【ti le k】Giám sát chuyên đề
(CMO) Trong nỗ lực đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan HĐND, các chương trình giám sát chuyên đề được xác định là một trong những mũi nhọn đột phá của các ban HĐND.
Trên cơ sở giám sát chuyên sâu, đánh giá cặn kẽ cả về chủ trương, chính sách, pháp luật và đối chiếu với thực tế đời sống, những chuyên đề giám sát không đơn thuần mang tính phản biện - chỉ ra ưu khuyết điểm, mà quan trọng hơn còn trực tiếp tháo gỡ những nút thắt trong quá trình hiện thực hoá các chủ trương, chính sách, pháp luật.
Giám sát chuyên đề còn để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng thụ hưởng, bước đầu chỉ ra những dấu hiệu bất thường, sai phạm trong hoạt động điều hành, lãnh đạo của các cấp, các ngành…
Nhận thức mới - bước tiến dài
Theo Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện: “Ngoài giám sát thường xuyên, phải tập trung vào các cuộc giám sát chuyên đề. Từng ban HĐND tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ đề ra chương trình, kế hoạch giám sát. Giám sát chuyên đề phải thực sự chuyên sâu, đi thẳng vào những vấn đề thời sự được cử tri đặc biệt quan tâm. Sau mỗi cuộc giám sát, phải tiếp tục giám sát sự chuyển biến, thay đổi của chuyên đề giám sát đã thực hiện”. Đây là nhận thức đúng đắn, bước tiến dài để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, tạo điều kiện để các ban HĐND phát huy hết vai trò, trách nhiệm.
Ở một khía cạnh khác, giám sát chuyên đề đòi hỏi sự am hiểu, nắm bắt được các chủ trương, chính sách, quy định… một cách toàn diện, sâu sắc của thành viên đoàn giám sát, tức là thành viên của các ban HĐND. Bởi nếu không nghiên cứu, nắm vững hành lang pháp lý, văn bản nguồn quy định thì hiệu quả giám sát tất nhiên sẽ không thể đảm bảo. Để khắc phục khó khăn này, hầu hết các ban HĐND đều mời đại diện những sở, ngành liên quan đến các chuyên đề giám sát, trao đổi, bàn bạc, thông tin trước và trực tiếp tham gia vào đoàn giám sát để tăng thêm sức thuyết phục cho các chuyên đề. Nói như Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải: “Nói có sách, mách có chứng. Giám sát phải chỉ trúng chỗ nào tốt, chỗ nào chưa tốt và quan trọng nhất là làm sao để phát huy cái tốt, sửa chữa, cải thiện cái chưa tốt”.
Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh làm việc tại xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời. |
Tháo gỡ nút thắt
Khi Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh thực hiện chuyến giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện các chính sách giáo dục, trong đó có liên quan đến quyền lợi của giáo viên, hàng loạt những tồn tại, hạn chế được các địa phương nêu ra, cho thấy tình hình hết sức khó khăn của đời sống giáo viên đã tồn tại qua một thời gian dài.
Theo Trưởng ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Ngô Ngọc Khuê: “Vấn đề thực hiện chưa đúng các chủ trương, chính sách, chế độ ưu đãi dành cho giáo viên là không thể chấp nhận. Bởi giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy, giáo dục, nếu tâm lý không ổn định, không còn tâm huyết cống hiến thì kết quả giáo dục sẽ ra sao?”.
Kết quả, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục rà soát, thực hiện nghiêm túc và khắc phục ngay những thiếu sót trong quá trình thực hiện các chính sách trong giáo dục. Dư luận lập tức ủng hộ, đặc biệt đội ngũ giáo viên cảm thấy phấn khởi, có động lực tiếp tục phấn đấu. Từng đơn vị trường học, từng địa phương như trút bỏ gánh nặng vướng mắc suốt thời gian dài.
