会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【du doan bong da hom nay keo nha cai】Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước vẫn còn hạn chế!

【du doan bong da hom nay keo nha cai】Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước vẫn còn hạn chế

时间:2024-12-23 15:18:51 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:462次

co phan hoa thoai von nha nuoc van con han che

Trong giai đoạn 2011-2015, các Tập đoàn, tổng công ty đã thoái vốn đầu tư ngoài ngành được hơn 11.000 tỷ đồng. Ảnh: ST.

Thoái vốn hơn 26.000 tỷ đồng

Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được hơn 11.000 tỷ đồng, nhưng chỉ thu về được 10.742 tỷ đồng. Sở dĩ số thu giảm so với sổ sách là do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thoái 800 tỷ đồng và Tổng công ty Lương thực miền Nam thoái 1,3 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng nhưng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Phân tích nguyên nhân của việc thoái vốn chậm, đặc biệt là việc thoái vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản do quá trình thoái vốn trong lĩnh vực này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tổ chức tuần qua, ông Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cho biết, năm 2001 cả nước có khoảng 6.000 DNNN, đến năm 2011 con số DNNN giảm xuống còn 1.369 DN và tính đến thời điểm 10-2016 cả nước còn 718 DNNN, về cơ bản tập trung tại các ngành, lĩnh vực then chốt. Trong giai đoạn 2011-2015 đã sắp xếp được 591 DN, đạt 96% và cổ phần hóa 499 DN, đạt 93%. Nếu năm 2001, DNNN trải rộng trên 60 ngành, lĩnh vực thì hiện nay chỉ còn rút lại 19 lĩnh vực. Dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vực DN nhưng DNNN có đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, góp phần lớn nhất vào GDP.

Về kết quả thoái vốn tại các DNNN, thông tin từ Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cho thấy, để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả khi thoái vốn Nhà nước tại các DN làm ăn thua lỗ kéo dài, một số cơ chế chính sách đột phá đã được ban hành nhằm hạn chế tối đa thiệt hại, đảm bảo lợi ích cho Nhà nước như: Thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách kế toán, chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận, thoái vốn theo lô, cơ chế thoái vốn theo đặc thù của SCIC… Kết quả là đến nay cả nước đã thoái được 26.222 tỷ đồng (theo giá trị sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng (bằng 1,4 lần giá trị sổ sách). Trong đó, vốn đầu tư ngoài ngành được thoái là 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng và thoái vốn Nhà nước tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối là 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng.

Mặc dù đạt được kết quả khả quan về số lượng, song theo đánh giá, quá trình sắp xếp đổi mới, tái cơ cấu DNNN tiến triển chậm. Tuy đã giảm mạnh về số lượng nhưng DNNN và DN Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước vẫn còn ở không ít ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ, làm cho DNNN chưa tập trung tối đa vào lĩnh vực cần thiết. Tỷ lệ vốn Nhà nước được bán ra sau khi cổ phần hóa và sau khi thoái vốn còn thấp, làm hạn chế đến kết quả thực hiện các mục tiêu đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả DNNN. Tỷ lệ vốn Nhà nước được cổ phần hóa mới chỉ đạt 8% trong tổng số vốn Nhà nước cần thoái tại các DN.

Đến nay, kết quả thoái vốn đầu tư ngoài ngành và tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ còn thấp so với yêu cầu, trong đó, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước mới chỉ thoái được khoảng 42% tổng số vốn phải thoái ra khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm là chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính và bất động sản. Đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản đã thoái được hơn 1.700 tỷ đồng thu về gần 2.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dệt may thoái vốn hơn 1.100 tỷ, thu về gần 1.250 tỷ đồng. Các tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí thoái 365 tỷ đồng thu về 1.140 tỷ đồng, giá trị thoái vốn của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là 3.026 tỷ và thu về được 3.540 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thoái vốn gần 1.500 tỷ đồng và con số thu về là 1.525 tỷ đồng…

“Khu vực DNNN phải nhỏ đi, từng DNNN phải mạnh”

Về vấn đề này, tại Diễn đàn kinh tế 2017 về cơ hội đầu tư trong cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2016-2020, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, so với tốc độ phát triển của nền kinh tế thì việc cổ phần hóa bị chậm, việc giảm số lượng DNNN chỉ về hình thức theo kiểu “bình mới rượu cũ”. Nhiều DN lớn còn có vốn của Nhà nước cao sau khi cổ phần như: Lilama có 98% vốn của Nhà nước, Tổng công ty Hàng không Việt Nam 95,5%, Tổng công ty Xăng dầu 94,99%, Tổng công ty Thép Việt Nam 93,6%, Cảng hàng không 92%…

Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cũng cho thấy, hiện nay có tới 63% DN Nhà nước còn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trong đó có 16% DNNN còn nắm giữ trên 90% vốn điều lệ. Sau khi IPO, Nhà nước còn nắm giữ tới 81% vốn điều lệ tại DN, nhà đầu tư bên ngoài chỉ nắm giữ 9,5%. Nhiều ý kiến của các chuyên gia, đại diện các địa phương cho rằng, tới đây, những doanh nghiệp nào Nhà nước không cần nắm giữ thì khi cổ phần hóa nên bán toàn bộ 100% vốn, đồng thời đề nghị sớm sửa đổi một số quy định hiện hành về cổ phần hóa, tiêu chí phân loại DNNN để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhanh, hiệu quả.

Thông tin về việc thoái vốn tại DN ở 5 lĩnh vực nhạy cảm, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, các Tập đoàn, tổng công ty đã thoái được hơn 11.000 tỷ đồng, nhưng chỉ thu về được 10.742 tỷ đồng, sở dĩ số thu giảm so với sổ sách là do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thoái 800 tỷ đồng và Tổng Công ty Lương thực miền Nam thoái 1,3 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng nhưng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Phân tích nguyên nhân của việc thoái vốn chậm, đặc biệt là việc thoái vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản do quá trình thoái vốn trong lĩnh vực này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Chia sẻ về những khó khăn của việc thoái vốn tại doanh nghiệp tái cơ cấu, ông Dương Thanh Hiền, Phó Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho biết, DATC thực hiện thoái vốn tại các DN tái cơ cấu cho các nhà đầu tư, phần lớn các nhà đầu tư đều muốn mua nguyên lô để đạt được ở mức cổ phần chi phối DN. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg ngày 15-9-2015 về bán cổ phần theo lô, quy định “Bán cổ phần theo lô phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch Chứng khoán”, nhưng khi thực hiện bán cổ phần qua Sở Giao dịch Chứng khoán lại không có quy định bắt buộc phải bán nguyên lô nên đã ảnh hưởng đến việc bán cổ phần của DATC khi thực hiện thoái vốn nguyên lô qua Sở Giao dịch Chứng khoán.

Theo các chuyên gia, bên cạnh những lý do liên quan đến việc xác định giá trị DN kéo dài, chưa có quy định nâng cao chất lượng định giá, một số cơ chế chính sách quan trọng chậm được bổ sung, tỷ lệ vốn Nhà nước tại DN vẫn còn ở mức cao… thì một trong những nguyên nhân cơ bản của việc chậm thoái vốn Nhà nước tại các DN là do người đứng đầu DN trây ỳ, níu kéo. Do đó, cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, chế tài xử lý nghiêm những trường hợp cố tình trì hoãn việc cổ phần hóa, thoái vốn.

Về vấn đề này, cũng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2017. Thủ tướng cũng yêu cầu thời gian tới khu vực DNNN phải nhỏ đi, từng DNNN phải mạnh nhưng hiệu quả phải cao hơn, vốn Nhà nước phải phát huy tác dụng tốt hơn...

Tới đây, Quyết định sửa đổi Quyết định 37/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN sẽ được ban hành. Cùng với đó, Chính phủ cũng sẽ ban hành chỉ thị về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Hy vọng, những cơ chế chính sách đã và sẽ ban hành cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và chế tài nghiêm khắc để xử lý những cá nhân, tập thể cố tình trây ỳ trong cổ phần hóa, thoái vốn sẽ đem lại những thay đổi thực chất trong cho DN này, đồng thời đem lại cho Nhà nước một nguồn lực lớn từ cổ phần hóa, thoái vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác đang cần vốn.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Sợ yêu con gái theo nghệ thuật vì họ đa tình
  • Nâng chất kinh tế hợp tác
  • Có chí làm giàu
  • Trái ngọt trên đất mặn
  • Hướng dẫn thực hiện thông tin và truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia
  • Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học
  • Huyện Thới Bình về đích thu ngân sách Nhà nước 2015
  • Vì bệnh nhân phục vụ
推荐内容
  • Khi nữ nhi yếu 'chuyện ấy'
  • Long Hà trợ lực hộ nghèo xóa nhà tạm
  • Học Bác, ra sức vì cuộc sống bình yên của Nhân dân
  • Bình Phước: Đợt 1, mùa khô 2022
  • Tạo thu nhập cho lao động địa phương từ vốn vay giải quyết việc làm
  • Hành động đẹp cứu người bị nạn của nhân viên quân y