【kq darmstadt】Thẩm định thiết bị y tế nhập khẩu chủ yếu qua… giấy tờ
Ông Tuấn khẳng định,ẩmđịnhthiếtbịytếnhậpkhẩuchủyếuquagiấytờkq darmstadt nhà nhập khẩu có đủ thủ tục hồ sơ về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận khâu hậu kiểm hiện còn lỏng do nhân lực mỏng.
Bệnh viện sử dụng thiết bị y tế kém chất lượng
Ông Tuấn nói:
- Theo quy định hiện hành thì khi doanh nghiệp có đủ hồ sơ giấy tờ, trong vòng 15 ngày phải cấp phép nhập khẩu cho họ, doanh nghiệp có trách nhiệm cam kết cung cấp chính xác trang thiết bị theo hồ sơ về số lượng, chất lượng, nguồn gốc… Về hậu kiểm trang thiết bị thì đơn vị tiếp nhận trang thiết bị cũng có trách nhiệm, bên cạnh đó là thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, trong đó có Vụ trang thiết bị và công trình y tế.
* Thưa ông, theo hồ sơ của chúng tôi thì Hãng Greiner không sản xuất model 240, nghi ngờ model này sản xuất tại Trung Quốc chứ không phải Đức như các hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu đã được gửi Bộ Y tế. Như vậy việc Bộ Y tế không phát hiện ra hồ sơ này là giả mạo và cấp phép nhập khẩu có là sai sót?
- Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu có đủ cataloge, chứng chỉ chất lượng, chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ. Trong vấn đề hội nhập, mình phải làm theo các quy định của pháp luật. Đến bây giờ thì ai nói cũng đúng, nhưng thời điểm cấp phép nhập khẩu thì căn cứ trên hồ sơ và các chứng chỉ, họ có đầy đủ thì phải cấp. Còn việc có giả mạo giấy phép nhập khẩu, không sản xuất model 240 mà in vào cataloge, cung cấp hồ sơ giả như các anh chị nói thì đó là gian lận thương mại. Hôm nay PC 46 đã đến làm việc với chúng tôi về việc này. Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xác minh, anh nào sai anh ấy chịu, còn chúng tôi khi phê duyệt cấp phép thì đã làm theo quy trình (ông Tuấn dẫn ra một loạt quy định), đừng nói đó là cố tình.
* Thời gian qua có rất nhiều nghi vấn có “lợi ích nhóm” trong vấn đề nhập khẩu và sử dụng trang thiết bị y tế. Theo ông, nên chú ý khâu nào, quá trình nào trong cấp phép nhập khẩu để tránh những câu chuyện như Greiner GA240 và mới đây chúng tôi được biết máy TYB 20s được cấp trong dự án cúm gia cầm cũng đang gặp nhiều trục trặc về chất lượng?
- Việc đó đòi hỏi phối hợp các cơ quan có liên quan chứ không chỉ một mình Bộ Y tế làm nổi. Mà một trong những vấn đề là phối hợp với hải quan cửa khẩu. Indonesia, Thái Lan tại cửa khẩu có cán bộ y tế, có vấn đề liên quan đến chất lượng thực phẩm xuất nhập khẩu là giải quyết ngay. Nhưng VN thì chưa làm được chuyện này mà doanh nghiệp thì mọc lên như nấm, nếu tính từ 2011 đến 2013 thì số lượng đơn hàng trang thiết bị được cấp phép đã tăng khoảng 10%, mà tiền kiểm là kiểm tra trên hồ sơ giấy tờ thì theo quy định rồi, còn hậu kiểm cũng thú thật là cũng chưa giám sát được đầy đủ vì nhân lực còn mỏng.
Chúng tôi cũng nhận thức vấn đề này không chỉ ở Hà Nội, mà có thể có ở các địa phương. Vừa qua Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương, đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát việc liên doanh liên kết, mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế. Trong trường hợp cụ thể này, bây giờ thì cơ quan công an đang xem xét nghi vấn làm giả giấy tờ hồ sơ, gian lận thương mại, không ai có thể đoán trước được mọi chuyện, nhưng khi cơ quan công an làm rõ, xác minh rõ thì các công ty nhập khẩu, chịu trách nhiệm thông quan… phải chịu trách nhiệm.
* Như vậy trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Từ 2011 đến nay chúng tôi đã xây dựng dự thảo nghị định về quản lý trang thiết bị y tế để trình Chính phủ. Trang thiết bị y tế liên quan đến sức khỏe con người, trong mua sắm, nhập khẩu, sử dụng phải chỉ được tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm. Trong dự thảo nghị định, chúng tôi có đề xuất chuyển hình thức cấp phép đơn hàng hiện hành sang hình thức đăng ký sản phẩm, khi có sai phạm như trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước có thể buộc nhà nhập khẩu có biện pháp khắc phục, dừng lưu hành sản phẩm hoặc dừng hoạt động của hãng sản xuất sản phẩm tại VN.
Việc chuyển hình thức sang đăng ký sản phẩm cũng là tăng cường sự cam kết của người chịu trách nhiệm với sản phẩm về bảo hành, bảo trì, truy xét được trách nhiệm khi có sự cố. Ở vụ việc này, việc mua sắm và triển khai theo phân cấp của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Y tế có hướng dẫn, giám sát và một phần liên quan là cấp phép nhập khẩu. Như tôi đã nói thì PC 46 đã vào cuộc, việc giấy phép nhập khẩu có trước hay sau khi hàng nhập khẩu về VN, xử lý như thế nào sau khi được làm rõ là trách nhiệm của cơ quan quản lý trên địa bàn.