【maccabi】Giải pháp nào tháo gỡ ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh?
Thời gian qua Hải quan Lạng Sơn đã chỉ đạo Chi cục Hải quan Tân Thanh phối hợp với lực lượng chức năng tại cửa khẩu đưa ra nhiều giải pháp như kéo dài thời gian thông quan, sắp xếp phân luồng phương tiện tại kho bãi… để tránh ùn tắc. Tuy nhiên, Hải quan Lạng Sơn cho rằng, giải pháp lâu dài để giải quyết tình trạng này phải được giải quyết từ cơ chế quy hoạch vùng trồng trái cây, thay đổi phương thức kinh doanh…
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, cửa khẩu phụ Tân Thanh (Lạng Sơn- Việt Nam) và Pò Chài (Bằng Tường- Trung Quốc) là điểm giao thương, trao đổi, mua bán những mặt hàng nông sản, trái cây tươi của hai nước. Mặt hàng XNK chủ yếu qua cửa khẩu chiếm 95% là trái cây tươi, nông sản. Trong đó, kim ngạch XNK nông sản của Việt Nam hàng năm thường cao gấp 4-6 lần kim ngạch NK hàng nông sản từ Trung Quốc.
Theo thống kê từ Chi cục Hải quan Tân Thanh (đến thời điểm hiện tại), tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu đạt 1.065 tỷ USD, trong đó, mặt hàng dưa hấu XNK trên 160 tấn đạt trị giá trên 19 triệu USD, thanh long đạt hơn 557 tấn với trị giá khai báo đạt gần 355 triệu USD, vải thiều XK gần 38 tấn với trị giá gần 11 triệu USD và vải thiều khô XK khoảng 37 tấn đạt gần 105 triệu USD.
Hàng năm lượng dưa hấu dồn lên Lạng Sơn để XK tăng cao, có ngày hơn 1.000 lượt phương tiện chở hàng XK đến cửa khẩu Tân Thanh, trong đó phương tiện chở dưa hấu là trên 500 xe trong khi cơ sở hạ tầng bến bãi tại cửa khẩu Tân Thanh chỉ có sức chứa 200-300 xe nên các phương tiện phải đỗ tràn ra quốc lộ 1, quốc lộ 4A và trục đường vào cửa khẩu. Cục Hải quan Lạng Sơn cho rằng, mặc dù thời gian làm thủ tục thông quan lô hàng chỉ mất vài phút, nhưng việc thực XK sang Trung Quốc lại phụ thuộc vào phía bạn hàng và cơ sở hạ tầng, bến bãi Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày đầu tháng 4-2015, lượt phương tiện XK từ 300-350 xe/ngày, trong đó dưa dầu từ 100-150 xe, thanh long gần 100 xe. Do đó, số lượng tồn lại cửa khẩu trung bình khoảng 300-400 xe mỗi ngày.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Hữu Vượng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, qua thực hiện nhiệm vụ quản lý về hải quan nhiều năm qua cho thấy rằng, thực trạng ùn tắc dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh là do nguyên nhân các DN và thương nhân Việt Nam XK dưa hấu đều làm thủ tục hải quan XK theo loại hình XK biên giới (tiểu ngạch), không có hợp đồng ngoại thương, không có sự ràng buộc về yếu tố giá cả theo quy định thương mại quốc tế. Do vậy tình trạng “được mùa rớt giá” đã diễn ra nhiều năm nay, rủi ro đều thuộc về DN, tư thương đặc biệt là nông dân.
Một nguyên nhân khác khiến cho ùn tắc tại cửa khẩu hàng năm đều diễn ra là do dưa dấu là mặt hàng truyền thống, chỉ giao nhận, buôn bán chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh- Pò Chài nên các DN Việt Nam không thể đưa hàng hóa đến các cửa khẩu khác thuộc tỉnh hoặc tỉnh khác để giao nhận, buôn bán. Mặt hàng dưa hấu khi XK thường được bảo quản thô sơ trên phương tiện vận tải, không chế biến được thành các mặt hàng sấy, khô, một số ít được chế biến đóng hộp nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Thời điểm thu hoạch cùng một một thời điểm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh hàng năm.
Để tạo điều kiện cho DN XK hàng hóa đặc biệt là mặt hàng dưa hấu, Hải quan Lạng Sơn luôn tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, thời gian thông quan, đẩy nhanh thời gian giao nhận hàng, hạn chế tổn thất phát sinh cho DN.
Cụ thể, có mặt tại cửa khẩu Tân Thanh, phóng viên Báo Hải quan nhận thấy, cơ quan Hải quan đã thống nhất với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc mở cửa khẩu từ 7 giờ đến 20 giờ để hỗ trợ thông quan hàng hóa. Các cơ quan chức năng tại cửa khẩu như Biên phòng, Kiểm dịch và các DN dịch vụ kho bãi phối hợp để sắp xếp, phân luồng cho phương tiện hoạt động XNK.
Theo ông Phùng Quang Hội, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh, để giảm tình trạng ùn tắc này ở cửa khẩu, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành điều hành XK nông sản để theo dõi tình hình thị trường nông dản trong nước, thị trường tiêu thị của Trung Quốc… đồng thời đưa ra các giải pháp chống ùn tắc phương tiện chở hàng của DN.
Tuy nhiên, để tạo thuận lợi và giải quyết các vấn đề tồn tại nhiều năm nay đối với mặt hàng dưa hấu XK, ông Phùng Quang Hội cho rằng, công tác quản lý, dự báo và định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước cần được chú trọng, đặc biệt là Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương. Đồng thời, cần có cơ chế chính sách quy hoạch vùng trồng trái cây, nông sản hợp lý nhằm hạn chế phát sinh thiệt hại cho ông dân. Đầu tư công nghệ chế biến, bao bì, đóng gói, phân loại, áp dụng công nghệ sinh học và bảo quan nông sản sau thu hoạch, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ… nhằm tránh thiệt hải, tổn thất cho DN, nông dân.
Đặc biệt, các DN và tư thương cần phải thay đổi phương thức kinh doanh từ buôn bán tiểu ngạch sang kinh doanh chính ngạch, ký hợp đồng ngoại thương theo thông lệ quốc tế, từ đó giảm thiểu được rủi ro khi XK nông sản sang Trung Quốc.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Đồng Phú điều chỉnh quy hoạch giao thông và thị trấn Tân Phú
- ·Giá xăng tăng gần 700 đồng/lít
- ·VRG luôn đồng hành với sự phát triển của Bình Phước
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Niên vụ điều 2021
- ·Ra mắt Đại lý ôtô 3S Vinfast Bình Phước
- ·Ngành Giao thông
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Bình Phước luôn chào đón doanh nghiệp Indonesia đến đầu tư
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Khai giảng lớp chứng chỉ hành nghề bất động sản
- ·Hiệu quả kép từ tưới tiết kiệm
- ·Đổi thay ở Phước Thịnh
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Các doanh nghiệp Singapore thăm, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Phước
- ·Triển vọng từ cây tầm vông
- ·Thi công điện nóng: Đầu lạnh, tâm an
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Giá vàng trong nước tăng nhanh, vượt 62 triệu đồng mỗi lượng