【bang xep hang bong da thai lan】Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên các mặt
Ở Việt Nam,ảovệvthcđẩyquyềnconngườitrnccmặbang xep hang bong da thai lan quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp hiện hành nước ta thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng của đại đa số Nhân dân và bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Hiến pháp này kế thừa và phát triển các chế định quyền con người, quyền công dân, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chính đáng và ngày càng tăng về quyền và tự do của Nhân dân, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.
Quyền sở hữu được Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất…”. (Trong ảnh: Cấp giấy CNQSDĐ cho người dân ở thành phố Vị Thanh). Ảnh: T.T
Những nội dung cơ bản về quyền con người
Hiến pháp năm 2013 gồm 120 điều, trong đó có 36 điều chế định trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài ra, Hiến pháp 2013 còn dành một số điều chế định sự bảo hộ hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản, sử dụng đất, lao động và việc làm; mở rộng nội hàm chủ thể quyền không chỉ là công dân mà còn mọi người, tổ chức hay nhóm xã hội và cộng đồng, đặc biệt là những nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
Hiến pháp hiện hành đã mở rộng nội dung về quyền, quy định rõ hơn các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992, gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; quyền được bảo vệ đời tư; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền bình đẳng giới; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền được xét xử công bằng, công khai và không bị coi là có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật…
Hiến pháp hiện hành cũng mở rộng chủ thể và nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về đời sống riêng tư (Hiến pháp 1992 chỉ quy định về quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín); và nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới, thay đổi quan niệm và cách tiếp cận về bình đẳng giới so Hiến pháp 1992 chỉ quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
Một số quyền con người được Hiến pháp 2013 chế định như: Mọi người có quyền sống; các quyền về nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó; quyền thụ hưởng và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền được sống trong môi trường trong lành; quyền không bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác; quyền có nơi ở hợp pháp; quyền được bảo đảm an sinh xã hội…
Như vậy, Hiến pháp 2013 mở rộng phạm vi bảo vệ đối với các quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đáp ứng những nhu cầu mới về quyền con người nảy sinh trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường hội nhập quốc tế và ngày càng cải thiện mức sống của người dân.
Bên cạnh đó, Hiến pháp Việt Nam hiện hành cũng ghi nhận cả 3 nghĩa vụ của Nhà nước, tương ứng với các quy định về nghĩa vụ quốc gia theo luật nhân quyền quốc tế, đó là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người.
Trên cơ sở các quyền được Hiến định, đạo luật này cũng quy định nguyên tắc về giới hạn quyền con người, quyền công dân.
Theo đó, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Đồng thời cũng quy định: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”; “việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Những hạn chế này hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về quyền con người.
Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Trên tinh thần đó, trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển đất nước.
Công cuộc đổi mới hiện nay của Việt Nam dựa trên 3 trụ cột chính là tăng trưởng bền vững; tiến bộ và công bằng xã hội; pháp quyền và quyền con người. Chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm các quyền con người nêu trên được lồng ghép vào mọi chiến lược và chương trình phát triển của đất nước nhằm đáp ứng khát vọng của Nhân dân, khát vọng của đất nước đã từng là thuộc địa được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản và từng bước bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa…
Nhiều năm qua, Nhà nước ta đã triển khai đồng bộ các biện pháp, ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư cho con người và đạt nhiều thành tựu quan trọng, thực chất trên lĩnh vực bảo đảm quyền con người. Mức sống của người dân ngày càng tăng, người dân Việt Nam được hưởng ngày càng nhiều và tự do hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Trên thực tế, các thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội và việc tăng cường hội nhập quốc tế đã tạo ra các điều kiện vật chất và nguồn lực để Việt Nam bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân.
Một trong những ưu tiên cao nhất của Nhà nước Việt Nam là tăng cường xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân. Pháp luật nước ta đã thể hiện đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được thừa nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và các công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam là thành viên.
Hiện nước ta đang đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung các văn bản luật hiện hành về quyền con người để đảm bảo tương thích với Hiến pháp 2013; đã ban hành Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhằm đảm bảo mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh.
Theo đó, Quốc hội nước ta thời gian qua đã sửa đổi và ban hành nhiều đạo luật mới liên quan đến quyền con người, đáng chú ý là: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi); Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật Trưng cầu ý dân… Dự thảo các văn bản luật đều được đăng tải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành liên quan để lấy ý kiến rộng rãi từ các tổ chức chính trị, xã hội và mọi người.
Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân, đồng thời bảo đảm công bằng xã hội để mọi người được hưởng thành quả của công cuộc phát triển; đặc biệt quan tâm và dành nhiều nguồn lực để thúc đẩy quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số,… thông qua các chính sách, chương trình quốc gia về bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; phòng, chống mua bán người; phòng, chống bóc lột lao động và bạo hành trẻ em…
Năm 2014, 2015, mặc dù Chính phủ phải thắt chặt chi tiêu công trước những khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhưng ngân sách nhà nước dành cho các chương trình an sinh xã hội vẫn không bị cắt giảm, thậm chí còn tăng trong nhiều lĩnh vực, nhất là đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
Hợp tác quốc tế và thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người cũng là một trong những ưu tiên của nước ta. Theo đó, thời gian qua, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, đặc biệt là tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Vai trò và sự đóng góp của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, thể hiện qua việc các nước đã bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu cao.
Việt Nam một lần nữa khẳng định lại cam kết sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước và đóng góp một cách trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, sự minh bạch và vai trò của Hội đồng như một cơ chế quan trọng nhất trong hệ thống của Liên Hiệp Quốc về quyền con người.
Việt Nam chủ trương tiếp tục tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc có liên quan đến quyền con người trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng pháp luật quốc tế, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Sẽ tăng cường hợp tác, đối thoại với các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, nhất là với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và các Thủ tục đặc biệt, trong đó có việc xem xét mời một số Thủ tục đặc biệt vào thăm Việt Nam; ủng hộ và tích cực tham gia quá trình tham vấn liên chính phủ về tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền; đồng thời, tiếp tục xem xét việc tham gia các công ước quốc tế khác về quyền con người… |
T.T tổng hợp
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·Preventing and fighting corruption lines up with socio
- ·Tin tức 24h ngày 23/7: Tài xế cán chết người rồi 'thẳng tay' vứt
- ·Hà Nội chính thức ấn định lịch thi tuyển sinh 'đầu cấp' năm học 2016
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Ngành cử nhân dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội: Không ngừng phát triển
- ·VNPT khai trương vệ tinh VinaPhone
- ·Quan gọi nhà báo là “mày”: Đâu là văn hóa công chức?
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Tình hình Ukraine mới nhất hôm nay ngày 20/7/2016
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Vụ tàu cá Việt Nam bị tấn công: Đã giải cứu thành công 5 ngư dân
- ·16 thành viên Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng
- ·12 cung hoàng đạo thứ 2 ngày 5/8/2024: Ma Kết chán nản và mất hy vọng, Song Tử hài lòng và thoả mãn
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Tin mới nhất về bão số 2 năm 2016: Mạnh và phức tạp hơn nhiều
- ·12 cung hoàng đạo thứ 6 ngày 16/8/2024: Bạch Dương cần một kỳ nghỉ, Thiên Bình học cách hàn gắn
- ·Phát hiện thi thể một người phụ nữ nổi trên sông Tô Lịch
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Cảnh giác các bệnh lây nhiễm trẻ khó tránh khỏi khi bơi