【bondaso】Nền kinh tế tăng tốc về đích
Nền kinh tếđang thực sự phục hồi mạnh mẽ và sẵn sàng để về đích kế hoạch năm 2022. Ảnh: Dũng Minh |
Tăng tốc
Một sự hồ hởi nhìn thấy rõ,ềnkinhtếtăngtốcvềđíbondaso khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp thường kỳ tháng 9/2022, diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 10. “Nền kinh tế đã phục hồi rất tích cực”, Thủ tướng nói và luôn bày tỏ sự vui mừng sau khi nghe lãnh đạo các địa phương báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.
TP.HCM và Hà Nội - hai đầu tàu kinh tế của cả nước và cũng là hai địa phương chịu tác động khá nặng nề của Covid-19, là những địa phương đầu tiên báo cáo Chính phủ. “Tôi rất vui mừng khi Hà Nội, TP.HCM tăng trưởng tốt, phục hồi nhanh, các mặt công tác đều tốt”, Thủ tướng nói.
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, quý III/2022, tăng trưởng GRDP của TP.HCM lên tới 30,02%; còn 9 tháng là 9,97%; thu ngân sách 9 tháng được 350.000 tỷ đồng, đạt 90,5% dự toán, thu hút đầu tưnước ngoài thuộc top đầu cả nước.
“Từ kết quả này, chúng tôi nhận ra rằng, ngoài các chính sách, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ đã truyền cảm hứng cho toàn hệ thống, thì sự nỗ lực vượt khó của người dân chính là yếu tố quyết định. Vì thế, tới đây, chúng tôi sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệpvà người dân”, ông Phan Văn Mãi nói.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng vui mừng thông báo, tăng trưởng GRDP của Thành phố trong quý III đạt 15,71%, còn 9 tháng là 9,69%; thu ngân sách đạt trên 244.000 tỷ đồng, thu hút đầu tư nước ngoài được trên 1 tỷ USD…
“Như vậy là cả hai đầu tàu kinh tế đều gần đạt mức tăng trưởng hai con số, rất tích cực”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Nhưng không chỉ là Hà Nội hay TP.HCM, hàng loạt địa phương khác cũng có tốc độ tăng trưởng GRDP ấn tượng trong 9 tháng đầu năm. Chẳng hạn, Bắc Ninh 9,7%; Hải Dương 10,14%; Quảng Ninh 10,12%; Hải Phòng 12,06%, Cần Thơ 17,57%, Đà Nẵng 16,76%... Khánh Hòa thậm chí tăng trưởng 20,48%, còn Bắc Giang tăng trưởng 23,98%...
Đây là những mức tăng trưởng ấn tượng. Sự phục hồi trong các hoạt động kinh tế - xã hội của các địa phương chính là nguyên nhân cơ bản đưa tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong quý III và 9 tháng đầu năm. Số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, đó là tăng trưởng quý III đạt 13,67%, còn 9 tháng là 8,83%.
“Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, đồng đều ở cả 3 khu vực”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, điều quan trọng là, tăng trưởng kinh tế cao đi cùng với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.
Hàng loạt con số có thể viện dẫn để chứng minh điều này. Chẳng hạn, Chỉ số giá tiêu dùngbình quân 9 tháng chỉ 2,73%; thu ngân sách nhà nước ước đạt 94% dự toán, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 558,5 tỷ USD, tăng 15,1%, xuất siêu 6,52 tỷ USD; giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp trong quý III ước tăng 12,12% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn cả năm 2019 là năm trước dịch (tăng 9,38%); tính chung 9 tháng ước tăng 9,63% so với cùng kỳ…
Cùng với đó, thương mại, dịch vụ đang phục hồi nhanh, nhất là sức cầu trong nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 9 tháng ước tăng 21%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,8%. Du lịch cũng tiếp tục phục hồi tích cực, khách quốc tế 9 tháng đạt gần 1,9 triệu lượt, gấp 16,4 lần cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh đó, tình hình doanh nghiệp tiếp tục khởi sắc. Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 9 tháng đạt trên 163.000 doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2021, gấp 1,4 lần doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường…
Nền kinh tế đang thực sự phục hồi mạnh mẽ và sẵn sàng để về đích kế hoạch năm 2022. “Việt Nam xếp thứ hai thế giới về phục hồi sau dịch, theo xếp hạng tháng 8 của Nikkei”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Và về đích
Không nằm ngoài dự đoán, ngay sau khi số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng được công bố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều chỉnh kịch bản kinh tế và các dự báo về khả năng đạt các mục tiêu kế hoạch của năm 2022. Theo đó, con số được đưa ra là tăng trưởng GDP năm nay có khả năng sẽ đạt được 8%. Trong báo cáo Chính phủ, hay trước đó 1 ngày là báo cáo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, con số này đều được nhấn mạnh.
- Trích phát biểu kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay 5/11: Bất ngờ lao dốc, 'bốc hơi' hơn nửa triệu đồng
- ·Chính sách tài khóa “ứng vạn biến” trong bối cảnh khó khăn
- ·Chỉ một quyết định hành chính tự nhiên mất 1.000 tỉ
- ·Xăng tăng 30 đồng/lít, giá dầu tăng mạnh
- ·Chứng khoán trên thị trường Âu
- ·'Tiền ảo, tài sản ảo vẫn lọt lưới do Luật phòng, chống rửa tiền chưa quy định'
- ·Mưa lớn khiến giao thông từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tê liệt
- ·Đề xuất hình thành sàn giao dịch cung cấp xăng dầu
- ·Không phải người tình nào cũng xấu
- ·Sẽ xử lý những trường hợp cố tình lấn chiếm vỉa hè
- ·Long An: Nhiều chuyển biến tích cực qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23
- ·Thủ tướng thăm cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai
- ·Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam
- ·Chủ tịch Quốc hội: Cần dày công hơn trong đánh giá tác động sửa Luật Đất đai
- ·Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong các cơ quan cấp chiến lược
- ·Quốc hội thông qua nghị quyết về phân bổ vốn và kế hoạch đầu tư công
- ·Theo dõi quá trình tố tụng, điều tra vụ Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng ở Tây Ban Nha
- ·Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Biến di sản thành tài sản nhưng không làm bằng mọi giá
- ·Thiếu khách quan khi đưa Việt Nam vào 'theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo'
- ·Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm cho cơ quan cảnh sát điều tra