【thứ hạng của rc lens】Khẳng định xe cháy do xăng không chuẩn xác
Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM Phan Minh Tân (giữa)cùng các chuyên gia tham gia trả lời báo chí tại buổi họp báo chiều 17/5. Ảnh: Thanh Đạm |
Trong cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây cháy xe chiều qua (17/5) tại TP.HCM, nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu và Phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong (Đại học Bách khoa TP.HCM) khẳng định, xăng không phải thủ phạm trực tiếp gây ra cháy nổ xe, mà chỉ là tác nhân gây cháy.
Ông Phan Minh Tân - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP. HCM, cho biết: "Nghiên cứu này của TP.HCM đã đi theo hướng mới, tập trung vào mục tiêu là sử dụng xăng không đảm bảo chất lượng thì tạo nguy cơ thế nào dẫn đến việc cháy xe; không dựa vào các vụ việc đã xảy ra cháy như liên bộ từng nghiên cứu trước đó. Từ hướng nghiên cứu này, chúng tôi kết luận sử dụng xăng chất lượng kém, không đảm bảo thì nguy cơ cháy xe tăng lên. Chúng tôi không kết luận là sử dụng xăng kém chất lượng thì xe sẽ cháy”, ông Tân nói.
Phân tích về nguy cơ gây cháy, ông Huỳnh Quyền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, xăng không trực tiếp gây nên cháy xe như một số phương tiện truyền thông đã thông tin, mà nó chỉ là tác nhân khi gặp một số yếu tố khác.
“Qua quá trình nghiên cứu trên những chứng cứ cụ thể, khoa học chúng tôi kết luận có ba nguyên nhân dẫn đến cháy xe”, ông Quyền nói.
Theo ông Quyền, nguyên nhân cháy đầu tiên được xác định do sử dụng nhiên liệu xăng kém chất lượng như: xăng pha methanol, ethanol chất lượng thấp và không đúng kỹ thuật, gây ra rò rỉ nhiên liệu thông qua hiện tượng phá hủy ống dẫn hoặc áp suất hơi cao do bất cẩn chủ quan của người sử dụng.
Nguồn xăng rò rỉ này tiếp xúc với nguồn nhiệt đủ nóng sinh ra từ hoạt động của động cơ, ma sát hay tia lửa điện từ quá trình chập mạch của hệ thống điện… dẫn đến cháy.
Ngoài ra, sự chập mạch của hệ thống điện trong trường hợp hệ thống bảo vệ cầu chì bị vô hiệu hóa (hoặc không đúng yêu cầu kỹ thuật), sẽ tạo nguồn lửa và kết hợp với chất dễ cháy, dễ bén lửa (chẳng hạn các chi tiết làm bằng nhựa gắn trên xe).
Nguyên nhân gây cháy nữa là do yếu tố khách quan hay chủ quan của người sử dụng như gây nguồn lửa, để các vật dễ cháy nổ trong vùng nóng cục bộ của phương tiện như quẹt gas, nước hoa...
Ông Quyền khẳng định: “Qua nghiên cứu, không có sự tự cháy nổ của nhiên liệu khi có mặt của methanol, aceton và ethanol khi không có nguồn nhiệt lớn. Vì vậy, xăng chỉ là tác nhân mà thôi, khẳng định xe cháy do chất lượng xăng là không chuẩn xác”.
"Yếu tố dẫn điện của nhiên liệu để gây ra hiện tượng chập mạch là không xảy ra. Tuy nhiên, sự có mặt của methanol, aceton và ethanol ở hàm lượng lớn sẽ là nguyên nhân gián tiếp tăng nguy cơ cháy", ông Quyền nhấn mạnh.
Còn theo quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Hữu Lương - Khoa công nghệ Hóa, Đại học Bách khoa TP.HCM, cháy xe phải do nhiều nguyên nhân, chất lượng nhiên liệu không phải là nguyên nhân duy nhất.
"Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cùng tham gia thảo luận với các nhà khoa học. Nếu nói nguyên nhân cháy xe chỉ do nhiên liệu "rởm" là chưa chính xác. Còn phải xem kết cấu hệ thống điện của xe, người tiêu dùng có thay thế kết cấu, sử dụng không đúng quy cách hay không?", ông Lương nói.
Những kết luận và khuyến cáo về hiện tượng cháy xe máy Các nguyên nhân cháy xe thường gặp:-Do người sử dụng để các nguyên liệu, vật dễ cháy trong xe. -Sử dụng nhiên liệu không phù hợp, chỉ số ron không đủ, chất phụ gia nhiều. -Có sự can thiệp vào hệ thống bảo vệ, gây chập mạch tia lửa điện. -Sự chủ quan của người sử dụng: rửa xe bằng vòi nước mạnh gây tróc ống dẫn, dây điện, thiếu sự kiểm tra định kỳ. -Sử dụng phụ gia không đúng yêu cầu Khuyến cáo: -Sử dụng đúng xăng chuẩn, không sử dụng xăng trôi nổi. -Kiểm tra hệ thống truyền dẫn nhiên liệu. Tránh các thao tác gây chảy tràn nhiên liệu. -Không được lắp thiết bị phụ trợ. -Không chứa vật liệu dễ gây cháy nổ trong cốp xe. |
Thanh Uyên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Suzuki vừa trình làng chiếc ô tô 7 chỗ ngồi mới giá từ 243 triệu đồng
- ·Samsung bắt tay Google tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục
- ·So sánh hiệu năng Galaxy S22 và iPhone 13
- ·MWC 2022: Realme sẽ ra mắt công nghệ sạc nhanh nhất thế giới
- ·'Soi' chiếc xe tay ga ‘đẹp long lanh’ giá gần 25 triệu của Honda vừa khoác bộ 'cánh' mới
- ·Hàng loạt thương hiệu lớn được Forbes vinh danh
- ·Vietcombank lên tiếng về việc tăng phí SMS Banking
- ·Không thể mở khóa, kẻ trộm sẽ làm gì sau khi ăn cắp iPhone?
- ·Phiên bản mới của chiếc ô tô SUV 7 chỗ giá hơn 400 triệu sắp trình làng hấp dẫn cỡ nào
- ·Vì sao Vinalines IPO chưa hiệu quả?
- ·Tập đoàn FLC tiếp tục đồng hành cùng Cuộc thi Tiếng hát ASEAN + 3 năm 2019
- ·Hướng dẫn chia sẻ tệp 'Apple Docs'
- ·Bitcoin và tiền ảo trong cuộc chiến Nga – Ukraine
- ·Chuyển đổi thuê bao 11 số: 43 triệu thuê bao Viettel không phải "nhúng tay"
- ·Những món quà công nghệ tặng phái nữ dịp 14/2
- ·Vì sao Mỹ bị Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu cho 'hít khói' về tàu cao tốc?
- ·Tăng cường cung cấp thông tin về chính sách pháp luật hải quan cho doanh nghiệp mới hoạt động
- ·1.200 doanh nghiệp sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018
- ·11 tháng năm 2018, hơn 120 nghìn doanh nghiệp thành lập mới
- ·Google tung bản cập nhật sửa lỗi bàn phím và camera trên Pixel 6