【kết quả tỷ số bóng đá việt nam】Quản lý báo chí phải có dữ liệu, phải dùng công nghệ
Sáng 17/1,ảnlýbáochíphảicódữliệuphảidùngcôngnghệkết quả tỷ số bóng đá việt nam Cục Báo chí (Bộ TT&TT) tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023, triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùngtham dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự còn có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm và đại diện các cơ quan, đơn vị của Bộ TT&TT.
Công khai tình trạng 'báo chí nhũng nhiễu' lên cổng điện tử
Báo cáo tại hội nghị, Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc cho biết, hiện cả nước có 812 cơ quan báo chí (138 báo, 674 tạp chí). Từ 2015-2021 đã cấp gần 20.600 thẻ nhà báo, trong đó khối báo in, báo điện tử là 13.081 thẻ. So với năm 2022 tổng doanh thu của các cơ quan báo chí trong năm 2023 giảm 9,4%, trong đó quảng cáo giảm tới 14,8%.
Theo ông Phúc, dù đối diện với nhiều khó khăn nhưng năm qua các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tạo đồng thuận của xã hội và niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.
Cũng trong năm 2023, Bộ TT&TT đã ra mắt Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí; ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí. Qua đó giúp các cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số, từ đó xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp phù hợp để chuyển đổi số hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả nổi bật, trong năm 2023 hoạt động báo chí vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Nhiều tạp chí điện tử vẫn đăng tải thông tin không phù hợp tôn chỉ mục đích, tính chất hoạt động của tạp chí. Dấu hiệu “báo hóa” tạp chí vẫn còn, tình trạng một số cơ quan báo chí sa đà khai thác mặt trái, những tồn tại, hạn chế của cơ quan tổ chức, doanh nghiệp để nhũng nhiễu, vòi vĩnh, trục lợi.
Nói về những giải pháp trong năm 2024, ông Phúc cho biết, Bộ TT&TT tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ đo lường hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo, quản lý báo chí; quản lý tốt các nền tảng xuyên biên giới, nhất là nền tảng mạng xã hội, nền tảng quảng cáo số, bảo vệ quyền lợi của báo chí trên các nền tảng xuyên biên giới.
Trong năm 2024, Bộ TT&TT cũng khẩn trương xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí theo kế hoạch để giải quyết căn cơ những bất cập, tồn tại thời gian qua và thúc đẩy báo chí phát triển mạnh mẽ, đúng định hướng và làm tốt công tác quản lý Nhà nước.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cũng đã nêu ra những nhiệm vụ lớn sẽ thực hiện trong năm 2024. Ba trong số đó là: Phối hợp tốt với các bộ, ngành để triển khai công tác truyền thông chính sách; Xử lý các vấn đề về kinh tế báo chí (định mức KTKT, đơn giá, đặt hàng nhiệm vụ truyền thông) và các giải pháp căn cơ hơn để xử lý vấn đề "báo chí nhũng nhiễu".
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết, cùng với việc xử lý các hành vi vi phạm, “thông qua hoạt động thanh tra cũng sẽ chỉ rõ trách nhiệm của các Tổng biên tập”. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT sẽ sớm cho ra mắt Cổng thông tin phản ánh về tình trạng "báo chí nhũng nhiễu" để các tổ chức, địa phương thông tin, phản ánh cụ thể, kịp thời sự việc. Qua đó cơ quan chức năng có kênh giám sát về các hoạt động của cơ quan báo chí.
Muốn định hướng thông tin, báo chí phải dựa vào tri thức
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến yêu cầu phải chuyển đổi số của Cục Báo chí. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, muốn các cơ quan báo chí chuyển đổi số thì Cục Báo chí phải chuyển đổi số trước.
“Nếu mình không biết gì mà nói thì không ai nghe. Mình không có niềm tin thì không gieo rắc được niềm tin đến người xung quanh”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh về việc chuyển đổi số ở Cục Báo chí.
Theo người đứng đầu Bộ TT&TT, một trong những nội dung quan trọng và cần thiết hiện nay là phát triển một trợ lý ảo cho lĩnh vực báo chí. Vấn đề này sẽ được thực hiện một cách dễ dàng khi cơ quan quản lý hợp tác với một công ty công nghệ để cùng xây dựng trợ lý ảo.
Theo đó, doanh nghiệp viết phần mềm, mua trang thiết bị còn cơ quan quản lý có nhiệm vụ dạy cho trợ lý ảo. “Sản phẩm này 70% sở hữu thuộc về Cục Báo chí còn 30% thuộc sở hữu công ty công nghệ”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng dành thời gian phân tích những thay đổi lớn của báo chí hiện nay, từ đó đưa ra những nhận thức mới trong công tác quản lý báo chí.
