会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua giai argentina】Điều kỳ quặc trong vụ trộm tranh lớn nhất lịch sử thế giới!

【ket qua giai argentina】Điều kỳ quặc trong vụ trộm tranh lớn nhất lịch sử thế giới

时间:2025-01-11 05:26:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:362次

Hơn 30 năm đã trôi qua,Điềukỳquặctrongvụtrộmtranhlớnnhấtlịchsửthếgiớket qua giai argentina vụ trộm ở bảo tàng Isabella Stewart Gardner (Boston, Mỹ) vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Trong 13 tác phẩm bị mất cắp có một bức tranh của Vermeer và một số bức của Rembrandt. Hiện tại, bộ sưu tập chưa rõ tung tích được xác định vượt quá nửa tỷ USD khi thị trường nghệ thuật tiếp tục lạm phát. 

trom tranh 1.jpg
 Bảo tàng Isabella Stewart Gardner sau vụ cướp vào tháng 3/1990

Vụ trộm 34 năm chưa tìm ra thủ phạm

Ngày 17/3/1990, Boston kỷ niệm Ngày Thánh Patrick bằng một cuộc diễu hành truyền thống. Để ngăn ngừa những kẻ say rượu quậy phá, hầu hết cảnh sát đều được huy động tới phía nam thành phố. Khu vực xung quanh bảo tàng Isabella Stewart Gardner hầu như vắng lặng. Chỉ có hai người bảo vệ thay nhau đi tuần quanh các hành lang. Khoảng nửa đêm, chuông báo cháy tắt nhưng họ không quá bận tâm vì biết hệ thống an ninh của bảo tàng đã cũ kỹ và thiếu sót.

Khoảng 1h20 sáng, hai người đàn ông mặc đồng phục cảnh sát bấm chuông cửa phụ với lý do có người báo bảo tàng gặp vấn đề. Những người bảo vệ không biết có điều gì bất thường xảy ra nhưng vẫn để hai cảnh sát giả mạo vào trong. Kẻ trộm tranh sau đó còng tay bảo vệ và nói thẳng ý định của chúng. 

Theo The Collector, những tên tội phạm dành 81 phút trong bảo tàng, lục lọi bộ sưu tập mà không hề vội vàng. Chúng lấy đi 13 tác phẩm và bỏ mặc những người bảo vệ bị trói ở lại. Vài giờ sau, các nhân viên đến tòa nhà để bắt đầu ngày làm việc nhưng không thể vào bên trong nên vội vàng gọi cảnh sát tới phá khóa cửa. 

trom tranh 2.jpg
Bức 'Buổi hòa nhạc' của Johannes Vermeer là một trong các tác phẩm bị đánh cắp

Vụ trộm xảy ra chỉ nửa năm sau khi Anne Hawley được bổ nhiệm làm giám đốc bảo tàng. Bà Hawley phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có thiếu kinh phí. Trước đó, bà phải đưa ra lựa chọn khó khăn giữa thay thiết bị kiểm soát khí hậu để bảo vệ tranh không bị hư hỏng hoặc cập nhật hệ thống an ninh. Vào thời điểm đó, thiệt hại do điều kiện thời tiết và độ ẩm được nhận định là vấn đề cấp bách hơn. 

Điều kỳ lạ về những bức tranh bị trộm

Một trong những bức tranh bị đánh cắp là Buổi hòa nhạccủa Vermeer đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho bảo tàng. Các chuyên gia tin rằng ngày nay chỉ còn lại 34 bức tranh của Vermeer. 

trom tranh 4.jpg
Bức 'Chúa trong cơn bão biển hồ Galilee' của Rembrandt

Một mất mát đáng kể khác là bức Chúa trong cơn bão biển hồ Galileecủa Rembrandt, tác phẩm phong cảnh biển duy nhất được biết đến của bậc thầy người Hà Lan. Bọn cướp còn định lấy một chân dung tự họa của Rembrandt, thậm chí đã gỡ bức tranh ra khỏi tường nhưng rồi bỏ lại. 

Những tên trộm rõ ràng không có hiểu biết về nghệ thuật khi chọn cả những phác thảo chất lượng thấp của Edgar Degas, một chiếc bình rẻ tiền và một con đại bàng bằng đồng trang trí trên đỉnh cột cờ. Chúng gỡ tranh ra khỏi khung, ném xuống sàn để làm vỡ lớp kính bảo vệ một cách tàn bạo. 

Lục lọi khắp các phòng trong thời gian dài nhưng chúng đã bỏ qua nhiều tác phẩm có giá trị. Sáng tác của Titian, Sandro Botticelli, John Singer Sargent… vẫn còn nguyên. 

Các nhà điều tra cho rằng, khả năng cao hai tên trộm có một danh sách đặt hàng những món đồ cần đánh cắp. 

