【kết quả hạng nhất đan mạch】Rạng Đông phải chịu trách nhiệm gì sau vụ cháy khiến dân "di cư"?
Hiện trường vụ cháy Rạng Đông nhìn từ chung cư 54 Hạ Đình (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Khắc phục ô nhiễm, bồi thường thiệt hại cho người dân
- Theo luật sư, trong sự cố cháy tại Công ty Rạng đông vừa qua, đơn vị này cần có trách nhiệm gì với Nhà nước, chính quyền đia phương và người dân?
Luật sư Nguyễn Trọng Việt:Chiều ngày 5/9, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp thông báo công khai về nguyên nhân vụ cháy nhà máy Công ty Rạng Đông. Theo đó, bước đầu phát hiện 1 bóng đèn compact bật 24/24h, mặc dù cầu dao dập nhưng không bao giờ bị tắt. Nhận định ban đầu, có thể một bóng đèn trên tầng 3 của kho hàng (không bao giờ tắt) chập cháy rơi xuống thùng carton đựng hàng dẫn đến vụ cháy.
Trên cơ sở thông tin trên, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, tôi nhận định, trong vụ cháy này có lỗi vô ý trong việc quản lý, vận hành nhà máy của Công ty Rạng Đông. Bởi lẽ, việc để nguồn điện thắp sáng 1 bóng đèn 24/24h rõ ràng luôn tiềm ẩn nguy cơ chập điện, cháy trong nhà máy có khối lượng nguyên vật liệu sản xuất và hóa chất lớn.
Thực tế, vụ cháy nhà máy Công ty Rạng Đông không chỉ làm thiệt hại cho bản thân công ty, mà đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe và môi trường sống của các hộ dân xung quanh khu vực. Xem xét các nguyên nhân và hậu quả nêu trên, căn cứ khoản 10 Điều 3, khoản 1 Điều 112 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, có thể thấy vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã gây ra sự cố môi trường, làm ô nhiễm môi trường.
Đối với sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường xung quanh nhà máy, Công ty Rạng Đông phải có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng.
Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật có liên quan; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
Nhiều học sinh trường Tiểu học Hạ Đình nghỉ học vì lo ô nhiễm thủy ngân | |
Hỏa tốc đề nghị Hà Nội báo cáo công tác khắc phục hậu quả vụ cháy Công ty Rạng Đông | |
Đại diện Bộ TN&MT đeo mặt nạ phòng độc kiểm tra vụ cháy Rạng Đông |
Đối với thiệt hại về tài sản và sức khỏe của các hộ dân xung quanh, trách nhiệm trước hết thuộc về Công ty Rạng Đông. Việc bồi thường phải được thực hiện theo nguyên tắc “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.”
Bởi lẽ, căn cứ Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thủy ngân - nguyên liệu sản xuất trong nhà máy chính là các loại nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu nguồn nguy hiểm này là Công ty Rạng Đông phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hộ dân xung quanh cả khi không có lỗi trong trường hợp này.
Cùng với Điều 601, Điều 602 Bộ Luật Dân sự cũng quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.”
Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại cho các hộ dân xung quanh có thể sẽ được chi trả bởi Công ty bảo hiểm mà Công ty Rạng Đông tham gia, nếu trường hợp vụ cháy của Công ty Rạng Đông thuộc trường hợp được Công ty bảo hiểm chi trả theo Hợp đồng bảo hiểm đã ký.
Tuy nhiên, kể cả có hay không có bảo hiểm, Công ty Rạng Đông vẫn phải chịu trách nhiệm chính và trước tiên đối với thiệt hại của các hộ dân và sự cố môi trường lần này.
Hiện trường còn lại sau vụ cháy Công ty Rạng Đông. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Công khai phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường
- Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần làm gì trong việc xử lý sự cố, hỗ trợ người dân, giám sát doanh nghiệp, kể cả tiến trình đánh giá thiệt hại và vấn đề bồi thường, thưa luật sư?
Luật sư Nguyễn Trọng Việt:Căn cứ Điều 111, 112 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đối với sự cố môi trường để lại sau vụ cháy Rạng Đông, các cơ quan ban ngành và ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cần tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn; kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai.
Các lực lượng công an phòng cháy chữa cháy, điều tra cần thực hiện điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy; lập, thống kê thiệt hại làm căn cứ giải quyết vụ việc về sau. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần kịp thời tiếp nhận phản ánh, đơn thư khiếu kiện của người dân và giải quyết đúng theo trình tự quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.
