【lich bóng】Lê Văn Lương
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí Lê Văn Lương (28-3-1912 - 28-3-2022),ănLươlich bóng Báo Bình Phước trân trọng giới thiệu khái lược quá trình hoạt động của nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu này.
Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng
Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28-3-1912 trong một gia đình nhà nho tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 1927, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tháng 6-1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và đến khi Đảng Cộng sản ra đời, đồng chí trở thành đảng viên.
Cuối năm 1929, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, Lê Văn Lương cùng một số đồng chí được cử vào Nam Kỳ hoạt động. Tháng 1-1931 diễn ra Đại hội Tổng công hội Nam Kỳ lần thứ II, đồng chí Lê Văn Lương được bầu làm ủy viên.
Tháng 3-1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Năm 1933, đồng chí bị kết án tử hình cùng với 7 người khác, sau đó được giảm xuống án chung thân và bị đày ra Côn Đảo. Tháng 9-1945, đồng chí được đón về Nam Bộ, tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ. Tháng 10-1945, đồng chí được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Tháng 1-1946, đồng chí được Trung ương điều ra Bắc, giúp Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo Báo Sự thật và Nhà xuất bản Sự thật. Đầu năm 1947, đồng chí được cử làm Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1948, đồng chí là Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Từ năm 1949-1956, đồng chí Lê Văn Lương được cử kiêm nhiệm Giám đốc đầu tiên của Trường Nguyễn Ái Quốc - Trường Đảng ở Trung ương.
Tháng 2-1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Hòa bình lập lại, năm 1954, đồng chí giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tháng 11-1956, đồng chí được chỉ định làm Bí thư Khu ủy Tả Ngạn. Tháng 8-1957, đồng chí làm Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương. Đầu năm 1959, đồng chí giữ chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng.
Tháng 9-1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư. Năm 1973, đồng chí được phân công kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Từ năm 1976-1986, đồng chí được điều động và phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Đồng chí là đại biểu Quốc hội khóa VI, VII. Cuối năm 1986, do tuổi cao sức yếu, đồng chí không tham gia Trung ương, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Trong thời gian này, đồng chí tiếp tục được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ. Đồng chí Lê Văn Lương từ trần ngày 25-4-1995 tại Bệnh viện Quân y 108, Hà Nội, thọ 83 tuổi.
Người cộng sản kiên trung, bất khuất
Từ những năm học Trường Bưởi, cùng với người bạn học Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương được Ngô Gia Tự giác ngộ cách mạng. Năm 1927, khi mới 15 tuổi, là học sinh Trường Bưởi, Lê Văn Lương đã tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Được tư tưởng Nguyễn Ái Quốc dẫn đường, đồng chí Lê Văn Lương luôn thể hiện nhiệt huyết của tuổi trẻ muốn được hiến thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thực dân, phong kiến. Tháng 8-1929, đồng chí Lê Văn Lương được cử vào Nam Bộ hoạt động, cùng với đồng chí Ngô Gia Tự trong phong trào công nhân Sài Gòn để thực hiện chủ trương “vô sản hóa” của Đảng.
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Ở Nam Kỳ, đồng chí Ngô Gia Tự đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng đã bắt liên lạc với các đồng chí trong ban lãnh đạo An Nam Cộng sản Đảng, thành lập Ban Lâm thời chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam Kỳ. Đồng chí Ngô Gia Tự được bầu làm Bí thư Ban Lâm thời chấp ủy Nam Kỳ. Dưới sự chỉ đạo của Ban Lâm thời chấp ủy, các tổ chức cộng sản tiến hành hợp nhất thành các chi bộ đảng cộng sản. Đồng chí Lê Văn Lương (lúc này có bí danh là Phạm Văn Khương) cùng với các đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Lê Quang Sung, Phạm Ký đã đứng ra thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam của công nhân hãng Faci.
Ngày 23-3-1931, nổ ra cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Nhà Bè do đồng chí Lê Văn Lương cùng một số đồng chí trong Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy Sài Gòn trực tiếp chỉ đạo nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp. Đồng chí Lê Văn Lương bị địch bắt.
