会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【chấp 1.75 là sao】Vẫn khó “chốt” phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần!

【chấp 1.75 là sao】Vẫn khó “chốt” phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

时间:2024-12-23 20:18:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:170次
Ảnh minh họa.

Dự kiến được Quốc hội bấm nút thông qua tại Kỳ họp thứ bảy vào tháng 5/2024,chốtchấp 1.75 là sao song dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vẫn còn khá ngổn ngang, trong đó có quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần tương tự quy định tại Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao nặng, AIDS), đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội hai Phương án:

Phương án 1: Người lao động được chia làm hai nhóm.

Nhóm 1 tiếp tục được áp dụng hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo cơ quan của Quốc hội sự khác biệt của dự thảo Luật với quy định hiện hành là, nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận bảo hiểm xã hội một lần thì khi đến tuổi nghỉ hưu mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu (có tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội không đủ 15 năm) và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, thì có thể được lựa chọn hưởng các quyền lợi bổ sung (hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính phần bảo lưu của mình trong thời gian từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến trước tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (75 tuổi).

Trong thời gian này thì được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tếvà nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng...). Dự thảo Luật vẫn quy định nếu người lao động không nhận trợ cấp hằng tháng thì nhận bảo hiểm xã hội một lần nhưng sẽ mất đi cơ hội được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên.

Nhóm 2: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định này.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Cần có lộ trình phù hợp 

Cơ quan của Quốc hội cho biết, qua thảo luận và ý kiến của các cơ quan tham gia trong quá trình chỉnh lý, góp ý dự thảo Luật thì đa số cho rằng Phương án 1 do Chính phủ trình có ưu điểm: Cơ bản bảo đảm kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn trong xã hội (không làm ảnh hưởng nhiều đến khoảng 18 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội).

Phương án này hướng tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về bảo hiểm xã hội. Ưu điểm nữa là hạn chế được tình trạng một người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều lần hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua (giai đoạn 2016 - 2022 đã có gần 25% số lượt người rút bảo hiểm xã hội một lần đã rút từ 02 lần trở lên).

Về lâu dài, nếu quy định theo Phương án 1 sẽ góp phần giúp tăng số người được thụ hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội từ chính quá trình tích lũy thông qua tham gia bảo hiểm xã hội của mình và giảm gánh nặng cho cả xã hội, ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách, chế độ mang tính chất bảo trợ xã hội. Đây cũng là ý kiến của một số cơ quan của Quốc hội khi góp ý đối với dự thảo Luật được chỉnh lý sơ bộ .

Nhưng, cũng có ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội đồng tình với Phương án 2 với lý do không tạo “lát cắt” giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, với việc quy định người lao động chỉ được giải quyết một phần thời gian đóng nên người lao động có tâm lý bị giảm, hạn chế quyền lợi, điều này có thể dẫn đến phản ứng tập thể của người lao động và có thể gia tăng đột biến số người đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần trước khi Luật này có hiệu lực thi hành. Đồng thời, phương án này cũng không giải quyết triệt để được việc rút bảo hiểm xã hội một lần, không giải quyết được thực trạng một người có nhiều lần hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị nghiên cứu, thiết kế phương án có lộ trình phù hợp hoặc một phương án có nhiều phương thức để người lao động lựa chọn hoặc điều chỉnh tỷ lệ hưởng  hoặc có thể tích hợp Phương án 2 vào nhóm 2 của Phương án 1, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ sau ngày 1/7/2025 thì vẫn cho phép người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo lộ trình giảm dần và chấm dứt vào năm 2030. Vì khi đó, theo dự báo và mục tiêu phấn đấu nước ta trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình cao, cơ cấu kinh tế, lao động đã có bước phát triển cao hơn, đời sống người lao động cũng ổn định hơn. Nên cần quy định có tính chất lộ trình để người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2030 trở đi thì không được rút bảo hiểm xã hội một lần với các điều kiện như ở nhóm 1 nêu trên.

Cầnlấyý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu

Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, dù lựa chọn phương án nào thì đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài.

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội ủng hộ Phương án 1 của Chính phủ đề xuất, song đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục giải trình để làm rõ hơn ưu điểm, nhược điểm của 2 phương án Chính phủ trình, nhất là dự báo tác động tới một bộ phận người lao động và dự liệu khả năng phát sinh vấn đề về xã hội, kinh tế, phòng ngừa khả năng xảy ra các phản ứng tập thể từ phía người lao động;

Đối với Phương án 1 (phương án Chính phủ lựa chọn) cần xác định rõ hơn về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần gắn với nỗ lực tìm kiếm việc làm của người lao động và kết quả giới thiệu việc làm của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm. Đồng thời, nghiên cứu quy định chặt chẽ hơn, theo hướng có thể giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Chính phủ cần sớm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án tổng thể về hỗ trợ người lao động gặp khó khăn phát sinh do thất nghiệp, mất việc làm, bệnh tật... thông qua các chính sách tín dụng xã hội, hỗ trợ tạo việc làm và các chính sách khác để hỗ trợ đời sống nhằm giúp người lao động có thể vượt qua khó khăn, báo cáo nêu.

Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu về quy định này nhằm bảo đảm dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể của đại biểu Quốc hội và bảo đảm thận trọng, trách nhiệm trong xử lý vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần vì đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi và đang “trở thành thói quen” mặc nhiên của khá nhiều người lao động, người tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Bộ Tài chính đề xuất một số biện pháp kiểm soát lạm phát
  • Soi kèo góc Dortmund vs Bochum, 01h30 ngày 28/9
  • Soi kèo phạt góc Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD, 17h30 ngày 27/9: Thực sự khó chịu
  • Soi kèo góc Girona vs Vallecano, 0h00 ngày 26/9
  • Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để Bộ Y tế thực hiện tiêm chủng mở rộng
  • Soi kèo góc Young Boys vs Aston Villa, 23h45 ngày 17/9
  • Soi kèo góc Bologna vs Shakhtar Donetsk, 23h00 ngày 18/9
  • Soi kèo phạt góc Ulsan Hyundai vs Gangwon, 17h30 ngày 13/9: Đội khách lép vế
推荐内容
  • Vận tải Hoàng Minh
  • Soi kèo góc West Ham vs Chelsea, 18h30 ngày 21/9: Đội khách áp đảo
  • Soi kèo góc Augsburg vs St. Pauli, 20h30 ngày 15/9
  • Soi kèo góc Liverpool vs Nottingham, 21h00 ngày 14/9
  • Hướng đến tăng trưởng xanh với bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14030
  • Soi kèo góc Genoa vs AS Roma, 17h30 ngày 15/9: Đội khách áp đảo