【kq iceland】Lần đầu tiên, Việt Nam kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển
Tham dự Lễ mít tinh có TS. Võ Tuấn Nhân,ầnđầutiecircnViệtNamkỷniệmNgagraveyQuốctếvềKhudựtrữsinhquyểkq iceland Thứ trưởng Bộ TN&MT; ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Con người và Sinh quyển của Việt Nam chủ trì buổi lễ. Cùng tham dự có lãnh đạo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), đại diện UNESCO tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Ủy ban quốc gia Con người và Sinh quyển, đại diện các cơ quan trung ương, Lãnh đạo UBND Thành phố Hải Phòng, đại diện 11 Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam cùng các cơ quan, tổ chức và người dân tại địa phương.
Hành trình hơn 20 năm bảo tồn các khu dự trữ sinh quyển
Phát biểu tại lễ mít tinh Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, khu dự trữ sinh quyển thế giới là danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu vực có giá trị đặc biệt về thiên nhiên và đa dạng sinh học. Kể từ khi được thành lập vào năm 1976 đến nay, mạng lưới khu dự trữ sinh quyển phát triển rộng khắp trên các châu lục của thế giới, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Tại phiên họp thứ 41 (năm 2021), Đại hội đồng UNESCO đã chọn ngày 03 tháng 11 hàng năm là Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển nhằm thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững trên toàn cầu. Năm 2022, ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển lần đầu tiên được tổ chức tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục một lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu; nhấn mạnh đa dạng sinh học chính là nền tảng để con người xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn và các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết các vấn đề toàn cầu về khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế bền vững cho người dân, qua đó giữ gìn hành tinh xanh cho các thế hệ mai sau.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhânphát biểu tại Lễ mít tinh - Ảnh Trần Văn
Tại Việt Nam, năm 2000, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận, ghi dấu mốc Việt Nam tham gia mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới và nền tảng phát triển khu dự trữ sinh quyển. Trong suốt hơn 20 năm qua, hệ thống khu dự trữ sinh quyển Việt Nam đã được phát triển, mở rộng, đến nay Việt Nam có tổng số 11 khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận, trở thành quốc gia có số lượng khu Dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.
Trân trọng ghi nhận thành tựu này, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đánh giá, các khu dự trữ sinh quyển thế giới của nước ta không chỉ là danh hiệu được UNESCO công nhận mà còn đang dần trở thành mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương. Nhiều khu dự trữ sinh quyển sau khi được ghi danh đã trở nên nổi tiếng thế giới, thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan, nhờ đó tốc độ phát triển nhanh hơn gấp nhiều lần, điển hình như Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. “Đây không chỉ dự trữ sinh quyển cho nhân loại mà đây còn được xem là khu dự trữ nguồn sống, dự trữ tương lai sinh tồn và sự phát triển, gắn kết giữa con người và thiên nhiên cho quốc gia sở hữu” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Chia sẻ về công tác bảo tồn gắn với phát triển Khu dự trữ sinh quyển, ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian qua, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà đã triển khai bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả, đúng quy định theo các phân vùng của Khu dự trữ sinh quyển; các dự án trồng rừng, làm giàu rừng được thực hiện đã làm phong phú thêm các thảm thực vật, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường sống cho các loài động vật đặc hữu phát triển.
Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà đã được UNESCO quốc tế ghi nhận thực hiện thành công phương châm “bảo tồn cho phát triển – Phát triển cho bảo tồn” và khung hoạt động “Tư duy hệ thống – Quy hoạch cảnh quan – Điều phối liên ngành - Kinh tế chất lượng” do Ủy ban quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam khởi xướng. Những hoạt động đó, đã góp phần quan trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội thành phố.
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân tham gia chương trình trồng cây để hưởng ứng và thúc đẩy thực hiện “Sáng kiến 1 tỷ cây xanh- Ảnh: Trần Văn
Đưa các Khu dự trữ sinh quyển thành mô hình điểm về phát triển bền vững
Với 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESSCO công nhận, ông Đào Quyền Trưởng - Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao bày tỏ, việc xây dựng khu dự trữ sinh quyển nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn quan trọng nhất mà con người đang phải đối mặt hiện nay, đó là làm thế nào để có thể tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sự thúc đẩy kinh tế - xã hội, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Nhìn nhận rõ những thách thức trong sự cân bằng mối quan hệ này, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chia sẻ, việc quản lý và phát triển các khu dự trữ sinh quyển thế giới còn những tồn tại, hạn chế, việc đạt được mục tiêu vừa bảo tồn, vừa phát triển kinh tế còn gặp không ít khó khăn; đa dạng sinh học ở Việt Nam đang tiếp tục bị suy giảm; một số mục tiêu của chiến lược không đạt mong muốn.
