【kết quả thi đấu c2】Loạt món tráng miệng dễ làm trong mùa giãn cách
4 độc giả chia sẻ cách làm rau câu,ạtmóntrángmiệngdễlàmtrongmùagiãncákết quả thi đấu c2 chè, sữa chua, tào phớ ngon miệng. Công thức đơn giản dưới đây phù hợp cho nhiều bạn trẻ vốn không có thói quen bếp núc cũng dễ dàng làm và tìm niềm vui ngay tại căn bếp của mình.
Sữa chua nha đam thơm ngon, mềm mịn
Hảo Hảo, Vĩnh Phúc
Tại Hà Nội, việc học tập và làm thêm khá bận rộn nên tôi thường ăn uống đơn giản, ít khi nấu nướng. Giờ đây, tranh thủ thời gian ở quê nghỉ hè và tránh dịch, tôi vào bếp làm nhiều món ngon hơn. Tận dụng phần nha đam của hàng xóm tặng, tôi nghĩ ngay tới món sữa chua nha đam. Đây là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Với tôi, công đoạn khó nhất là làm cho nha đam hết nhớt và không bị đắng. Thành phẩm sữa chua của tôi mịn, úp ngược không bị chảy, nha đam giòn mát, độ ngọt được điều chỉnh theo khẩu vị gia đình.
Nguyên liệu:
1 lon sữa đặc
2 bịch sữa không đường
1 hộp sữa chua không đường
1 lá nha đam tươi
1 lon nước nóng (đong bằng lon sữa đặc có sẵn)
Hũ đựng sữa chua
Cách làm:
Chần hũ đựng sữa chua qua nước ấm để khử trùng, rồi làm ráo nước.
Lột vỏ nha đam, lấy phần thịt trắng bên trong, thái hạt lựu, rửa nước lạnh nhiều lần cho hết nhớt.
Đun sôi nước, thêm ít muối rồi luộc nha đam đến khi nổi lên, vớt ra ngâm vào tô nước đá khoảng 15 phút để nha đam giòn.
Đổ nha đam ra rổ cho ráo nước.
Đổ sữa đặc vào tô, thêm lon nước nóng rồi khuấy đều (theo một chiều) cho sữa tan.
Tiếp tục đổ 2 bịch sữa không đường, sữa chua, nha đam vào khuấy đều.
Chia phần sữa ra các hũ nhỏ, đậy kín nắp.
Đun nồi nước ấm khoảng 60-70 độ C.
Chuẩn bị thùng xốp, thùng giữ nhiệt hoặc nồi to... để ủ sữa chua.
Đặt sữa chua vào giữa thùng, đổ nước ấm vào sao cho nước ngập 2/3 hũ, đậy kín nắp thùng, ủ từ 8-10 tiếng.
Sữa chua ủ xong, bảo quản ở tủ lạnh và tốt nhất nên dùng trong 2-3 ngày.
Tào phớ thanh mát, ngọt dịu
Trần Hồng Thắm, TP.HCM
Miếng tào phớ mịn, tan nhanh trong miệng là một trong những món không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn phổ biến ở các nước châu Á.
Trong thời gian "work from home" (làm việc tại nhà), tôi thường nấu nồi tào phớ thơm lừng để chiêu đãi người thân bởi gia đình tôi chuộng các món ngon làm từ những loại hạt.
Làm tào phớ tại nhà không khó, lại đảm bảo vệ sinh, an tâm cho sức khỏe. Thưởng thức tào phớ chan với nước đường, thêm ít đá khá nhẹ bụng, gợi nhớ hương vị ẩm thực đường phố đúng điệu.
Nguyên liệu:
100 g đậu nành
Lá dứa
1 muỗng nhỏ cà phê đường nho
2 muỗng canh bột gạo
Đường thốt nốt
Gừng
Cách làm:
Vo sạch và ngâm 100 g đậu nành với nước qua đêm.
Vớt đậu để ráo (có thể nhặt bỏ lớp vỏ đậu cho tào phớ ngon hơn).
