【nhận định kèo as roma】Ngân hàng tăng tốc chuyển đổi số, phát triển bán lẻ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,ânhàngtăngtốcchuyểnđổisốpháttriểnbánlẻnhận định kèo as roma5% | |
Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030: Chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ | |
Chuyển đổi số, chiến lược tất yếu để doanh nghiệp hồi phục và phát triển |
Chuyển đổi số tiếp tục là định hướng trọng tâm của các ngân hàng để gia tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. |
Cạnh tranh bằng công cụ số
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB chia sẻ, thời gian qua ngân hàng số OCB chưa tạo được nhiều dấu ấn, nhưng sắp tới chắc chắn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, bởi OCB đã có sự đầu tư rất bài bản và chuyên nghiệp cho ngân hàng số. “Trên môi trường số, OCB có thể đạt được mức độ phát triển mạnh mẽ hơn so với trước đây. Năm 2021 đã chứng minh rằng nếu đi đúng hướng và sát với nhu cầu khách hàng thì sẽ đạt được thành tích rất cao” – ông Tùng nói.
Trong năm 2022, OCB sẽ tiếp tục xây dựng và nâng cấp trung tâm ngân hàng số của mình. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang liên kết với các công ty fintech hàng đầu châu Âu, dự kiến trong 3 tháng tới sẽ cho ra sản phẩm thẻ tín dụng kết hợp với ứng dụng trên điện thoại di động, lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Ông Tùng cũng tin tưởng rằng dù chỉ mới hình thành nhưng về lâu dài, ngân hàng số sẽ là điểm cạnh tranh của OCB.
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022 mới đây, nhiều ngân hàng cũng tiếp tục định hướng đầu tư mạnh cho công nghệ nhằm tạo bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số. Cụ thể, Ngân hàng Nam Á Bank sẽ chú trọng củng cố hoạt động, tạo những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số với mục tiêu quản trị, điều hành trên nền tảng số, tạo ra các sản phẩm dịch vụ khác biệt mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và giữ đà tăng trưởng lợi nhuận. Nam Á Bank sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái ngân hàng số: Robot OPBA, Open Banking và ONEBANK, đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi của khách hàng.
Ngân hàng HDBank cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực hoạt động chuẩn bị cho sự hòa nhập mạnh mẽ của ngân hàng trong kỷ nguyên số; chuyển hình thức kinh doanh đa kênh thành hợp kênh trên nền tảng trực tuyến với sự bùng nổ ghi dấu ấn của mảng bán lẻ với chiến lược 1 triệu thẻ tín dụng phát hành mới và tăng mới trên 1 triệu khách hàng cá nhân. Hoàn tất cơ bản các hành trình khách hàng của chiến lược chuyển đổi số.
Ngân hàng Sacombank cũng đặt kỳ vọng cao trong 5 năm tới (2022-2026) với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu cùng với chuyển đổi số hóa toàn diện thông qua nhiều giải pháp công nghệ trên mọi hoạt động chính. Bà Nguyễn Phương Huyền, Phó Giám đốc Khối cá nhân, kiêm Giám đốc khách hàng cá nhân – Ngân hàng Sacombank nhìn nhận công nghệ chính là yếu tố quyết định trong cuộc đua ngân hàng bán lẻ, đặc biệt khi tác động của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen sống, hành vi tiêu dùng của số đông người tiêu dùng. Với mục tiêu chuyển đổi số toàn diện và trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong giai đoạn 2022-2026, Sacombank đang tạo riêng cho mình thế mạnh cạnh tranh khác biệt bằng cách tổng hoà các yếu tố: tầm nhìn và nhận thức - phương pháp làm việc linh hoạt - công nghệ.
“Quá trình chuyển đổi số tại Sacombank đã diễn ra từ sớm, hiện ngân hàng đã có sẵn đội ngũ chuyên gia, nhân sự giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về công nghệ, đội ngũ này sẽ phát huy tối đa vai trò dẫn dắt, nhằm phối hợp, truyền cảm hứng và thúc đẩy các đơn vị nghiệp vụ khác hòa nhập vào tư duy số, từ quản trị cho đến hoạt động. Có thể nói, trong cuộc đua này, chúng tôi hoàn toàn lạc quan và tự tin vì những kết quả gần đây cũng đã minh chứng những định hướng mình đi đúng đắn này” – bà Phương Huyền khẳng định.
