【tỷ số cúp c2 châu âu】Sửa Luật Thủ đô: Đã phân quyền thì đừng bắt xin ý kiến
Phiên thảo luận về Dự ánLuật Thủ đô (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Hội đồng Nhân dân được quyết định dự án đến 20.000 tỷ đồng
Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp thứ 26 vừa qua,ửaLuậtThủđôĐãphânquyềnthìđừngbắtxinýkiếtỷ số cúp c2 châu âu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề cập nhiều nội dung mà Chính phủ đề xuất phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô, từ tổ chức bộ máy, thu hút nhân tài, đến tài chính, ngân sách, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Theo đó, về đầu tư, Chính phủ đề xuất Quốc hội phân quyền thẩm quyền đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công cho HĐND, UBND TP. Hà Nội.
Chẳng hạn, HĐND TP. Hà Nội được quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đường sắt đô thị, dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng, các dự án liên tỉnh nằm trong Vùng Thủ đô.
UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 500 ha hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên. Đồng thời, để tạo sự linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn tại Thủ đô, Dự thảo Luật cho phép Hà Nội ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá riêng, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.
Cũng liên quan đến đầu tư, đề xuất phân quyền cho Hà Nội còn có mở rộng phạm vi áp dụng phương thức đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và phân quyền cho HĐND Thành phố quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao.
Cho phép Hà Nội thực hiện hợp đồng BT thanh toán bằng đất hoặc tiền đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội, cũng là đề xuất ở lần sửa đổi này.
Bên cạnh đó, Chính phủ còn đề xuất phân quyền từ Thủ tướng Chính phủ xuống UBND Thành phố được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
Về sử dụng đất đai, đề xuất đáng chú ý là giao HĐND TP. Hà Nội ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với thực tiễn, chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha, đất trồng lúa dưới 500 ha sang mục đích khác.
UBND Thành phố quyết định việc cho phép các tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất hằng năm có quyền thế chấp, chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền thuê trong hợp đồng thuê đất với các điều kiện cụ thể.
“Nội dung này tương tự chính sách đang được áp dụng cho TP.HCM”, Bộ trưởng Lê Thành Long giải thích.
Ông Long cũng cho biết, sửa luật lần này, Chính phủ đề xuất cho phép HĐND TP. Hà Nội ban hành quy định hỗ trợ, ưu đãi thu mua, chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch. Đây là chính sách hiệu quả để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, chống ùn tắc giao thông.
Theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cơ quan thẩm tra Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), việc phân quyền cho chính quyền TP. Hà Nội quyết định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy là bước đột phá quan trọng.
Như, HĐND Thành phố quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND Thành phố, quận, huyện, thị xã khi bảo đảm tiêu chí thành lập theo quy định. Hay, cho phép Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng và giao UBND Thành phố đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể về số lượng biên chế tăng thêm…
Đã giao quyền, thì đừng bắt xin ý kiến
Đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng góp thêm nhiều ý kiến để việc phân cấp, phân quyền thực chất, khả thi.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chia sẻ, vấn đề khiến ông trăn trở khi nghiên cứu Luật Thủ đô là quy định phân quyền ở giới hạn nào để không cần phải xin ý kiến quá nhiều, làm mất thời gian và mất thời cơ của Hà Nội.
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Về vấn đề giao thông, môi trường, phòng cháy, chữa cháy…, đề nghị tiêu chuẩn, quy chuẩn của TP. Hà Nội phải quy định vượt trội hơn hoặc khác biệt hơn so với cả nước.
Tôi cũng đề nghị Ủy ban Pháp luật của Quốc hội rà soát lại Dự án Luật Nhà ở, dứt khoát không để hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua. Trước đây, có một điều về chung cư mini, bây giờ vẫn giữ cái đó, nhưng chuyển thành tên khác, tôi có nghe thế, tôi chưa xem lại việc này, các đồng chí phải rà lại, không thể hợp thức hóa chung cư mini này trong Luật Nhà ở, vụ vừa rồi các đồng chí thấy rất đau xót, rất nghiêm trọng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tổng cục QLTT hỏa tốc triển khai phòng chống dịch nCoV
- ·Cấp Bằng ‘Tổ quốc ghi công" cho 12 liệt sĩ Quân khu 7
- ·Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Sự kiện không chỉ diễn ra năm 1979
- ·Thủ tướng: Quyết tâm hoàn thành dự án 500 kV mạch 3 vào tháng 6/2024
- ·Dồn lực dập dịch tại Bệnh viện Bạch Mai
- ·Bắt quả tang đối tượng vận chuyển 1.490 bao thuốc lá lậu
- ·Truy tố đối tượng đâm chết người
- ·Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành ga T3 Tân Sơn Nhất dịp 50 năm giải phóng miền Nam
- ·Lương cơ sở sắp tăng cao nhất 8 năm: Được bao nhiêu tiền/tháng?
- ·Bí thư TP.HCM yêu cầu cán bộ chấm dứt vui Tết, trở lại công việc
- ·Doanh nghiệp 'lén lút' thu thập dữ liệu cá nhân, 90% người dùng yêu cầu phải minh bạch
- ·Kiểm sát chặt công tác xét giảm án, thi hành án dân sự
- ·Ông Cao Tường Huy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
- ·Cẩn trọng để không dính “bẫy” vay tiền qua app
- ·Khuyến cáo của Bộ Y tế về việc sử dụng thuốc Molnupiravir
- ·Vắng mặt bị cáo, tòa hoãn xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả
- ·Ông Lưu Bình Nhưỡng bị khai trừ ra khỏi Đảng
- ·Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt, Bí thư TP.HCM nhận không hoàn thành nhiệm vụ
- ·Bộ KH&CN đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động 'Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt'
- ·Chú trọng đối thoại trong giải quyết khiếu nại