会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận venezia】Bất cập trong trọng dụng và đãi ngộ người tài!

【kết quả trận venezia】Bất cập trong trọng dụng và đãi ngộ người tài

时间:2024-12-28 22:28:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:990次

Hội thảo do Bộ KH&CN phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức chiều 3/7,ấtcậptrongtrọngdụngvàđãingộngườitàkết quả trận venezia tại Hà Nội. Tại hội thảo, những vấn đề như: hiểu thế nào về nhân lực KH&CN; họ làm việc trong lĩnh vực nào, ra sao; nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao như thế nào; cơ chế, chính sách, đãi ngộ và bố trí họ làm việc làm sao để phát huy được hiệu quả, tài năng, năng khiếu của mình… đã thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng và Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh chủ trì buổi hội thảo: Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ. Ảnh: N. Nam
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng và Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh chủ trì Hội thảo "Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ". Ảnh: N.Nam

Xóa bỏ “cào bằng”

Mặc dù tổ chức và nhân lực KH&CN hiện nay rất hùng hậu, nhưng theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ này còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước đặt ra. Một trong những nguyên nhân của bất cập nói trên là chế độ đãi ngộ cho đội ngũ KH&CN còn chưa hợp lý.

TS. Văn Tất Thu - Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết hệ thống thang, bảng lương, đãi ngộ cho đội ngũ KH&CN chủ yếu căn cứ vào thâm niên công tác, chưa chú trọng đến hiệu quả công việc; không phản ánh đúng mức chênh lệch về trình độ chuyên môn cũng như công việc.

GS. TSKH Vũ Minh Giang: Hãy công tâm chọn ra những nhà khoa học có trình độ, xây dựng những nhóm khoa học mạnh và đầu tư thật xứng đáng để có kết quả nghiên cứu tốt. Cần giao cho đội ngũ những người làm khoa học trẻ, tài năng những đề tài lớn và khó. Những nhà khoa học hàng đầu chỉ cần xem và hướng dẫn để họ thực sự phát huy tài năng.
GS. TSKH Vũ Minh Giang: Hãy công tâm chọn ra những nhà khoa học có trình độ, xây dựng những nhóm khoa học mạnh và đầu tư thật xứng đáng để có kết quả nghiên cứu tốt. Cần giao cho đội ngũ những người làm khoa học trẻ, tài năng những đề tài lớn và khó. Những nhà khoa học hàng đầu chỉ cần xem và hướng dẫn để họ thực sự phát huy tài năng.

“Chính sách tiền lương chưa bảo đảm cuộc sống cho người làm KH&CN. Chưa có động viên, khuyến khích họ tích cực, say mê, gắn bó với nghề, tạo ra các sản phẩm KH&CN có giá trị. Chưa thu hút được người có trình độ chuyên môn cao ở lại phục vụ lâu dài trong các đơn vị công lập nhất là trong bối cảnh cạnh tranh, đòi hỏi thu hút nhân tài lớn. Chính sách trọng dụng, tôn vinh những người làm khoa học còn nặng dấu ấn bao cấp, cào bằng, bình quân chủ nghĩa và đồng nhất với chính sách của cán bộ, công chức nói chung”, TS Văn Tất Thu nói.

Cũng theo TS. Thu, hiện nay chúng ta chưa có chế độ đặc thù bổ nhiệm thăng tiến, nâng ngạch bậc, khen thưởng, nghỉ hưu cho các viên chức KH&CN. Hơn nữa cũng chưa có các quy trình thủ tục đơn giản, thông thoáng để đánh giá công trạng và bình xét khen thưởng, phong tặng các danh hiệu nhà nước cho đội ngũ viên chức KH&CN… Do đó, chưa đủ sức khuyến khích, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các nhà khoa học.

Cùng quan điểm nói trên, GS-TSKH Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, không thể ngay lập tức ban hành một chính sách đãi ngộ chung cho tất cả giới khoa học. Tuy nhiên, điều cần và làm ngay được là chúng ta có thể phá bỏ “chủ nghĩa bình quân”.

Ngoài những ý kiến trên, nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, với các nhà khoa học, dù ít hay nhiều hoặc không làm gì nhưng nếu thuộc danh sách biên chế, trả lương của tổ chức KH&CN công lập thì vẫn được ngân sách trả lương. Khi nghiên cứu đề tài, dự án lại được hưởng thêm phụ cấp và đây mới chính là thu nhập chính của đa phần các nhà khoa học hiện nay. Phần lớn cán bộ KH&CN đều tự tìm nguồn kinh phí để thực hiện tự đào tạo. Các nguồn kinh phí để thực hiện chính sách đào tạo và đào tạo lại chưa mang tính cạnh tranh cao nên không có tác động nhiều đến tạo động lực nghiên cứu cho cán bộ KH&CN. Chính vì vậy, cần tạo cơ chế cho các nhà khoa học, ngoài tiền lương tối thiểu bảo đảm thì còn có những thu nhập chính đáng từ việc chuyển giao kết quả nghiên cứu, chuyển giao tài sản trí tuệ của mình; tạo cơ chế sao cho các doanh nghiệp phải tìm đến và dựa vào các trường đại học, viện nghiên cứu để có thể phát triển các công nghệ mới, nâng cao sức cạnh tranh.

Nhân lực chất lượng cao mai một dần

Mặc dù số lượng cán bộ KH&CN cũng như người có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá đông, nhưng Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng thừa nhận, hiện nay tình trạng thiếu hụt đội ngũ làm KH&CN đang diễn ra. Thiếu các nhà khoa học, các tổng công trình sư có trình độ cao và năng lực chủ trì các nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng quy mô quốc gia và quốc tế.