Từ ngày 2 đến 9-5-1933, Tòa án Đại hình Sài Gòn mở phiên xử án 120 chiến sĩ cộng sản, trong đó có đồng chí Lê Văn Lương. Báo chí thời đó gọi là “Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương”. Mặc dù không có đủ chứng cứ nhưng bọn quan tòa vẫn tuyên án tử hình đối với 8 đồng chí, trong đó có Lê Văn Lương, Phạm Hùng; 19 người khổ sai chung thân, trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu, Hà Huy Giáp; 21 người án 20 năm khổ sai và 17 người 15 năm khổ sai. Những lời lẽ phản kháng của đồng chí Lê Văn Lương và các đảng viên cộng sản khác trong phiên tòa đã vang động trong lòng người dân Sài Gòn - Chợ Lớn lúc đó và tạo nên phong trào đấu tranh của nhân dân đòi địch phải giảm án cho những người cộng sản.
Do những tác động tích cực của cách mạng thế giới; trước khí thế đấu tranh của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và phong trào của lực lượng tiến bộ Pháp và sự đấu tranh trực tiếp của các đảng viên cộng sản, thực dân Pháp buộc phải giảm các án tử hình xuống chung thân khổ sai. Năm 1934, địch đày đồng chí Lê Văn Lương và các bạn tù ra giam giữ ở Côn Đảo.
Giữa năm 1934, Chi ủy Chi bộ nhà tù Côn Đảo gồm các đồng chí Ngô Gia Tự, Trần Quang Tặng, Phạm Hùng, Nguyễn Công Khương (tức Lê Văn Lương) đã lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của những người tù xe củi từ An Hải về Lò Than buộc địch phải nhượng bộ để 7 người đẩy 1 xe (trước là 5 người đẩy xe). Chi bộ đã cùng với Hội tù nhân đấu tranh đòi cai ngục giảm nhẹ lao động đối với tù nhân ốm đau, giảm nhẹ khổ sai.
Ngày đi làm khổ sai, tối đến đồng chí Lê Văn Lương vẫn cần mẫn viết bài chỉ đạo cho báo “Tiến lên”, tờ báo bí mật của Hội Tù nhân, hướng dẫn đấu tranh trong tù và tập san “Ý kiến chung” - tập san nghiên cứu lý luận trong tù.
Có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng
Năm 1948, khi được bầu bổ sung làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Chánh văn phòng Trung ương, đồng chí là người làm việc bên cạnh Bác Hồ và các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng giúp Tổng Bí thư Trường Chinh giải quyết các công việc hằng ngày của Đảng. Khi các ban Đảng lần lượt ra đời, đồng chí đã trực tiếp tổ chức xây dựng Văn phòng Trung ương thật sự trở thành cơ quan tham mưu đắc lực của Đảng.
Trên cương vị Giám đốc Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (1949-1956), đồng chí Lê Văn Lương đã góp phần giúp Trung ương Đảng tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập.
Khi đảm nhiệm vai trò Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, đồng chí Lê Văn Lương đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng Đảng ngày càng lớn mạnh. Đồng chí đã luôn đi sát cơ sở, đặc biệt chú trọng chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách cán bộ của Đảng.
Trên cương vị 10 năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (giai đoạn 1976-1986), đồng chí Lê Văn Lương đã cùng tập thể Thành ủy lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đạt được nhiều thành tích quan trọng trên mọi mặt công tác, trở thành điểm sáng để các địa phương trong cả nước học tập, noi theo.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương luôn thể hiện là người cộng sản chân chính, vì nước, vì dân, vì sự nghiệp của Đảng. Đồng chí Lê Văn Lương luôn nêu cao tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng. Dù ở cương vị công tác nào, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, luôn trung thành, tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phụng sự cách mạng, phục vụ nhân dân.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Vietjet và ACV cùng muốn đầu tư nhà ga mới sân bay Cát Bi
- ·Hóa đơn điện tử Thái Sơn E
- ·Thêm cáp quang biển APG sửa xong, Internet Việt Nam đi quốc tế đỡ chập chờn
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Bộ Xây dựng được giao quy hoạch đô thị thông minh
- ·Hà Nội đặt mục tiêu duy trì chỉ số chính quyền điện tử nằm trong Top 5 cả nước
- ·Bộ Giao thông lần đầu diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Ứng dụng khoa học và công nghệ để bảo vệ rừng ven biển, chống sa mạc hóa
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Thành phố thông minh
- ·Truy cập Phimmoi đến ngay Netflix, chuyện tưởng như đùa
- ·Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp và địa phương chuyển đổi số
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Phát triển đô thị thông minh ven biển ở Tiền Giang
- ·Grab tiết lộ chính xác số thuế đã nộp cho ngân sách Nhà nước
- ·Điện thoại cao cấp đầu tiên của Realme sẽ chạy Snapdragon 8 Gen 1
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·HVN trao tặng Giải thưởng Honda Y