gì?
- Với xu hướng cam kết mở cửa thị trường hàng hóa ngày càng sâu rộng cũng đồng nghĩa với những thách thức đối với các DN ngày càng lớn, đó là sức ép về cạnh tranh, về khả năng tận dụng lợi ích từ FTA mang lại.
Hiện tại, mức độ hưởng ưu đãi thuế từ các FTA chỉ khoảng 20% tổng hàng hóa nhập khẩu, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Trong khi đó, lợi ích của DN Việt Nam thu được từ việc thực hiện các FTA thời gian qua chưa phản ánh được tiềm năng thương mại trong nước.
Nguyên nhân do khả năng cạnh tranh của DN còn hạn chế, chưa khai thác cơ hội về đầu tư, tiếp cận công nghệ tiên tiến, mở rộng và tiếp cận thị trường xuất khẩu. Quy mô DN nhỏ trong hầu hết các ngành, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Vì vậy, để nắm bắt được các cơ hội, DN Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tuân thủ các quy định, chủ động trước thời cơ và thách thức. Để tồn tại, phát triển, DN phải nâng cao năng lực để có đủ sức cạnh tranh với DN nước ngoài ở cả thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, thay vì đối đầu trực tiếp trên các thị trường lớn, cần khai phá mảng thị trường nhỏ hẹp nhưng mới và ít đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, những quy định về môi trường, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ là xu hướng phát triển tất yếu của môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh. Do đó, thay vì trì hoãn và đi theo lối kinh doanh cũ, DN Việt Nam cần từng bước cải cách hoạt động cho phù hợp với xu thế của thời đại. Và một điều quan trọng là, khi thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến hoạt động của DN, nên chính các DN phải lên tiếng, kiến nghị với Chính phủ để đàm phán những điều kiện có lợi cho các DN nội địa./.
* Xin cảm ơn bà!
Đỗ Vinh - Anh Ngọc (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bánh Trung Thu: Tiệm handmade giữ giá, bánh mini 'đổ bộ' chợ online
- ·Mất tiền đau vì tin vào cuộc gọi Deepfake
- ·Một doanh nghiệp bất động sản nợ thuế bị cưỡng chế toàn quốc
- ·Doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng phòng ngừa lừa đảo thương mại
- ·Hà Nội thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ
- ·Hà Nội sẽ xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh
- ·Kẻ trộm phi tang camera vẫn bị bắt vì hình ảnh lưu trữ đám mây
- ·Lần đầu có cuộc thi dùng AI để giải bài toán doanh nghiệp
- ·Điều chỉnh lượng muối trong bữa ăn hàng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ
- ·Những nhân viên khổ gấp đôi vì trí tuệ nhân tạo
- ·Hướng đến tăng trưởng xanh với bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14030
- ·Thủy sản Cà Mau được gia hạn chế độ doanh nghiệp ưu tiên
- ·Ấn Độ có thể trở thành động lực tăng trưởng mới của Apple trong 5 năm tới
- ·Cần Thơ nêu lý do giấy phép lái xe không tích hợp được vào ứng dụng VNeID
- ·Đợt địch Covid
- ·Viettel tiếp tục được công nhận là nơi làm việc tốt nhất cho nhân sự châu Á
- ·Nhóm G7 tìm kiếm quy tắc chung về quản lý AI sinh tạo, dự kiến công bố cuối năm
- ·Alibaba và Huawei ra mắt sản phẩm trí tuệ nhân tạo mới
- ·Hiệp định CPTPP tác động tích cực đến xuất khẩu hàng Việt
- ·Hướng dẫn xử lý hơn 6.300 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam