【bảng xếp hạng giải bóng đá hà lan】Nét đẹp mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Liên hoan văn nghệ hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Hậu Giang năm 2021 do Ban Dân tộc phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức vào ngày 26-4,đẹpmừngNgyVănhaccdntộcViệbảng xếp hạng giải bóng đá hà lan thu hút sự tham gia của hơn 200 diễn viên đến từ 8 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, đã để lại những dấu ấn đẹp...
Một tiết mục dự thi tại Liên hoan.
“Đầu tư khá tròn”
Nếu như những năm trước, dịp 19-4, Ban Dân tộc phối hợp tổ chức các trò chơi dân gian, triển lãm ảnh thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, thì năm nay được thay bằng Liên hoan văn nghệ, với chủ đề “Giới thiệu và tôn vinh nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, để chào mừng sự kiện này và gắn kết kỷ niệm nhiều sự kiện lớn sẽ diễn ra trong những ngày tới.
Mang tính chất thi thố nhưng rất nhẹ nhàng, đủ để thấy được định hướng của Ban tổ chức khi hướng tới một hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam một cách bài bản, nghiêm túc và có chiều sâu. Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Liên hoan, chia sẻ: “Chúng tôi cũng lo vì tình hình dịch bệnh, với lại không biết với hình thức thi, thì các đơn vị sẽ xây dựng chương trình có ổn không. Thế nhưng, mọi người cùng quyết tâm làm, xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể, để các đơn vị có đủ thời gian chuẩn bị. Chương trình có trễ hơn dự kiến nhưng bù lại, chúng tôi đã thấy rằng mình làm đúng vì các đơn vị đã có sự đầu tư khá tròn”.
Cùng với Liên hoan văn nghệ, để tạo sự đa dạng và phong phú cho hoạt động hưởng ứng, Ban tổ chức còn phát động cuộc thi tìm hiểu về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, với hình thức tự luận và trắc nghiệm. Các bài viết thể hiện được nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa, từ lối kiến trúc chùa chiền, nhà ở đến nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật dân gian, văn hóa ẩm thực, phong tục truyền thống… Đối tượng tham gia là cá nhân, tập thể, các hội đoàn kết sư sãi yêu nước trên địa bàn; hội người Hoa; chức sắc, tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và các hội, đoàn thể, quần chúng nhân dân. Cuộc thi lần đầu được tổ chức nhưng hứa hẹn sẽ tiếp tạo điểm nhấn, mở màn cho những lần tổ chức sau ngày càng đi vào chiều sâu, thu hút sự quan tâm của người dân. Dự kiến, Ban tổ chức sẽ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu vào dịp sinh nhật Bác (19-5) năm nay.
Tạo sức lan tỏa...
Liên hoan lần đầu tiên được tổ chức, các đơn vị dự thi có vẻ nhẹ nhàng hơn cho sự chuẩn bị, đầu tư cũng như tìm kiếm lực lượng cộng tác viên. Bởi mỗi đơn vị chỉ xây dựng 2 tiết mục, có thể là ca, múa, giới thiệu lễ hội dân tộc... Chủ đề trung tâm là ca ngợi nét đẹp, bản sắc văn hóa của các dân tộc, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống hào hùng của dân tộc, tình yêu đôi lứa... Ban tổ chức còn khuyến khích khai thác những loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc đang có nguy cơ mai một, để tiếp tục bảo tồn, phát huy.
Từ đó, các đơn vị dự thi đã dễ dàng chọn và khai thác phù hợp, xây dựng và dàn dựng những tác phẩm đa dạng, vừa bám sát chủ đề, vừa tạo được nét riêng, khai thác được nét văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc anh em sinh sống nhiều trên địa bàn… Lễ cưới của người Kinh, Hoa, Khmer, hát Aday của dân tộc Khmer, điệu múa của dân tộc Chăm, Hoa… đều được chọn và tái hiện trên sân khấu.
Theo đánh giá của Ban Giám khảo, trong khuôn khổ một liên hoan, mỗi đơn vị chỉ có 2 tiết mục, nên chưa thể hiện được sự đa dạng, độc đáo của nhiều dân tộc. Tuy nhiên, sự đầu tư của một số đơn vị rất tốt, nhất là các tiết mục múa, tốp ca múa. Các đơn vị đã có sự chuẩn bị khá chu đáo, không chỉ thể hiện nét văn hóa độc đáo của các dân tộc, mà còn lồng ghép tuyên truyền các sự kiện chính trị, lịch sử, mang đến người xem những cảm nhận nhẹ nhàng, có chiều sâu. Qua đó, tạo được sức lan tỏa nét văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng, mà mỗi người vẫn đang ra sức giữ gìn và phát huy.
Sự khởi đầu tốt đẹp này hứa hẹn sẽ có một cuộc thi thường niên ở những năm tiếp sau.
Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã trao giải nhất toàn đoàn cho đơn vị huyện Long Mỹ, giải nhì cho đơn vị thành phố Ngã Bảy, giải ba cho đơn vị huyện Vị Thủy và thị xã Long Mỹ. Ngoài ra, Ban tổ chức còn có 4 giải khuyến khích cho các đơn vị còn lại và 24 giải tiết mục, sáng tác, dàn dựng, diễn viên xuất sắc cho các cá nhân và tập thể tham dự Liên hoan văn nghệ hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Hậu Giang năm 2021. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu 'hộ chiếu vaccine', mở lại đường bay quốc tế
- ·Điều kỳ quặc trong vụ trộm tranh lớn nhất lịch sử thế giới
- ·Mitsubishi chuẩn bị ra thêm nhiều SUV mới
- ·Kia Cerato ra mắt tại Việt Nam sớm nhất trong khu vực
- ·Thêm 2 trường hợp dương tính Covid
- ·Du khách háo hức đến với 'Tết quê trong phố'
- ·Năng lượng tái tạo giúp ổn định kinh tế và giải quyết lạm phát
- ·Infograpics: Cuộc đua tiêm chủng vaccine COVID
- ·Cần có quy định hạn chế hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- ·Công ty Chứng khoán Agribank bị phạt 330 triệu đồng
- ·Diễn đàn GS1 toàn cầu năm 2022
- ·Siêu thị Unimart thứ hai tại Hà Nội đi vào hoạt động
- ·WTO kêu gọi cải cách các quy định về thương mại nông nghiệp
- ·Hiện thực ý tưởng món ăn đường phố Việt Nam nổi tiếng toàn thế giới
- ·Đăng tin giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng về COVID
- ·Thaco giữ vững vị trí đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam
- ·Phan Đăng Hoàng mang tranh Lê Thị Lựu đến Milan Fashion Week
- ·Hình tượng nữ sĩ Hồ Xuân Hương lên sân khấu chèo sau 37 năm
- ·Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Các ngân hàng cảnh báo nguy cơ thẻ ATM bị đánh cắp dữ liệu
- ·AfDB thúc đẩy sáng kiến biến sa mạc thành năng lượng thắp sáng Sahel