Xay 100 g đậu đã ngâm với 1 lít nước và lọc bỏ xác, rồi đun cùng một nắm lá dứa.
Khuấy đều cho sữa đậu không bị cháy sém ở đáy nồi và không trào bọt.
Sau khi hỗn hợp sôi, hạ lửa và tiếp tục đun khoảng 5 phút nữa. (Lưu ý: bạn phải đảm bảo sữa đậu thật chín để độc tố bay hơi hoàn toàn).
Pha bột gạo vào một ít nước, khuấy tan, đổ vào nồi sữa. Tiếp tục khuấy đều cho sôi trở lại rồi tắt bếp.
Hòa tan 1 muỗng cà phê đường nho và 5 muỗng cà phê nước vào một nồi khác, lắc cho hỗn hợp này tráng đều đáy nồi và xung quanh thành nồi. (Lưu ý: bạn phải làm nhanh vì đường nho tiếp xúc lâu với không khí sẽ sinh vị chua).
Sau đó, đổ nồi sữa đậu nành vừa nấu vào, nhẹ nhàng vớt bỏ bọt. Đóng nắp lại và ủ kín. (Quấn khăn xung quanh thành nồi và nắp nồi nếu bạn không có nồi ủ).
Nấu nước đường: Xho đường thốt nốt, gừng cắt lát, lượng nước xăm xắp vào nồi, bắc lên bếp đun ở mức lửa nhỏ đến khi nước đường dậy hương thơm.
Khoảng tầm 45 phút đến 1 tiếng, tào phớ sẽ đông lại. Lúc này, mở nắp nồi, múc từng muỗng ra bát, chan nước đường là có thể thưởng thức.
Rau câu giòn ngon miệng, đẹp mắt
Đặng Tài Giỏi, TP.HCM
Thời gian ở nhà kéo dài, tôi tập thích nghi và xây dựng lối sống lành mạnh hơn. Tôi chú trọng việc chăm sóc sức khỏe, nấu các món ăn tăng đề kháng, đồng thời luôn tận dụng nguyên liệu có sẵn để biến tấu món ngon đổi khẩu vị.
Bên cạnh bữa chính, tôi thử làm thạch rau câu để giải nhiệt. Thành phẩm rau câu giòn, ngọt vừa và các lớp không bị tách. Việc tìm niềm vui trong căn bếp giúp tinh thần tôi hưng phấn, giảm bớt lo âu, căng thẳng trong mùa dịch.
Nguyên liệu:
Gói rau câu giòn (25 g)
Nước cốt dừa
500 g đường cát
1,6 lít nước lọc
Cà phê đen
Sữa đặc
Lá dứa
Cách làm:
Cho gói rau câu giòn, đường và nước lọc vào nồi, ngâm hỗn hợp này ít nhất 1 tiếng. Thỉnh thoảng, dùng vá khuấy hỗn hợp này tan và nở đều.
Pha cà phê đen, nước cốt lá dứa, nước cốt dừa và sữa đặc để tạo màu cho rau câu.
Đun hỗn hợp rau câu đã ngâm ở mức lửa vừa khoảng 30-45 phút. Khuấy đều đến khi hỗn hợp bắt đầu đục hơn thì dừng, hạ lửa nhỏ để hỗn hợp nước rau câu không bị đông khi đổ.
Dùng 3 tô cỡ vừa, cho nước rau câu vào tô và pha 3 màu gồm màu lá dứa, cà phê và sữa dừa.
Đổ từng lớp vào 2 khuôn (15 x 25 cm). Canh độ dày vừa phải và độ khô của các lớp sao cho không quá khô hay ướt.
Đợi rau câu nguội và đông lại. Cắt lát, cho vào tủ lạnh hoặc thêm đá để ăn ngon hơn.
Chè trôi nước nhân đậu xanh nhiều màu
Huỳnh Kim Ngân, Đà Nẵng
Trải nghiệm nặn trôi nước đem đến cho gia đình tôi nhiều niềm vui, đặc biệt kích thích các bạn nhỏ thỏa sức nặn kích cỡ ưa thích hoặc theo màu tự nhiên như sắc cam từ cà rốt, xanh nhờ lá dứa, đỏ của củ dền.
