【tỷ số hạng 2 hàn quốc】Phó Chủ tịch Quốc hội: Sửa chính sách để giữ cán bộ, có cơ chế bảo vệ bác sĩ
Thảo luận báo cáo giải trình,óChủtịchQuốchộiSửachínhsáchđểgiữcánbộcócơchếbảovệbácsĩtỷ số hạng 2 hàn quốc tiếp thu, chỉnh lý về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 21/9, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề xã hội hóa và thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện công.
Không thể bỏ từ 'xã hội hóa'
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ dự kiến chỉnh lý theo hướng quy định Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Cùng với đó là khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội, tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; quy định nguyên tắc trong việc thu hút đầu tư tư nhân và quy định các hình thức thu hút nguồn lực xã hội.
Theo Thường trực Ủy ban Xã hội, quy định như vậy vẫn còn chưa hợp lý. Vì vậy Ủy ban này đề nghị cần quy định theo hướng phân loại các hoạt động, điều kiện để thực hiện xã hội hóa hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, cần cụ thể hơn phương thức và nguyên tắc thực hiện huy động nguồn lực xã hội cũng như các hình thức đặt hoặc mượn thiết bị y tế, về tỷ lệ lợi nhuận giữa nhà đầu tư với bệnh viện và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhắc lại việc gần đây, có ý kiến cho rằng, không nên dùng từ xã hội. Tuy nhiên, theo ông, Nghị quyết 20 của Trung ương đã nói “xã hội hóa” thì không nên nói trái nghị quyết.
“Ta có thể suy nghĩ để thiết kế nội hàm xã hội hóa khác đi chứ không thể bỏ từ 'xã hội hóa'. Nghị quyết Trung ương nói đi, nói lại mãi, bây giờ lại bảo không có xã hội hóa thì không được. Đội ngũ y tế công và tư đều đóng góp cho xã hội”, ông Định nhấn mạnh.
Nêu thực tế đội ngũ y tế “chạy” từ công sang tư, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, do cơ chế chính sách công không tốt. Song đội ngũ y tế “chạy” sang tư thì vẫn đóng góp cho đất nước vì “có chạy sang tây đâu mà sợ”.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, phải sửa chính sách công để giữ cán bộ, ngay cả đơn vị hành chính nhà nước cũng thế và rất cần thiết có cơ chế bảo vệ cán bộ y tế và phải có biện pháp thực hiện việc này.
Cần thiết có cơ chế bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế
Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn quy định tại khoản 3, Điều 109 của dự thảo luật nêu: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tịch thu phương tiện, công cụ, vật dụng được sử dụng để gây mất an ninh trật tự hoặc có nguy cơ gây mất an ninh trật tự; tạm giữ người có hành vi gây mất an ninh trật tự….
Ông lưu ý, dự luật phải quy định như thế nào để “không xung đột” với các luật khác. Đơn cử, bác sỹ không thể đuổi một người ra ngoài khi họ xúc phạm mình được, thay phải đó phải có lực lượng chuyên trách, lực lượng bảo vệ, an ninh làm việc này.
“Ví dụ, khi có báo động thì lực lượng chuyên môn vào can thiệp, chứ bác sĩ đang cầm dao mổ bị xông vào đấm, đá, tát thì làm sao mà tự bảo vệ được mình”, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng.
Ông cho rằng, cơ sở khám chữa bệnh không có quyền “tạm giữ người có hành vi gây mất an ninh trật tự hoặc có nguy cơ gây mất an ninh trật tự” mà phải là cơ quan chức năng. Do đó, cần thiết có cơ chế bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế.
“Họ là những người hết sức hy sinh, có khi bố mẹ ốm không chăm sóc được mà phải chăm sóc cho người bệnh”, Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với đội ngũ y bác sỹ.
Giải trình sau đó, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay xã hội hóa, tài chính y tế là những nội dung mới nhận được nhiều sự quan tâm.
Nội dung này chưa được quy định trong các luật khác nên nếu đưa được những nội dung này vào luật sẽ cố gắng giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn mà ngành y tế đang gặp phải.
Quyền Bộ trưởng Y tế khẳng định, việc thực hiện xã hội hóa là theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ xin tiếp thu các ý kiến để xác định nội hàm xã hội hóa ở đây như thế nào cũng như giải quyết các vấn đề gì trong thực tiễn.
Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong khi nguồn lực của Nhà nước dành cho lĩnh vực y tế chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Dù xác định xã hội hóa nhưng y tế công lập vẫn là chủ yếu bởi 95-98% vẫn thông qua khám chữa bệnh y tế Nhà nước.
Bà Lan giải thích thêm, mặc dù tự chủ, xã hội hóa nhưng vai trò của Nhà nước trong vấn đề đầu tư, quan tâm đến y tế vẫn phải là trọng tâm và xin tiếp thu ý kiến để thể hiện trong luật.
Thu hẹp khoảng cách lương nhà nước và lương doanh nghiệp
Cải cách chính sách tiền lương, tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức là một trong những giải pháp để 'sống được bằng lương', khắc phục tình trạng nhân lực rời bỏ khu vực công sang khu vực tư.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xuất khẩu gạo tập trung theo chất lượng để tăng giá trị
- ·Sẽ tăng gấp đôi mức phạt một số hành vi sai phạm về hóa đơn
- ·Hà Tĩnh công khai danh tính 75 doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ
- ·Chelsea loại phũ phàng cầu thủ từng là trò cưng Thomas Tuchel
- ·Đưa rau sạch đến với người tiêu dùng
- ·Tây Ban Nha nhận tiền thưởng kỷ lục từ EURO 2024
- ·Hơn 7.400 doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Hải quan Kiên Giang đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại địa phương
- ·Thủ tục xin trợ cấp mồ côi cho cháu nội
- ·Lịch thi đấu chung kết EURO 2024 mới nhất
- ·Đảng là cuộc sống của tôi
- ·Không áp dụng mức thuế nhập khẩu 5% với mặt hàng DCP
- ·Mức độ kiểm tra thực tế khoáng sản xây dựng theo chỉ dẫn rủi ro
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/7/2024
- ·Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng tăng lên 5 triệu đồng/lượng
- ·Mbappe ra mắt Real Madrid ngày 16/7, phá vỡ kỷ lục bán áo đấu
- ·Gỡ vướng về chính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm khi thực hiện Thông tư 39/2018/TT
- ·Tháng 12 tiếp tục đánh giá năng lực công chức tại một số Cục Hải quan địa phương
- ·Hiệu quả từ mô hình Kinh tế hộ gia đình
- ·Kết quả bóng đá Ukraine 0