【tỉ lệ kèo.com】Cấm mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi đang là bào thai
Sáng 13/8,ấmmuabánbàothaithỏathuậnmuabánngườitừkhiđanglàbàtỉ lệ kèo.com Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp chuyên đề cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Một trong những vấn đề đáng chú ý còn ý kiến khác nhau được các đại biểu quan tâm thảo luận là quy định về hành vi mua bán bào thai.
Nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai
Liên quan đến quy định về hành vi mua bán bào thai, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung hành vi mua bán bào thai vào khái niệm mua bán người của dự thảo luật để làm cơ sở đấu tranh phòng, chống hiệu quả thực trạng thỏa thuận mua bán người khi còn đang là bào thai.
Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, bào thai chưa được xác định là con người nên việc quy định mua bán bào thai trong khái niệm mua bán người là không phù hợp.
Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra thừa nhận, thực tế đang diễn ra tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra và việc thỏa thuận mua bán này là tiền đề của hành vi mua bán người.
Để bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, bà Nga cho biết, dự thảo luật bổ sung quy định các hành vi bị nghiêm cấm “mua bán bào thai; thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường tán thành bổ sung quy định cấm hành vi mua bán bào thai và thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai. Về mặt sinh học, bào thai đến một giai đoạn nhất định có thể coi là con người, có khác là môi trường tồn tại trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, ông Cường đề nghị thay vì cấm mua bán bào thai thì nên quy định là cấm “hành vi mua bán người thành thai” để xác định đây là hành vi mua bán người đã thành thai.
Coi mua bán bào thai là mua bán người sẽ rất khó cho cơ quan chức năng
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, quy định như dự thảo sau khi tiếp thu chỉnh lý là quá rõ, không cần phải làm phức tạp thêm. Bởi thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai nghĩa là vì mục đích mua bán người.
“Tôi cho rằng cần nghiên cứu quy định sao cho cụ thể, rõ, dễ hiểu, chứ không cần giải thích nhiều”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Thông tin thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, vấn đề bào thai khi nào được gọi là người cũng là vấn đề còn tranh cãi trên thế giới.
Bày tỏ tán thành với tiếp thu, chỉnh lý của dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh: "Cấm hành vi mua bán bào thai, song không thể quy định bào thai là người. Bởi nếu như vậy thì việc nạo, phá thai sẽ được coi là giết người”.
Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng, cách xử lý như báo cáo của Ủy ban Tư pháp là phù hợp.
Đồng tình với ý kiến trên, Phó viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Quang Dũng cho rằng, nếu xác định mua bán bào thai là mua bán người sẽ rất khó cho cơ quan chức năng. Trong khi đó, khái niệm bào thai có phải là người không thì cũng đang tranh cãi.
Vì vậy, ông Dũng đồng tình với ý kiến cho rằng 'thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai thuộc phạm vi mua bán người'. Tuy nhiên, nếu mở rộng cả hành vi mua bán bào thai vào luật thì rất khó để thực hiện.
Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 8 chương, 67 điều (tăng 1 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội, trong đó bỏ Điều 45 và 58, bổ sung các Điều 21, 40 và 67; sửa đổi 65 điều, giữ nguyên 2 điều).
Dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp 7 vào tháng 5, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp 8 vào tháng 10 tới đây.
Dự thảo luật quy định: Mua bán người là hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, hoặc mục đích vô nhân đạo khác bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 18 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, hoặc mục đích vô nhân đạo khác cũng được coi là mua bán người ngay cả khi không sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
Dự thảo luật cũng cấm hành vi mua bán người theo khái niệm nêu trên.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV
- ·Ăn nhiều muối gây nguy cơ mắc bệnh tim thận, ung thư
- ·Bộ Xây dựng sẽ thanh tra một loạt “ông lớn” trong năm 2019
- ·Quảng Ninh sẽ thu hồi những dự án bỏ hoang ở Vân Đồn
- ·Giá vàng hôm nay 15/12: Giảm rồi tăng thẳng đứng khi lãi suất tại Mỹ đi lên
- ·Dịch vụ test cúm A tại nhà gây sốt, các chuyên gia cảnh báo
- ·Mắc bệnh lậu mắt chỉ sau 2 ngày 'gần gũi' bạn gái quen qua mạng
- ·Đắp lá trầu không trị nám khiến mặt loang lổ như pháo hoa
- ·Đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp lâm thủy sản năm 2023
- ·Xuất khẩu cá tra thênh thang cơ hội bứt phá
- ·Từ 0h ngày 13/7, Hà Nội dừng hoạt động cắt tóc, gội đầu, nhà hàng chỉ được bán mang về
- ·Nhân viên y tế bị đánh: Bác sĩ luôn tự kiểm điểm
- ·11 thói quen gây hại cho da và tàn phá gương mặt của bạn
- ·Cách ăn lòng lợn, nội tạng động vật an toàn
- ·Ứng dụng công nghệ số trong truyền thông chính sách
- ·In bao lì xi hình tiền Việt Nam có thể bị phạt lên tới 80 triệu đồng
- ·Hàng chục năm sống với bàn tay đổ mồ hôi ướt rượt
- ·'Không để dịch Covid
- ·Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo cải cách hành chính
- ·Thêm 5 bệnh nhân nghi ngộ độc rượu phải nhập viện ở Tp.HCM