Bức tranh Chez Tortonicủa Edouard Manet vẫn là phần khó hiểu nhất trong toàn bộ chiến lợi phẩm của lũ trộm. Các máy dò chuyển động không ghi nhận được bất cứ người lạ nào đã vào căn phòng trưng bày tác phẩm lúc vụ trộm xảy ra. Nhân vật cuối cùng tiếp cận bức tranh là Rick Abath - người bảo vệ bị kẻ trộm tấn công ít phút sau đó. 

trom tranh 3.jpg
Bảo vệ của bảo tàng là người cuối cùng được ghi nhận tiếp cận với bức 'Chez Tortoni' của Edouard Manet

Hung thủ và động cơ 

Thị trường nghệ thuật rất nhỏ và việc bán một tác phẩm có giá trị bị đánh cắp là nhiệm vụ bất khả thi. Do đó, các nhà điều tra tin rằng một khách hàng cụ thể đã ra lệnh thực hiện vụ trộm. Những bức tranh thường được dùng làm tài sản thế chấp trong các giao dịch ma túy và đàm phán với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Mafia đôi khi đề nghị đổi những món đồ bị đánh cắp lấy sự tự do cho ông trùm. 

Đây được coi là động cơ chính của vụ trộm. Một số người cung cấp thông tin cho FBI đã xác nhận điều đó và mật báo về những người có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên, nhiều kẻ tình nghi bị sát hại một cách bí ẩn.

Dù những đối tượng trên là thành viên các băng nhóm thường xuyên có xung đột và chưa chắc liên quan tới vụ việc nhưng sự trùng hợp vẫn đáng lo ngại. Mọi mối liên hệ đều xoay quanh một gia đình tội phạm người Mỹ gốc Italy. 

Nhiều điều tra viên nghi ngờ rằng vụ cướp có thể liên quan tới nhân viên bảo tàng. Nghi phạm trực tiếp là bảo vệ Rick Abath có ca trực vào đêm xảy ra vụ trộm. Anh ta từng là một ngôi sao nhạc rock, không có hứng thú với nghệ thuật hay bảo tàng, thường xuyên đến ca làm việc trong tình trạng say xỉn và không hề che giấu sự ghét bỏ công việc.

Theo các đồng nghiệp của Abath, anh ta cũng mời bạn bè và người quen đến chơi vào ca đêm bất chấp các quy định. Hơn nữa, Abath là người cuối cùng tiếp cận bức tranh bị biến mất của Manet. Một số nhà điều tra nghi ngờ Abath tháo tranh khỏi tường đưa cho bọn trộm. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào để buộc tội bảo vệ này. 

trom tranh 5.jpg
Phòng Hà Lan của Bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston. Ảnh: The Collector

Năm 1997, một nhà buôn tranh và tên tội phạm William Youngworth đã gọi điện cho nhà báo Tom Mashberg của Boston Heraldtuyên bố biết nơi giấu những tác phẩm bị đánh cắp và sẽ trả lại với một số điều kiện. Sau khi đưa Mashberg về nhà kho của mình, Youngworth đưa ra một bức tranh giống với Chúa trong cơn bão biển hồ Galileecủa Rembrandt, thậm chí cung cấp cả mẫu sơn để kiểm tra tính xác thực.

Tuy nhiên, cuộc đột kích của FBI vào nhà kho sau đó không mang lại kết quả gì. Phân tích cho thấy, mặc dù bức tranh thuộc về thời đại của Rembrandt nhưng các chất màu không khớp với tác phẩm thật. 

Ba thập kỷ sau, bảo tàng Isabella Stewart Gardner treo giải thưởng trị giá 10 triệu USD cho thông tin về các tác phẩm nhưng tới giờ vẫn chưa có manh mối. 

Sự tích vẽ rồng không tô mắt

Sự tích vẽ rồng không tô mắt

Khi vẽ rồng, các họa sĩ, nghệ nhân thường cẩn trọng khi tô mắt "thổi hồn" cho linh vật, bởi chỉ cần điểm một nét quan trọng cũng khiến tác phẩm trở nên sống động.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
  • “Chung một dòng sông”
  • Dạy trẻ nét đẹp ngày tết cổ truyền
  • Đêm hội pháo hoa giao thừa tại Bình Long, Hớn Quản
  • Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
  • Lễ giỗ mẹ trong thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
  • Thiết thực chương trình “Nụ cười Đắk Nông
  • Khúc tình ca của người chiến sĩ
推荐内容
  • Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
  • Lợi ích đa tầng từ khoảng xanh đô thị
  • Cụ Nguyễn Thị Ngọc Lợi nhất hội thi tiếng hát người cao tuổi huyện Chơn Thành
  • Chương trình văn nghệ phục vụ chiến sĩ mới
  • Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
  • Lễ hội thành Tuyên gắn với trình diễn di sản văn hóa phi vật thể