Bí quyết giúp viên trôi nước dẻo mịn của tôi là nhồi bột với nước sôi và nước nguội. Ngoài ra, hấp thêm 1 khoanh khoai lang, tán nhuyễn cho vào bột rồi nhồi sẽ giúp vỏ mềm, viên chè mướt. Phần nhân đậu xanh được hấp chín với khoai lang sẽ càng thấm vị, tỏa hương hấp dẫn. Nếu muốn tăng sự khác biệt, bạn có thể thêm hành phi và tiêu vào nhân.
Nguyên liệu:
1 gói bột nếp
Khoai lang
200 g đậu xanh
200 g đường thốt nốt
10 g gừng tươi thái lát
Lá dứa
Đường, muối
Cách làm:
Nhồi bột: Đun sôi 150 ml nước. Dùng vá tưới đều nước sôi vào bột nếp và trộn. Chia bột thành các phần và đổ nước màu hoặc nước nguội vào. Hấp thêm 1 khoanh khoai lang, tán nhuyễn cho vào bột rồi nhồi. Cho bột vào hộp, đậy kín nắp để trong 1 tiếng.
Làm nhân: Rửa sạch đậu xanh tróc vỏ, ngâm 2 tiếng. Hấp chín đậu xanh cùng 1 khoanh khoai lang. Xay mịn đậu xanh, khoai đã hấp với một ít nước. Thêm một chút đường, muối vào nhân. Đảo hỗn hợp nhân trên chảo chống dính ở lửa vừa cho khô đặc lại.
Vo viên: Trước khi vo thành từng viên chè, nhồi bột lần nữa cho mềm. Bọc kín nhân đậu xanh bằng phần bột và vo tròn.
Luộc chè: Luộc viên chè ở mức lửa vừa sao cho vừa chín tới, vớt ra ngâm nước lạnh, rửa nhẹ cho trôi bớt lớp bột bên ngoài.
Nấu nước đường: Bắc chảo lên bếp, cho đường thốt nốt, gừng thái lát, nhánh lá dứa, 1 lít nước vào đun sôi, để nguội.
Thưởng thức: Múc viên chè ra bát, chan thêm nước đường trong veo, vàng óng và thưởng thức.
Theo Zing
Cách nấu chè đậu đỏ thơm ngon, đơn giản
Chè đậu đỏ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người ưa chuộng. Cách nấu chè đậu đỏ khá đơn giản. Bạn hãy tham khảo cách nấu chè đậu đỏ tại nhà nhanh chóng và tiện lợi dưới đây.
(责任编辑:World Cup)
- ·Phú Quốc: Người dân chôn cất xác cá heo nặng 150kg trôi dạt vào bờ biển
- ·Thanh tra quá 1 lần/năm: Doanh nghiệp được quyền từ chối?
- ·Công đoàn Bộ Công Thương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 82 phát hành ngày 9/7/2020
- ·Chiều nay Quốc hội công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước
- ·Thủ tướng tới thăm Nhật Bản và dự Hội nghị G7 mở rộng
- ·Đau lòng trước nạn đói ở châu Phi
- ·Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất nhập khẩu, định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Quý I/2019, công bố Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam
- ·Chứng khoán phiên 25.10: VN
- ·Ông Trịnh Văn Bô, người dự kiến được đặt tên phố tại Cầu Giấy, là ai?
- ·Quân đội Triều Tiên trong tình trạng báo động cao nhất
- ·Thủ tướng phê chuẩn nhân sự 4 địa phương
- ·Anh và EU mặc cả giá Brexit
- ·Khách tây bị lừa trả tiền âm phủ: Tìm ra danh tính tài xế taxi
- ·Các Bộ trưởng sẽ làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp?
- ·Đối thoại chính sách Việt Nam
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar
- ·Thị trường ô tô Việt tháng 8: Cập nhật bảng giá chi tiết cho xe Honda
- ·Khảo sát của Herbalife về khởi nghiệp tại Việt Nam