会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định fc koln】Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh đổi mới!

【nhận định fc koln】Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh đổi mới

时间:2024-12-23 21:56:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:146次
Tiến sỹ Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Hiền Vinh/ TTXVN. 

Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, nhận diện những vấn đề mới về dân tộc của nước ta hiện nay, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, biên giới, ven biển và hải đảo; đánh giá ảnh hưởng của các vấn đề mới về dân tộc đến phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc thiểu số, của quốc gia. Đồng thời, các đại biểu cũng tập trung phân tích và làm rõ các nguyên nhân tác động, dự báo xu hướng mới, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách dân tộc, giải quyết tốt hơn các vấn đề dân tộc ở nước ta, góp phần phát triển bền vững các tộc người, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế.  

Tiếp tục nghiên cứu, giải quyết chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, dân tộc

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sỹ Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh, trong lịch sử phát triển của đất nước ta, các dân tộc và vấn đề dân tộc luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán nguyên tắc: "Đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược của cách mạng Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc". Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt trong các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước gắn với chính sách cụ thể ở một số tộc người, địa phương và trên cả nước qua các thời kỳ lịch sử, thể hiện ý nghĩa to lớn, sâu sắc trong giải quyết các vấn đề về dân tộc, phát huy nguồn lực của các dân tộc, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình đổi mới đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta và ở vùng dân tộc thiểu số có nhiều bước phát triển, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. Quyền và lợi ích chính đáng của người dân các dân tộc được đảm bảo. Đời sống văn hóa, xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm, chất lượng giáo dục, đời sống được nâng lên. Công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, chính sách dân tộc nói riêng từng bước được hoàn thiện.

Theo Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trên thế giới, từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo trở thành “điểm nóng” ở nhiều nơi, nhất là những quốc gia, vùng lãnh thổ có đặc điểm đa dân tộc, đa tôn giáo, đa biên giới. Mâu thuẫn và xung đột tộc người, phong trào tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa dân tộc hẹp hỏi, tư tưởng tự trị, ly khai nổi lên với xu hướng lan rộng dưới nhiều hình thức, cách thức khác nhau. Cùng với đó, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, phức tạp. Các thế lực thù địch ra sức chống phá trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo;... Những yếu tố này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến các tộc người và vấn đề dân tộc ở nước ta.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tiến sỹ Phan Chí Hiếu cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu, kịp thời giải quyết: sự phân hóa xã hội, chênh lệch khoảng cách phát triển, nhất là mức độ giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các dân tộc; ô nhiễm môi trường sống, không gian sinh tồn của người dân và cộng đồng dần bị thu hẹp; kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển còn chậm, thiếu bền vững; tình trạng mai một bản sắc văn hóa dân tộc; công tác phát huy giá trị văn hóa dân tộc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội...

Để từng bước giúp đồng bào các tộc người thiểu số vùng biên vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Xuân Đính, Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam đề xuất, các ngành chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước cấp các địa phương phải vào cuộc quyết liệt, từ quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp và công nghiệp để đồng bào yên tâm, chủ động với các hoạt động mưu sinh tại địa phương. Viện Dân tộc học cần đề xuất một đề tài lớn, nghiên cứu về thực trạng kinh tế - xã hội của các tộc người vùng biên giới, làm cơ sở cho việc đề ra các chính sách phát triển đối với các địa phương.

Đề xuất chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Hiền Vinh/TTXVN. 

Nhấn mạnh trong quá trình xây dựng ý thức quốc gia - dân tộc, cư dân tại vùng biên giới là nhóm xã hội luôn được quan tâm, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Bình, Viện Dân tộc học cho rằng, cần tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức về biên giới, lãnh thổ quốc gia, ý thức quốc gia - dân tộc cho tất cả các tầng lớp nhân dân, các tộc người vùng biên. Để làm được điều đó, ngoài việc tiếp tục ưu tiên phát triển hệ thống giáo dục phổ thông; đầu tư hơn nữa cho hạ tầng và chất lượng các hình thức thông tin truyền thông, tăng cường truyền thông liên quan đến các biểu tượng văn hóa quốc gia; về tình yêu quê hương, đất nước..., các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới cần thực hiện có hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào. Chính sách về tăng cường ý thức quốc gia - dân tộc cần đưa thêm vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, từ đó tăng cường ý thức quốc gia - dân tộc của các tộc người. Mặt khác, chương trình khoa học, nghiên cứu về ý thức quốc gia - dân tộc mang tính hệ thống, chuyên sâu, cả về lý luận và thực tiễn, với sự đóng góp trách nhiệm của nhiều lĩnh vực khoa học cần được đầu tư xây dựng, nhằm tổng kết, rút ra những vấn đề lý luận, bài học kinh nghiệm góp phần xây dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam trong tình hình mới.

Theo Tiến sỹ Trần Hồng Thu, Viện Dân tộc học, biên giới quốc gia thường là các khu vực nhạy cảm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong an ninh quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ. Các khu vực biên giới thường là nơi cư trú của nhiều tộc người có chung nguồn gốc và văn hóa. Luồng truyền thông từ các quốc gia đến khu vực biên giới đều tạo nên những ảnh hưởng đối với các tộc người cư trú ở vùng biên giới, có thể tạo nên những dòng chảy văn hóa và ý thức dân tộc xuyên quốc gia. Chính vì thế, việc xây dựng, củng cố ý thức quốc gia của các tộc người cư trú ở vùng biên giới có liên quan chặt chẽ đến chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước.

Khuyến nghị tập trung vào việc xây dựng một chính sách truyền thông nằm trong chiến lược phát triển dành riêng cho vùng biên giới dựa trên những đặc thù vùng và tộc người, Tiến sỹ Trần Hồng Thu, Viện Dân tộc học đề xuất việc xem xét lại một số chính sách ưu đãi văn hóa không còn phù hợp, chưa phát huy được các hiệu quả của truyền thông và đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực trong truyền thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đã trao đổi các nội dung liên quan về: Thách thức và cơ hội đối với các tộc người thiểu số vùng biên giới phía Bắc; quan điểm, cách nhìn và thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu số rất ít người Brâu ở vùng biên giới tỉnh Kon Tum; thảo luận về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số rất ít người Ơ - đu tỉnh Nghệ An...

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Sáng nay (20/5): Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
  • Hải quan sân bay TSN kí kết quy chế phối hợp với DN kinh doanh cảng
  • An Giang: Khởi tố vụ án kinh doanh hàng nghìn lít dầu nhớt giả nhãn hiệu nổi tiếng
  • Khai trương điểm kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu Tân Thanh
  • Hợp tác nghiên cứu sản xuất chip 5G thương hiệu Viettel
  • Giải pháp nào tháo gỡ ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh?
  • Ông Nguyễn Đức Chung được giảm một năm tù
  • Không tính chậm nộp nếu thời điểm mở tờ khai chưa có giá chính thức
推荐内容
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống Covid
  • Đắk Nông: Chuyển Công an điều tra vụ cấp sai 65 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Đắk Glong
  • Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Hải quan Bà Rịa
  • Dự đoán bóng đá Croatia vs Canada, bảng F World Cup 2022
  • Đáp án môn Lịch sử mã đề 323 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
  • Thanh Hóa: Bắt tạm giam 2 bị can liên quan đến Hạc Thành Tower