【damac vs】Dệt may "lấy đà" xuất khẩu 40 tỷ USD
Xuất siêu 20 tỷ USD
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS): Năm 2019, tình hình sản xuất, kinh doanh có nhiều dấu hiệu khả quan. Điển hình như, số lượng đơn hàng tăng hơn; dòng vốn đầu tư vào công đoạn dệt nhuộm và nguyên phụ liệu đang nhiều lên tạo điều kiện hoàn chỉnh từng bước chuỗi cung ứng dệt may; sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao hơn. Ngoài ra, điểm đáng chú ý là, năm 2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực và khả năng cao Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của dệt may Việt Nam. Trên cơ sở phân tích đó, toàn ngành đặt ra mục tiêu kim ngạch XK đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%; thặng dư thương mại đạt 20 tỷ USD, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho 2,85 triệu lao động.
Minh họa rõ hơn cho câu chuyện này, ông Cao Hữu Hiếu-Giám đốc điều hành, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: Năm 2019, Vinatex đặt mục tiêu giá trị XK tăng 6% - 8% so với con số XK 3 tỷ USD của năm 2018. Về đơn hàng cụ thể, đến nay tại các công ty may, hầu hết nhà máy đã có đơn hàng đến hết quý I/2019. Có nhiều nhà máy có đơn hàng tương đối dài, đến hết quý II/2019, thậm chí có đơn vị có đơn hàng đến hết tháng 9, tháng 10/2019.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS): Tổng kim ngạch XK hàng dệt may năm 2018 ước đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,01% so với năm 2017. Trong đó, kim ngạch XK hàng may mặc đạt 28,78 tỷ USD, tăng 14,45%; XK vải đạt 1,66 tỷ USD, tăng 25,5%; XK xơ sợi đạt 3,95 tỷ USD, tăng 9,9%; XK vải không dệt đạt 528 triệu USD, tăng 15,54%; XK nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,23 tỷ USD, tăng 14,59%. Giá trị thặng dư ngành dệt may năm 2018 ước đạt 17,86 tỷ USD, tăng 14,39%. Trong năm 2018, có tổng số 146 dự án nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với số vốn đăng ký đạt 1,71 tỷ USD, nâng tổng số dự án FDI từ trước đến nay lên 2.225 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 17,46 tỷ USD. |
Theo ông Trương Văn Cẩm-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS: Để có thể đạt được những mục tiêu đặt ra, ngoài tập trung khai thác tốt thị trường hiện có, các DN cần thực sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu các quy định liên quan đến dệt may tại Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP như: Quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, vấn đề về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ… để có thể khai thác hiệu quả khi hai FTA này có hiệu lực. Ngoài ra, điểm mà các DN cần quan tâm còn là thị hiếu, văn hóa, tập quán tiêu dùng của người dân tại các thị trường này...
Chủ động ứng phó chiến tranh thương mại
Trong năm 2019, ngoài câu chuyện về Hiệp định CPTPP hay Hiệp định EVFTA, một trong những vấn đề nổi cộm, nhận được nhiều sự quan tâm của DN trong ngành dệt may là diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc. Đề cập tới điều này, ông Trương Văn Cẩm nêu rõ: Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc sẽ đem đến đan xen cả tác động tích cực lẫn rủi ro. Cụ thể, về mặt tích cực, nếu Hoa Kỳ tiến tới áp thuế cao lên hàng dệt may của Trung Quốc, Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao thị phần XK hàng dệt may tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, các DN dệt may Trung Quốc sẽ chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam để XK từ Việt Nam. Đây là cơ hội để ngành dệt may giải quyết “điểm nghẽn” tại khâu dệt, nhuộm cũng như đáp ứng yêu cầu của quy tắc xuất xứ được quy định trong Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP.
Dù vậy, ông Cẩm cũng nêu rõ: Cuộc chiến tranh thương mại này có thể sẽ đem đến không ít rủi ro cho ngành dệt may Việt Nam. Điển hình như, DN Trung Quốc có thể tìm cách chuyển sản phẩm, bán thành phẩm sang Việt Nam để hoàn tất, XK. Điều này đặt hàng dệt may XK Việt Nam trước nguy cơ nếu hàng dệt may XK vào Hoa Kỳ tăng đột biến sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế cao. "Ngoài ra, với việc thu hút đầu tư, nếu không kiểm soát tốt, thiết bị, công nghệ lạc hậu đang sản xuất tại Trung Quốc sẽ di chuyển sang Việt Nam. Ngoài phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, Việt Nam có thể trở thành “bãi rác” công nghệ", ông Cẩm nói.
Xung quanh vấn đề này, ông Cao Hữu Hiếu nêu quan điểm: Ở thời điểm hiện nay, trong danh sách đánh thuế của Chính phủ Hoa Kỳ chưa có mặt hàng may mặc. Nếu thời gian tới, dánh sách đánh thuế của Hoa Kỳ lên hàng XK Trung Quốc sang Hoa Kỳ có hàng may mặc, câu chuyện sẽ rất khác. Việt Nam sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên đầu tiên, phải lường trước khả năng Trung Quốc và các nước khác mượn đường để chuyển giá. "DN đương nhiên đã phải tính đến câu chuyện đó, chủ động lường trước khả năng xảy ra và xây dựng các kịch bản ứng phó, không dại gì mà tự đập đi nồi cơm của mình", ông Hiếu nhấn mạnh.
VITAS đưa ra khuyến nghị, các DN trong ngành dệt may cần tỉnh táo, theo dõi sát diễn biến tình hình để ứng phó với những thách thức của cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc này. DN dù tận dụng cơ hội nhưng không nên vì lợi ích trước mắt của bản thân DN mà ảnh hưởng đến toàn ngành dệt may.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lòng đường An Dương Vương thành nơi buôn bán
- ·Quế Ngọc Hải thiếu tập trung, đội tuyển Việt Nam bị gỡ hòa 1
- ·Dàn sao bóng đá Việt Nam thắp ước mơ cho 1.000 em nhỏ
- ·ĐT Việt Nam tập trung cao độ, đón tin vui bất ngờ trước trận gặp Ấn Độ
- ·Sốc vì thấy ảnh thô tục trên facebook của vợ
- ·Muhammad Ali từng chiến thắng bằng tuyệt kỹ đấm nhanh của Lý Tiểu Long
- ·Đội hình dự kiến Việt Nam vs Ấn Độ: Quang Hải đá chính, Tiến Linh dự bị
- ·Đội hình nhập tịch thua Trung Quốc, CĐV Indonesia đòi sa thải HLV Shin Tae
- ·Nhớ lắm, nhà cũ!
- ·Cách giao bóng pickleball chuẩn kỹ thuật
- ·Cho vay nặng lãi… hỏi cách thưa kiện ra tòa
- ·Văn Quyết giã từ đội tuyển Việt Nam
- ·Tuyển Indonesia thua cay đắng Trung Quốc
- ·Nhận định bóng đá Việt Nam vs Ấn Độ: Chiến thắng dễ dàng
- ·Thơ của người làm báo
- ·Nữ hoàng MMA quật ngã đối thủ trong nháy mắt, đấm liên tục không trượt phát nào
- ·Xuống hạng Nhất thi đấu, Hoàng Đức bị ảnh hưởng thế nào?
- ·Ngăn Messi lập siêu phẩm, thủ môn đập mặt vào cột suýt chấn thương nặng
- ·Bé Kim Yến đã đi về nơi vĩnh hằng
- ·Công Phượng muốn sút tung lưới HAGL