Hay đối với cái nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tại Cà Mau. Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Cà Mau Trần Chánh Quang cho biết: “Tới bà con đồng bào dân tộc, mình thấy bà con khó khăn, mình nghĩ bản thân mình chưa hoàn thành trách nhiệm được giao”. Chú ý nơi ăn, chốn ở, việc làm, học hành… và cả nếp sinh hoạt, cách suy nghĩ của bà con đồng bào dân tộc, ông Quang trăn trở: “Nói vậy chớ bà con đồng bào mình có nhiều ưu điểm lắm, nếu tháo gỡ trúng những khó khăn, vướng mắc thì thoát nghèo là chuyện không khó”. Qua đợt giám sát chuyên đề với đồng bào dân tộc, trong đó tập trung vào việc thoát nghèo, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã đề xuất một loạt những giải pháp để hiện thực hoá trong đời sống. Đó là việc hình thành các khu vực cộng cư dành cho đồng bào dân tộc Khmer, nghĩa là tập trung khu đất ở và sản xuất cho các hộ khó khăn. Điều này phù hợp với văn hoá, tâm lý và nhu cầu của bà con nên nhận được sự đồng thuận lớn.
Sau những chuyến giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, hành trình giảm nghèo của đồng bào thêm vững niềm tin. |
Trong lĩnh vực pháp chế, khi thực hiện giám sát chuyên đề về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp, ngành, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Sơn Ca thẳng thắn chỉ ra: “Nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều cơ quan không nắm rõ quy định, trình tự cả về thể thức và nội dung ban hành các loại văn bản, nhất là văn bản quy phạm pháp luật nên thực hiện chưa đúng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến quá trình điều hành, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị”. Ngay sau đó, công tác chấn chỉnh về việc xây dựng, ban hành các loại văn bản của toàn bộ hệ thống chính trị đã thay đổi một cách tích cực.
Hay mới đây nhất, trong chuyến giám sát chuyên đề về kết quả thực hiện chính sách sắp xếp trường lớp, chính sách giáo dục, Ban Văn hoá - Xã hội đã gióng lên cảnh báo đáng lo ngại về tình hình phân giao kinh phí hoạt động cho các đơn vị trường học theo nghị quyết của HĐND. Theo đó, một số địa phương thực hiện phân giao kinh phí hoạt động thường xuyên chưa đồng bộ, không theo quy định của nghị quyết, khiến các trường học luôn trong tình trạng eo hẹp, thiếu hụt về kinh phí hoạt động. Mới đây nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã chỉ đạo: “Phải thực hiện triệt để nghị quyết của HĐNĐ tỉnh, không giữ lại kinh phí hoạt động của các trường với bất cứ lý do gì”.
Có thể nói, giám sát chuyên đề vừa đáp ứng được tính thời điểm của các vấn đề bức xúc, vừa là cơ chế hữu hiệu để tháo gỡ những nút thắt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Điều này đã nhận được sự đồng thuận rất lớn của xã hội, của cử tri. Đó là dấu ấn tốt đẹp mà HĐND đã ghi lại trong hành trình đổi mới./.
Phạm Quốc Rin
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hệ thống PCCC tại CT1 dự án Usilk City 3 năm vẫn bỏ ngỏ: Xem nhẹ tính mạng cư dân?
- ·Bí mật về niken, thứ vượt dầu mỏ, vàng
- ·Triển khai thí điểm hệ thống miễn, giảm, hoàn thuế tại Bắc Ninh
- ·Hải quan đầu tư gia công Hải Phòng thu ngân sách hơn 4.300 tỷ đồng
- ·Vụ lái xe taxi Mai Linh bị hành hung: Xem xét khởi tố vụ án
- ·Nữ đại gia đứng sau thương vụ Thép Sông Hồng giải thể
- ·Không chạy theo thành tích, huy động quá sức dân và để nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới
- ·Hà Nội công nhận thêm 42 nghệ nhân mới và 31 sản phẩm CNNT tiêu biểu
- ·Áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Thanh Hóa
- ·Tổng cục Thuế luân chuyển, bổ nhiệm 2 lãnh đạo cấp vụ
- ·Vụ Con Cưng: Tiếp tục thu giữ hàng ngàn sản phẩm tại TP.HCM để điều tra
- ·Thông qua 51 nghị quyết phát triển thành phố mang tên Bác
- ·Ngành Thuế đã rất nỗ lực thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách
- ·Tổng Bí thư dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND VN
- ·Giai đoạn 2021
- ·Đề án điểm: Nét mới của khuyến công quốc gia
- ·Hải quan Việt Nam hướng tới mục tiêu phù hợp chuẩn mực, thông lệ tốt nhất trên thế giới
- ·Trường hợp nào doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế?
- ·Thu hút vốn FDI
- ·Tổng cục Thuế làm việc với WB để tiếp tục giảm giờ nộp thuế