Theo đó, trước đây báo chí gần như là nguồn duy nhất, muốn định hướng thông tin chỉ cần chọn tin để đưa. Nhưng hiện nay, không còn như vậy, bởi báo chí đưa 1 thì mạng xã hội đưa 10. Trước đây báo chí xuất bản hằng ngày, bây giờ báo chí xuất bản hàng giờ, hàng phút. Trước đây quản lý báo chí theo bài, bây giờ quản lý báo chí theo số lớn, theo lượng người tiếp cận. Trước đây kiểm soát bài báo, bây giờ kiểm soát người đọc. Trước đây dựa vào sức người, bây giờ phải dựa vào công nghệ là chính. Trước đây báo chí là viết bài, bây giờ báo chí là đi tìm kiếm, chọn lọc các bài viết, biên tập và đăng tải, lan toả nó chính. Trước đây báo chí chỉ là báo giấy, nay phải sản xuất đa nền tảng, nơi nào đông người thì báo chí phải đến đấy.
Do vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thì muốn quản lý báo chí tốt, Cục Báo chí phải xuất sắc hơn, muốn định hướng thông tin thì phải dựa vào phân tích tổng hợp nhiều hơn, muốn đề ra chính sách thì phải đánh giá được tác động cuối cùng của chính sách. Muốn làm được những điều đó thì phải dùng công nghệ, thông qua hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ vào quản lý.
Theo Bộ trưởng, trí tuệ nhân tạo và con người có sự bù trừ cho nhau. Trong đó, trí tuệ nhân tạo giải phóng con người khỏi những việc mệt mỏi, không hợp với họ.
“Cái gì phức tạp, cái gì nhiều số, nhiều quy định thì để cho máy làm và chắc chắn máy làm tốt hơn. Còn cái gì không có dữ liệu, ít thông tin thì để cho người làm. Quản lý Nhà nước hiện nay dùng công nghệ, phân tích dữ liệu là quan trọng", Bộ trưởng khẳng định.
Một nhận thức mới cũng được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, đó là sứ mệnh mới của truyền thông. Trước đây sức mạnh của báo chí là thông tin, bây giờ sức mạnh đó không còn như trước do mạng xã hội đã làm thay báo chí rất nhiều. Do vậy, báo chí phải chuyển sang sức mạnh tri thức. Tại Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (AMRI 16) do Việt Nam đăng cai tổ chức tại Đà Nẵng tháng 9/2023, thông điệp “Truyền thông: Từ thông tin tới tri thức” đã được chọn làm chủ đề thảo luận xuyên suốt về sứ mệnh mới của truyền thông.
”Chuyển từ thông tin sang tri thức là xu thế rất lớn, đó chính là bản chất của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo", Bộ trưởng chia sẻ.
Bộ trưởng cũng đã dành nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận, hướng dẫn và giải đáp các vấn đề mà các cán bộ, công chức của Cục Báo chí đặt ra.
Mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí: Gần 4% đạt xuất sắc
Cục Báo chí (Bộ TT&TT) lần đầu tiên công bố kết quả khảo sát, đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí toàn quốc năm 2023. Theo đó, có 3,66% đơn vị đạt mức xuất sắc và 63% đạt mức yếu.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Mong làm giàu nhờ chung cư cũ, nhà đầu tư vỡ mộng
- ·Mong làm giàu nhờ chung cư cũ, nhà đầu tư vỡ mộng
- ·Các công ty lớn Việt Nam nên từ bỏ bất động sản
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Bất động sản TP.HCM: Khu Đông bắt đầu chuyển hướng
- ·Xin cứu cháu bé bị bệnh tim bẩm sinh
- ·Giá nhà đất tăng nóng, thực hay ảo?
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Đã tiếp nhận tiền và quà trị giá trên 3,4 tỷ đồng ủng hộ miền Trung lũ lụt
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Mạnh tay bán đất, HUD còn lại gì?
- ·Khai trương Công ty Đất Xanh Đà Nẵng
- ·Người phụ nữ tráng bánh bị tai nạn thương tâm
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Nguy cơ “sự cố” do xà lan!
- ·Bất động sản TP.HCM: Nhà phố, biệt thự đang cháy hàng
- ·Đổ tiền mua biệt thự cao cấp, ký xong hợp đồng lỗ ngay 1 tỷ đồng
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Nhiều rủi ro khi mua nhà trên giấy