“Thực trạng đó buộc chúng ta phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Chính các khu dự trữ sinh quyển là những “phòng thí nghiệm thiên nhiên” để chúng ta áp dụng cách tiếp cận toàn cầu, các phương thức, giải pháp mới nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững” – Thứ trưởng nói.
Các đại biểu cùng nhau cam kết hành động bảo tồn các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam - Ảnh: Trần Văn
Theo Thứ trưởng, lần đầu tiên việc thành lập, đề cử công nhận, quản lý và bảo vệ môi trường các Khu Dự trữ sinh quyển được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, bảo vệ các khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tại các khu dự trữ sinh quyển, đã có nhiều sáng kiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường được thực hiện và lan tỏa trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển và góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững, thay mặt Bộ TN&MT, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị các cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố có khu dự trữ sinh quyển và các bên có liên quan phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến về giá trị và tầm quan trọng của các Khu dự trữ sinh quyển đối với sự sống của con người và thiên nhiên, đồng thời kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái, tăng cường quản lý và phát huy chức năng về bảo tồn, hỗ trợ và phát triển của các Khu Dự trữ sinh quyển tại địa phương.
Đồng thời, thúc đẩy việc triển khai hiệu quả các quy định về quản lý, bảo vệ môi trường khu dự trữ sinh quyển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban quản lý và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong quản lý bền vững khu dự trữ sinh quyển.
Cùng với đó, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, giáo dục và phát huy các giá trị văn hóa của khu dự trữ sinh quyển; áp dụng các mô hình sinh kế bền vững, thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; xây dựng các khu dự trữ sinh quyển trở thành các mô hình mẫu về phát triển bền vững.
Thống nhất với các định hướng này, GS.TS Nguyễn Hoàng Trí cho biết, việc bảo vệ các khu dự trữ sinh quyển chính là bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Chỉ có nguồn lực con người mới bảo vệ được thiên nhiên, và bằng con đường đó, Việt Nam đã, đang đi và tiếp tục thành công. Thời gian tới, mỗi khu dự trữ sinh quyển sẽ có những sáng kiến riêng để đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng thực hiện cam kết hành động bảo tồn các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Tiếp đó, các đại biểu tham gia chương trình trồng cây để hưởng ứng và thúc đẩy thực hiện “Sáng kiến 1 tỷ cây xanh”.
Việt Nam hiện có một hệ thống bao gồm 11 Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới được UNESCO công nhận, bao gồm: KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ (2000), KDTSQ Đồng Nai (2001, 2011), KDTSQ Quần đảo Cát Bà (2004), KDTSQ đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ Sông Hồng (2004), KDTSQ ven biển và biển đảo Kiên Giang (2006), KDTSQ Miền Tây Nghệ An (2007), KDTSQ Cù Lao Chàm – Hội An (2009), KDTSQ Mũi Cà Mau (2009), KDTSQ Lang Biang (2015), KDTSQ Núi Chúa (2021) và KDTSQ Cao nguyên Kon Hà Nừng (2021). Tổng diện tích của 11 KDTSQ thế giới tại Việt Nam là 4.866.009 ha (chiếm khoảng 14,69% diện tích tự nhiên của cả nước). Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục hướng dẫn đề cử, quản lý các khu dự trữ sinh quyển thế giới, phấn đấu đến năm 2030 có 15 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hạnh phúc của cô gái tật nguyền với chàng trai thành phố
- ·Viettel cung cấp phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến cho Vinamilk
- ·Chủ tịch ECB lo ngại kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng dịch virus Corona
- ·Phản cảm cảnh giẫm đạp lăng tẩm vua chúa
- ·Nghi bị lừa đảo trong xuất khẩu điều nhân: Bộ Công Thương vào cuộc
- ·Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường 2019
- ·Rơi tự do với 'Mặc' của Lê Hữu Hiếu
- ·Đào Phú Thượng huyền ảo trong tranh họa sĩ Còm
- ·Ngân hàng Nhà nước: Giá vàng có thể còn giảm
- ·“Vui xuân mới, rước tài lộc” cùng MobiFone
- ·Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường
- ·Khoảnh khắc đẹp qua ống kính báo chí
- ·Phát hành tem kỷ niệm ngày sinh Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt
- ·Thanh niên Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới
- ·Thế Giới Làm Vườn
- ·Chứng khoán chờ đợi sự hào hứng sau kỳ nghỉ lễ
- ·Anh sẽ thực thi quy định mới về thuế nhập khẩu từ đầu năm 2021
- ·Doanh số bán ôtô tại châu Âu cao kỷ lục trong tháng 10
- ·Doanh số bia rượu giảm, trà bí đao lại tăng vù vù
- ·Tìm thấy cháu bé mầm non bị lạc trong thời tiết giá lạnh