会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【sevilla vs getafe】Nhớ tháng Tư lịch sử!

【sevilla vs getafe】Nhớ tháng Tư lịch sử

时间:2024-12-23 16:28:33 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:366次

Báo Cà Mau(CMO) Năm nào đến những ngày tháng Tư lòng tôi cũng nôn nao. 45 năm trôi qua, biết bao sự kiện khiến tim mình như bị dồn nén, như bị tung vỡ. Có ai ngờ sau 30/4/1975, dân tộc Việt Nam lại phải tiếp tục tiến hành nhiều cuộc chiến đấu mới, máu lại đổ, xương lại phơi!

30/4/1975: Vang khúc khải hoàn

Không ai quên được lời bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” của Nhạc sĩ Phạm Tuyên, bởi đây là “ngày vui đại thắng!”, “30 năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông!”. Không ai quên được lời thơ Tố Hữu giữa thời khắc huy hoàng ấy:

“Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp

Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta

Chúng con đến, xanh ngời ánh thép

Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa!”

Và:

“Bởi có Bác, từ nơi đây ra đi tìm đường kách mệnh

Cho chúng con nay được trở về, vĩnh viễn Việt Nam!”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc xâm lược chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”. 

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, có thâm niên lâu nhất tại Lầu Năm Góc (1961-1968), khẳng định: “Cách nhìn nhận của chúng ta về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hoá và chính trị của Nhân dân Việt Nam, cũng như về nhân cách và tập quán của các nhà lãnh đạo của họ”... “Chúng ta đã sai lầm, sai lầm một cách tồi tệ. Chúng ta nợ các thế hệ tương lai câu giải thích tại sao?”.

... Đến những ngày tháng tư năm 2020

Nếu những ngày tháng Tư của 45 năm trước, mọi người đều “rầm rập xuống đường”, băng, cờ, khẩu hiệu rợp trời giành lấy chính quyền về tay Nhân dân, 45 năm sau (tháng 4/2020), mọi người “hãy ở trong nhà là yêu nước!”. Kẻ thù mới bây giờ vô hình nhưng quá nguy hiểm. Mấy tháng nay, không lúc nào tôi không cập nhật tin chống dịch. Covid-19 tàn phá cả thế giới, nặng nề và khủng khiếp. Làm sao hình dung nổi hậu quả khốc liệt do nó gây ra? Luôn luôn hồi hộp, luôn luôn lo âu, luôn luôn hy vọng, luôn luôn vui mừng, luôn luôn chờ đợi…, tất cả như vỡ oà trong lồng ngực! Cả thế giới chung một chiến hào! Không phải “điếu thuốc tàn còn chia sớt nhau”, mà cùng san sẻ cho nhau tất cả những gì có thể, từ chiếc khẩu trang, viên thuốc, hộp sữa, suất cơm, nơi ăn, chốn nghỉ, cho đến bó rau, ký gạo, gói mì, nước diệt khuẩn… Mọi người như ruột thịt, như anh em một nhà, dù ngoài nước hay trong nước. Nghe tin người Mỹ, Italy, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Hàn Quốc, Trung Quốc chết nhiều, lòng ai không xót xa!

Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975.  Ảnh tư liệu

Ngay sau khi nghe lời kêu gọi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vợ chồng ông Năm Ao, Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau đã ủng hộ 10 triệu đồng để trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn. Anh Dương Ngọc Lợi, đường Nguyễn Đình Chiểu, từ ngày 12/4/2020 đã hoàn thành “cây ATM gạo” tại Phường 8, TP Cà Mau để hỗ trợ bà con nghèo. Mấy ngày qua báo chí trên thế giới như Mỹ, Anh, Thái Lan, UAE, Đài Loan, Úc, Qatar, Tây Ban Nha… đăng tải lại thông tin của hãng Reuters về cây ATM gạo của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Họ đánh giá sáng kiến là “hết sức tài tình” trong mùa dịch bệnh; rằng sáng kiến là “một ý tưởng mới lạ”; là “một ý tưởng tuyệt vời trong lúc nhiều người thất nghiệp do dịch Covid-19”. “Không chỉ gây ấn tượng mạnh vì áp dụng kỹ thuật hiện đại, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, ATM gạo còn cho thấy cái tâm, cái tầm của người sáng tạo”... “Một tuần sau khi ra đời,“ATM gạo” dành cho người nghèo, khó khăn do dịch Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh đã tạo thành làn sóng mạnh mẽ, lan toả khắp cả nước. Những mô hình tương tự đã nhân bản ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên”…

Trong khi đó, những chiến sĩ, những anh hùng áo trắng đang quyết liệt nơi tuyến đầu; những chú công an; những anh bộ đội; những cựu chiến binh; những ông, bà cụ; những anh, chị; những em, cháu thiếu niên, nhi đồng… dù “không xuống đường” nhưng khí thế còn hơn khí thế những ngày tháng Tư của 45 năm về trước. 

Khi tôi kết thúc bài viết này (ngày 25/4), thế giới đã vượt mốc 2,7 triệu ca nhiễm, trong đó có gần 197.000 ca tử vong. Hiện còn 58.675 ca bệnh nặng đang điều trị và 780.000 ca khỏi bệnh. Về tổng số ca nhiễm, Mỹ chiếm hơn 1/3 số ca trên toàn thế giới: 50.360 người chết. Sau Mỹ là Ý: 25.969; Tây Ban Nha: 22.524; Pháp: 22.245 và Anh: 19.506.

Trong không khí chung sức, chung lòng, đồng tâm, hiệp lực quyết liệt chống dịch, những “Tiếng hát át đau thương” lại trỗi dậy phi thường. Những lời hát như thúc giục, như động viên, như cổ vũ mọi người đoàn kết, gắn bó hơn, thắt chặt hơn để vượt mọi gian nan, thử thách còn đang chực chờ phía trước. Có lúc hơn 10 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới và vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Thông tin đó như niềm vui thắng trận, mọi người cùng nhau đón chờ tin trận thắng cuối cùng./.

Ngày 25/4/2020

Trường Sơn Đông

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Cần Giuộc đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất
  • Tạo động lực mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài trong thời kỳ mới
  • Việt Nam tham gia tập trận hàng hải ASEAN
  • Bắt giữ xe ô tô chở 4,83 m3 gỗ không rõ nguồn gốc
  • Nhiều giải pháp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng
  • Đà Nẵng: Thu giữ lượng lớn thuốc lá và rượu ngoại không nguồn gốc
  • 'Trước khi gây tai nạn, tài xế xe Thành Bưởi vò đầu, bứt tóc…’
  • Nam shipper bị đánh gãy 2 tay thương tích 24%
推荐内容
  • Biệt thự song lập Eco Village Saigon River
  • Quảng Nam: Khởi tố nhóm đối tượng làm giả 150 căn cước công dân
  • Kiểm tra và tập huấn công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước tại Bình Định
  • Quảng Bình: Bắt giữ đối tượng mua bán 5.500 viên ma tuý
  • Giá vàng hôm nay 29/11: Vàng nhẫn được mua cao hơn vàng miếng nửa triệu đồng
  • Nguy cơ mất an toàn thực phẩm  từ bánh Trung thu “handmade”