- Theo lộ trình, Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sẽ phải di dời về khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) nhưng đến nay, doanh nghiệp dường như vẫn “án binh bất động.” Theo luật sư, trách nhiệm thuộc về ai?
Luật sư Nguyễn Trọng Việt:Trên cơ sở Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016, thành phố Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Trong đó, nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sẽ di dời về khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để nhường đất cho mục đích sử dụng khác hiệu quả hơn.
Căn cứ Quyết định 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về về việc ban hành quy chế tài chính phục vụ di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị; căn cứ Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Công ty Rạng Đông có trách nhiệm chủ động lập phương án, tiến hành thực hiện di dời nhà máy theo đúng thời hạn, lộ trình thành phố Hà Nội đề ra.
Tuy nhiên, như báo chí phản ánh, đến nay Công ty Rạng Đông vẫn “án binh bất động.” Theo tôi, nếu Công ty Rạng Đông vẫn cứ tiếp tục chậm chạp, không chịu thực hiện di dời nhà máy là sai và phải chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ này.
Có thể bị cưỡng chế di dời
- Trường hợp Công ty Rạng Đông nằm trong lộ trình phải di dời, nhưng thực tế chậm di dời và để xảy ra sự cố cháy nghiêm trọng thì có cần áp dụng biện pháp di dời khẩn cấp không?
Luật sư Nguyễn Trọng Việt: Căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và lộ trình di dời của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty Rạng Đông phải thực hiện di dời theo thời hạn quy định.
Chúng ta đều hiểu, việc di dời một nhà máy lớn như Rạng Đông không phải là vấn đề đơn giản vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, người lao động, đầu tư công nghệ xử lý chất thải…
Tuy nhiên, Công ty Rạng Đông sẽ phải thực hiện di dời đúng thời hạn Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt ra. Nếu cứ chậm trễ không di dời, quá thời hạn, Công ty Rạng Đông có thể sẽ bị cưỡng chế di dời.
Trong trường hợp, nhà máy Rạng Đông vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất do chưa kịp di dời trong thời hạn Ủy ban Nhân dân thành phố cho phép chủ động tiến hành di dời (trong khi điều kiện kỹ thuật, công nghệ của nhà máy không đảm bảo, không thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng), Công ty Rạng Đông có thể sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc di dời nhà máy trước thời hạn.
- Theo quy định, sau khi di dời, khu đất Công ty Rạng Đông sẽ được xử lý thế nào?
Luật sư Nguyễn Trọng Việt: Việc xử lý khu đất nhà máy của Công ty Rạng Đông như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào loại đất, thời hạn sử dụng, quyền hạn sử dụng đất của Công ty Rạng Đông và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với khu đất này.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật đất đai năm 2013, việc sử dụng đất phải thực hiện theo nguyên tắc sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Do vậy, việc xử lý khu đất của Công ty Rạng Đông sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, vì Công ty Rạng Đông là công ty được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước nên có thể đất làm nhà máy ở quận Thanh Xuân là tài sản công. Do vậy, khu đất này có thể sẽ được xử lý theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật nêu trên, khu đất này có thể được xử lý theo một trong các hình thức sau: Công ty Rạng Đông được giữ lại tiếp tục sử dụng; Cơ quan nhà nước thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển mục đích sử dụng đất hoặc chuyển giao về địa phương để quản lý, sử dụng../.
- Trân trọng cảm ơn luật sư!
(责任编辑:World Cup)
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Đình chỉ công tác giáo viên có cử chỉ thân mật với nam sinh lớp 10
- ·Thu 131.000 đồng/học sinh để chuyển điều hòa, trường nói 'không tư lợi'
- ·Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi lớp 10, phụ huynh như ‘ngồi trên đống lửa’
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·'Rời rạc' hay 'dời dạc', từ nào mới đúng?
- ·Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng khiến 4 thí sinh Đường lên đỉnh Olympia chịu thua
- ·Vị vua nào suýt bị phế truất do ham mê rượu chè?
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật: Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Anh ngữ RES liên tiếp nhận giấy khen từ Sở GD&ĐT TP.HCM
- ·Bài toán của học sinh nhưng khiến nhiều người loay hoay, tìm mãi không ra đáp án
- ·Việt Nam có bao nhiêu hòn đảo?
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Thần đồng công nghệ 15 tuổi đỗ đại học, 9 năm sau là chuyên gia số 1 Trung Quốc
- ·Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 năm 2025
- ·Thêm một địa phương miễn 100% học phí năm học 2024
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Thần đồng công nghệ 15 tuổi đỗ đại học, 9 năm sau là chuyên gia số 1 Trung Quốc