Mô tả ảnh.
GS- VS Nguyễn Văn Hiệu: “Để có nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, bắt đầu từ đâu? bắt đầu tư rèn luyện hiền tài. Cần lưu ý rằng, không phải người tài nào cũng là hiền tài bởi có không ít người tài chỉ lo cho chuyên môn của mình, chỉ lo để có thu nhập cao mà không lo cho xã hội, cho tập thể…Tiêu chuẩn của hiền tài chỉ đơn giản là trung thực, yêu nước sâu xắc, có ý chí làm việc khoa học trong sáng, có năng lực quy tụ xung quanh mình một tập thể khoa học. Khi đã có hiền tài thì cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, nhân lực khoa học chất lượng cao và làm việc đạt hiệu quả cao”.

Theo một đánh giá mới đây của Bộ KH&CN, tình trạng nguồn nhân lực chất lượng cao như học hàm giáo sư, phó giáo sư; các học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học… hiện có xu hướng giảm do các cán bộ khoa học đầu đàn đã lần lượt đến tuổi nghỉ chế độ. Khả năng thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có trình độ tại các tổ chức nghiên cứu triển khai thấp. Các cơ chế đào tạo cán bộ có trình độ cao trong khoa học còn bất cập về chương trình đào tạo, kinh phí đầu tư, hỗ trợ học viên, nghiên cứu sinh, đặc biệt là với các lĩnh vực KH&CN.

Ông Tạ Đức Thịnh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo, việc thiếu hụt và yếu kém về nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho phát triển kinh tế - xã hội ngay trước mắt và xa hơn là sự nghiệp CNH - HĐH mà chúng ta đang theo đuổi.

GS. TSKH Vũ Minh Giang cũng cho rằng, chỉ 5-7 năm nữa, nước ta sẽ thiếu hụt trầm trọng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có trình độ. Nguyên nhân là do “đầu vào” của các trường đào tạo về khoa học cơ bản đang nhạt dần. Thiếu hụt nguồn cán bộ KH&CN trẻ đang là bài toán lớn đối với các tổ chức KH&CN, nhất là lĩnh vực khoa học cơ bản kể cả về tự nhiên và xã hội. Cụ thể như tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay nhận được rất ít hồ sơ đăng ký tuyển sinh từ các trường THPT danh tiếng; và ngành khoa học xã hội nhân văn lại càng giảm hơn.

GS- VS Nguyễn Văn Hiệu nhận định, trong bối cảnh hiện nay, chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN là một trong những chính sách cốt yếu để đưa đất nước tiếp tục phát triển. Các cơ quan chức năng quản lý đã nhìn thấy rất rõ sự thiếu hụt nhân lực thực sự cho KH&CN nhưng vẫn còn “mênh mông”. Việc xây dựng đội ngũ nhân lực KH&CN đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ khoa học lớn, cần thiết nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội - làm được điều đó là đã đáp ứng đước yêu cầu của nhà nước đặt ra. Đội ngũ đó phải là một hệ thống, bao gồm các đơn vị KH&CN xuất sắc, liên kết, gắn bó hữu cơ, cùng nhau hợp sức để thực hiện các chương trình KH&CN.

 Theo thống kê của Bộ KH&CN, đến nay cả nước có khoảng 1.513 đơn vị, tổ chức KH&CN, trong đó có 1.001 tổ chức ở Trung ương, 512 tổ chức ở địa phương. Số người làm nghiên cứu KH&CN trong các tổ chức đó có khoảng 60.534 người và phân chia theo 5 lĩnh vực khoa học: xã hội và nhân văn, tự nghiên, y - dược, nông nghiệp và kỹ thuật, công nghệ. Trình độ cán bộ KH&CN thời gian qua đã được cải thiện đáng kể theo xu thế, tỷ trọng cán bộ trình độ cao tăng nhanh. Số lượng tiến sỹ, thạc sỹ đến hết năm 2011 đã tăng gần 10 lần so với năm 1996.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Bamboo Airways khai trương liên tiếp 3 đường bay mới trước thềm nghỉ lễ 30/4 – 1/5
  • Khoáng nóng Onsen Quang Hanh
  • Ai Cập tìm cách thu hút 13
  • Bayern Munich tích cực tìm kiếm các nhà tài trợ ở Trung Quốc
  • Căn hộ Imperia Sky Garden: Giá trị của yếu tố xanh
  • Anh bị cáo buộc gây thất thoát thuế EU, phải đền bù 2 tỷ euro
  • Anh để ngỏ khả năng trở thành "thiên đường thuế" sau Brexit
  • Vụ bê bối thịt bẩn Brazil: Xuất khẩu của Brazil có nguy cơ suy giảm khoảng 3,5 tỷ USD
推荐内容
  • Phó Chủ tịch Bamboo Airways: 'Đầu tư bền vững là chiến lược phát triển xuyên suốt của hãng'
  • Xuất khẩu hành, tỏi tăng 360% nhưng chưa thoát cảnh “được mùa rớt giá”
  • Triển vọng tăng trưởng năm 2023 dự báo kém khả quan
  • Dấu ấn Diageo Việt Nam trên hành trình cùng cộng đồng vượt qua đại dịch
  • 3 thách thức lớn chờ đón môi giới bất động sản
  • Ứng xử thông minh “trị” thói coi thường vợ của các ông chồng