Tìm hướng đi riêng
Hiện ngân hàng bán lẻ đang là xu hướng và là động lực tăng tốc, chuyển mình đối với các ngân hàng. Việc hầu hết các ngân hàng cùng chuyển đổi như vậy khiến cho áp lực cạnh tranh về ngân hàng bán lẻ ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc nắm bắt lợi thế từ công cụ số, các ngân hàng cũng xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu cùng những hướng đi riêng biệt để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Theo bà Phương Huyền, để gắn kết khách hàng và phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng ngay từ điểm tiếp xúc đầu tiên, Sacombank ưu tiên 2 vấn đề chính là cung cấp giao dịch liền mạch và mang đến nhiều tiện ích không dùng tiền mặt. Trong nhiều sản phẩm dịch vụ mà Sacombank đang cung cấp, bà Phương Huyền đánh giá ứng dụng Sacombank Pay sẽ mang đến cho khách hàng những trải nhiệm nhanh chóng và tối ưu nhất.
Bà Phương Huyền cũng tiết lộ rằng Sacombank đang trong hành trình “lão hóa ngược” với việc xác định bán lẻ là mục tiêu và công nghệ là chìa khóa để phục vụ tốt hơn khách hàng là giới trẻ, thuộc thế hệ gen Z. Bởi các khách hàng trẻ chính là nhân tố giúp kết nối công nghệ cũng như các sản phẩm dịch vụ có tính công nghệ đến với các thế hệ khác. “Năm vừa qua dù đại dịch dẫn đến giãn cách kéo dài nhưng lượng khách hàng số của Sacombank vẫn tăng mạnh, đạt hơn 2,5 triệu người dùng trên Sacombank Pay và có hơn 3 triệu khách hàng mới trên kênh internet banking, mobile banking” – bà Phương Huyền thông tin.
Ngân hàng OCB cũng đã xác định đối tượng khách hàng trọng tâm của mình là tầng lớp thu nhập trung bình. Ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ, thị trường này không mang lại lợi nhuận ban đầu nhiều và mất rất nhiều công sức cho việc phát triển khách hàng, vì một khoản vay của khách hàng có thu nhập trung bình có quy mô chỉ 1-2 tỷ đồng nên phải cho vay rất nhiều khoản như vậy mới bằng một người giàu đi vay một lúc vài chục tỷ, lượng CASA (tiền gửi không kỳ hạn) của các khách hàng này trong ngân hàng cũng rất ít. Nhưng OCB tin tưởng đây sẽ là phân khúc khách hàng có độ tăng trưởng cao trong thời gian tới và sẽ càng ngày càng chiếm lĩnh, trở thành phân khúc quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế đến nay chưa có ngân hàng nào có sự quan tâm đúng mức tới phân khúc khách hàng này, phần lớn ngân hàng quan tâm tới phân khúc khách hàng trung lưu khá giả và cung cấp sản phẩm cho phân khúc đó.
Ông Nguyễn Đình Tùng cũng cho biết hiện OCB đã có sản phẩm đầu tiên ra thị trường cho phân khúc này là Dreamhome và mang lại kết quả tương đối tốt với dư nợ tăng thêm khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi tháng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Những đối tượng được tăng lương cơ sở bắt đầu từ 1/7/2018
- ·Tạm ngừng cấp phép dạy thêm, học thêm
- ·Xử lý triệt để các vụ bạo lực học đường
- ·Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su khai giảng năm học 2020
- ·Đề nghị TP. Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp logistics vận chuyển hàng hóa
- ·Đại học Bách khoa đề xuất 8 nội dung hợp tác với Bình Phước
- ·Vui ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi”
- ·Công nhận 868 học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học 2020
- ·Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% năm 2020 và 7,8% trong năm 2021
- ·Rộn ràng lớp học hè tiếng Khơme
- ·Bệnh nhân tử vong sau mổ gãy tay ở BV Đa khoa Hà Đông: Phẫu thuật đã đúng quy trình
- ·Tiếp tục phòng, chống dịch Covid
- ·Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
- ·Chuyện đầu năm học mới ở Bù Đăng
- ·Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: ASEAN cần nâng cao năng lực ứng phó với nguy cơ, rủi ro mới
- ·Chính sách về lao động, việc làm đối với thanh niên
- ·Bình Phước điều chỉnh hình thức dạy học ứng phó dịch Covid
- ·Thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Bình Phước
- ·Tin mới nhất về vụ tai nạn xe máy dừng đèn đỏ ở Tp.HCM đêm qua
- ·Học online mùa dịch Covid